Dịch học họ Hùng/Bài 29

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG . bài 29


14 – Cặp Quẻ: Đông – Đủ[sửa]

Dich 291.jpg


Đối chiếu với cặp Quẻ Trung phu tiểu quá ta mới hiểu đầy đủ trọn nghĩa về 2 cặp quẻ:

Trung phu tiểu quá: nghĩa là với sự tin tưởng trong lòng thì chỉ một số ít vượt qua được, từ phần trước ở cuốn sách này ta đã biết một chế độ xã hội phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp, với sự tin tưởng trong lòng không thôi thì chỉ một số ít người chấp nhận được sự chuyển đổi xã hội sang chế độ cao hơn, lý tưởng hơn khi tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa cho phép.

Với cặp quẻ Đông – Đủ hay xếp ngược lại là Đủ – Đông hàm ý khi đã hội đủ điều kiện vật chất kỹ thuật thì sự chuyển đổi mới có thể được số đông chấp nhận.

Đại quá nghĩa là đại đa số chấp nhận chuyển biến xã hội.

Thí dụ: không thể công hữu hóa tài sản để đại sản xuất khi chưa tự động hóa, mọi thiết bị hoạt động trong nền kinh tế.

Trong trường hợp này chỉ có một số ít là “cán bộ” … chịu chấp nhận mà thôi... còn với số đông tức đại đa số dân chúng thì phải đợi khi hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật thì mới có thể tiến hành công hữu hóa được.

Vế trên là: Trung phu - Tiểu quá

Vế dưới là: Di – Đại quá

Hay Đủ – Đông (Đông đủ)

A – Quẻ Đủ = Tranh / Phong (đầy)

Quẻ đủ về ý nghĩa giống như quẻ Di trong Dịch Trung Hoa. Di là nuôi… nghĩa là chưa đủ điều kiện phải vỗ nuôi cho lớn thêm lên.

Nhưng cấu tạo 2 quẻ khác hẳn dịch học người Tàu là: Sơn lơi di, còn Trạch phong lại là: Quẻ tiểu quá.

Trạch là cái hồ để chứa nước, còn phong về vật chất là gió là cái cây nhưng về hành động Quẻ Phong lại chỉ sự giao lưu, truyền thông. Trạch trên phong tượng là cái hồ thông với sông, nhiệm vụ của nó là trữ nước lấy từ sông để điều hòa dòng chảy, thánh nhân lấy tượng tích nước cho đầy hồ ra quẻ đủ, hay đầy.



a) Lời Quẻ:

Di – Trinh cát – Quan di – tự cầu khẩu thực

Vỗ nuôi, bồi bổ – là chuyện cả đời, tốt thôi vì đấy là lẽ tự nhiên. Nhìn cách nuôi dưỡng, có thể xác định được kẻ tốt, người xấu, tiểu nhân hay quân tử.

Bậc trưởng nhân phải tự nuôi lấy mình, hay tự kiếm sống không sống nhờ vả ai cả.

Không phải chỉ là chuyện cá nhân, ngay quốc gia cũng vậy, muốn được người trọng thì phải tự lực cánh sinh mà thôi, cứ anh cả chị cả… mãi thì chẳng ai coi mình ra gì.

b) Lời tượng

Di Quân Tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.

Vì chưa tới mức nên còn phải nuôi, vỗ nuôi cho lớn thêm nữa mới được. Tình thế chưa chín mùi, tức thời cơ chưa tới đâu, đừng nói quá, đao to búa lớn để mang tiếng nổ, nói khoác, phải tiết ẩm thực là vẫn còn phải dành dụm, chắt bóp, để đầu tư phát triển chưa tới lúc hưởng thụ đâu mà sáng say chiều xỉn.

c) Lời Hào:

c.1) Hào Sơ

Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa đi hung.

Đánh mất tư cách của mình, nhìn chằm chằm vào miệng người ta ăn xấu.

Đói cho sạch rách cho thơm, có đói chết cũng phải giữ tư cách của mình, nhìn chằm chằm vào miệng người ta ăn, ở đây không phải chỉ nói chuyện ăn đâu, ở đời trâu buộc ghét trâu ăn, thấy ai hơn mình thì lồng lộn lên, tư cách như thế hung là phải.

c.2) Hào nhị:

Điên di phất kinh vu khâu, chinh hung dã

Lối kiếm ăn ngược đời, chỉ biết xin viện trợ của nước giàu, nếu có chiến tranh chết đói là cái chắc.

Viện trợ chỉ có thể cứu đói, làm sao có thể tích lũy xây dựng cơ sở vật chất bằng đường đi xin… ở đời đâu có ai cho không? dại dột đi đổi chủ quyền quốc gia lấy một đống đồ ve chai đồng nát…, không những không có tư cách mà còn là sự ngu đần, kém trí không biết tính toán.

c.3) Hào Tam:

Phất di, Trinh hung, thập niên vật tuất, vô du lợi.

Làm ăn gian dối, cứ như thế mãi sẽ gặp nạn, nguy hiểm.

Cả thời gian dài cũng không ngóc đầu lên được, chẳng có gì là lợi nữa.

Trên thương trường uy tín là điều tối cần thiết, làm ăn gian dối chỉ được một thời gian thế nào cũng bể, đã mất uy tín rồi thì coi như tàn đời, không thể khôi phục lại được đâu. Chẳng còn là ăn gì được nữa.

c.4) Hào Tứ:

Điên di, cát, Hổ thị Đam đam, kỳ dục trục trục, vô cữu.

Tích lũy bằng sức lao động của người dân, tốt (không phải đi xin viện trợ) luôn tìm cơ hội với khát vọng vươn lên cháy bỏng, không lỗi gì.

Ít khi nào có nghịch lý: trái lẽ thường mà lại tốt như hào từ này.

Tự lực, tự cường cũng là chuyện hiếm trong một thế giới chỉ ngửa tay chờ viện trợ.

c.5) Hào Ngũ:

Phất kinh cư trinh cát, bất khả thiệp đại xuyên

Mất chí tiến thủ, bằng lòng với cái hiện có như thế thì tốt thực nhưng không thể nên đại sự.

Hào ngũ là ngôi tôn, ngôi tôn phải biết lấy sơn hà xã tắc làm trọng, còn cái ngai của mình có đáng gì, quốc gia đã phú cường chưa, nhân dân đã sung sướng chưa? Mà đã thỏa mãn, cốt bo bo giữ ghế thôi à? Chí như thế đâu có xứng với ngôi.

c.6) Hào Thượng:

Do di, lệ, cát – lợi thiệp đại xuyên

Muôn dân trông chờ vào mình, coi thường hiểm nguy, rồi sẽ tốt đẹp trách nhiệm và ý chí như thế chắc làm nên chuyện lừng lẫy năm châu bốn bể.

B/ Quẻ Đông = Sơn/ Lôi

Quẻ này tương cận với Quẻ Đại Quá, tức số đông nhưng cấu tạo thì khác.

Trạch phong :đại quá

Sơn Lôi :Đông (số)

So sánh với Quẻ ít hay Tiểu quá ta mới hiểu:

Lôi Sơn = Tiểu Quá

Sơn Lôi = Đại Quá

Động trên Đỉnh núi chỉ một số ít người vượt qua được (Lôi – Sơn)

Động ở dưới chân núi, thì số Đông qua được.

Trạch phong đại quá như Dịch học của Tàu thì … không hiểu.

a) Lời Quẻ:

Đại Quá, đống mạo, lợi hữu du vãng, hanh.

Quẻ đại quá hay số đông, áp lực buộc phải chuyển đổi đã quá lớn đến cây cột chống muốn cong lại, phải thay đổi thôi mọi việc trôi chảy.

Trình độ kỹ thuật, máy móc đã bước quá xa, mà chế độ xã hội không cải cách theo, nên áp lực buộc thay đổi đã trở nên lớn tới mức muốn bùng nổ cách mạng. (đống nạo)


b) Lời tượng

Đại quá , quân tử dĩ độc lập bất cụ, độn thế vô muôn

Đại quá hay Quẻ số đông.

Bậc trưởng nhân đứng một mình không sợ, ẩn cư không buồn.

Lời tượng phát triển ý: Đại quá là hùa theo nhau của đám đông, tình thế đã bắt phải thay đổi lúc đó mới chuyển động, như vậy là luôn luôn chậm hay bất cập, làm phí hẳn một thời gian, bậc trưởng nhân suy nghĩ độc lập không hùa theo số đông, nếu bọn chúng tẩy chay mình vì sự trái ngược khiến mình phải ẩn cư trốn đời cũng chẳng phiền muộn gì.

Xã hội nào cũng luôn luôn có một số đông phàm tục và một số ít cao trọng. Thường là những lời trái tai sẽ bị số đông bài bác nhưng bậc trưởng nhân không hề thay đổi lập trường, cùng lắm là ẩn thân vui với thiên nhiên để chờ thời, tức chờ khi đám đông tỉnh ngộ khẩn cầu mới ra tay cứu vớt.

c) Lời Hào

c.1) Tạ dụng bạch mao vô cữu

Lót đệm mà dùng cỏ trắng, không lỗi.

Sự bùng nổ cách mạng của quần chúng rất dễ trở nên quá khích, quá trớn lúc ấy thực vô cùng tai hại, đập hết, đốt hết tổn hại không sao kể xiết, để tránh việc này xảy ra những người có trách nhiệm phải hết sức khôn khéo, mềm dẻo, tránh sự chọc tức, khiêu khích đám đông.

c.2) Hào nhị

Khô dương sinh đề, lão phu đắc kỳ nữ thê, vô bất lợi.

Đời sống tinh thần, đạo đức và đời sống kinh tế vật chất thường bước song đôi nhịp nhàng, trường hợp hào nhị này đời sống đạo đức, tinh thần tiến lên trước (lão phu), sau đó khá xa đời sống vật chất mới được nâng lên (kỳ nữ thê) đạt được như thế thì không gì là không lợi.

c.3) Hào Tam

Đống nạo – Hung

Đã đến thời điểm phải chuyển đổi nhưng chưa khởi động nên áp lực đè nặng ghê gớm, cột nhà tượng trưng cây cột chống đỡ cho chế độ đã chịu không nổi nữa rồi, thay đổi ắt phải tới thôi.

c.4) Hào Tứ

Đống long, cát, hữu tha, lận

Cột nhà dựng đứng, tốt lắm, ý nói cán bộ cấp cao, cấp trung và cấp thấp đều tốt, sức chống đỡ của cái cột rất khỏe nên tốt lắm.., còn với bên ngoài nhà mình, đành chịu thẹn không làm sao giúp được cả thiên hạ.

c.5) Hào ngũ

Khô dương sinh hoa, lão phu đắc kỳ sĩ phu, vô cữu, vô dự.

Cây khô bỗng sinh hoa, bà lão được chồng trai trẻ, không lỗi, không vinh dự gì.

Tâm bất cập trí, khoa học, kỹ thuật đã bước xa lắm, đạo đức lương tâm mới chuyển biến theo (bà lão lấy chồng trẻ) thực không vinh dự gì, vì đã không nhận ra sự bất cập này chỉ khi đã bị dồn tới chân tường mới phản ứng mà thôi.

c.6) Hào thượng

Quá thiệp, diệt đính, hung vô cữu.

Vượt sông lội ngập đầu, nguy hiểm nhưng không có lỗi.

Làm cách mạng mà không thông hiểu và nắm vững tình hình, không rõ thời cơ và tương quan đôi bên để đến độ rơi vào cảnh nguy nan (ngập đầu) xấu vô cùng nhưng không lỗi vì ý tốt chỉ tại trí chưa đủ mà thôi.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.