Dịch học họ Hùng/Bài 8

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG. bài 8

    • 8**


- 1. Tổng quan về Lạc đồ.[sửa]


Hiện nay nhiều học giả cả đông lẫn Tây thường cười nhẹ nhàng hóm hỉnh về quan niệm trời tròn đất vuông của Dịch học, và phương Tây rất hãnh diện với việc Galliléo “Tuẫn đạo” khi công bố trái đất tròn cách đây vài trăm năm; có thực tiền nhân ta cho là đất hình vuông?

Người Việt vẫn gọi từ xưa đến nay là Bầu trời và Trái đất hay Quả đất; Bầu nghĩa là Hình cầu, Bầu biến âm thành Bào- bao , bầu trời nghĩa là trời hình cầu bao bọc quanh ta, còn với từ trái đất cũng hình cầu nhưng rất nhỏ nhắn so với “Bầu trời”

Khái niệm Trời tròn đất vuông của Dịch lý là quan niệm triết học không phải là ý niệm vật lý.

Trời là ý chí, đất là bản năng

Trời là Đức, đất là Tài

Trời là Đức độ, Đất là Lý trí

Trời là Minh triết, đất là Khoa học

Đó là vài thí dụ để hiểu ý mệnh trời tròn đất vuông trong Dịch học.

Lạc đồ là đồ hình không thời gian có thể gọi là không thời đồ

-Người xưa lấy chính mình làm trung tâm và bổ cái gọi là “Bầu trời” bằng 1 lát cắt theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Ta có đồ hình thời gian như sau:



Số 7: Ban sáng – Mùa Xuân

Số 9: Ban trưa – Mùa Hạ

Số 3: Ban chiều – Mùa Thu

Số 1: Ban đêm (tối) – Mùa Đông

Đó cũng là 4 bên của mặt phẳng đứng.

Số 7: bên Mục, số 9 bên trên.

Số 3: bên chiều, số 1 bên dưới.

Quan hệ vật lý giữa Trời và Đất được cố nhân mô tả rất bình dị, giản đơn: trời như cái chén, cái bát úp lên mặt đất vì vậy mới có cụm từ dưới gầm trời hay thiên hạ tức lãnh thổ con người ta có thể với tới được, nó luôn luôn được quan niệm là 1 hình vuông (hoàn toàn khác với nghĩa mặt đất vuông) có 4 góc tiếp xúc với vòm trời, chính 4 điểm tiếp xúc đó là 4 mốc giới, 4 gốc chuẩn của lãnh thổ, bản thân từ Quốc xuất phát từ chữ góc của Việt Ngữ.

Góc à Gốc à Quốc

Quan niệm này xuất phát từ đồ hình:



Ta có 4 góc biểu diễn bởi 4 tượng số 2 – 4 – 6 – 8, khi ghép 2 mặt phẳng dọc và ngang trên vào 1 đồ hình ta có: Lạc đồ

          Trên
      2---- 9----4
Đông 7--- -5--- -3 Tây
     6- ---1--- -8
          dưới

2 tượng số: 1 và 9 định ở đỉnh trên và dưới thì hầu hết người nghiên cứu Dịch lý chấp nhận nhưng số 3 và 7 thì nhiều bản vẽ trái nhau mà không thể nào định được đúng sai.

Riêng với Dịch học họ Hùng vì mọi việc rõ ràng: Tiền nhân người viết đã dạy con cháu học Dịch bằng ca dao tục ngữ; việc xác định vị trí 2 số 7, 3 nằm trong câu: (3) chìm, (7) nổi, (9) lênh đênh. Chìm là hướng mặt trời lặn, nổi là mặt trời mọc, số 9 lênh đênh là thiên đỉnh

2- ý nghĩa thứ nhất của Lạc đồ

Dịch học nút thừng của Tàu phân ra số cơ và ngẫu hay chẵn và lẽ; số lẻ màu trắng, số ngẫu màu đen… việc này xin miễn bàn vì Dịch học họ Hùng không phân tượng số ra trắng và đen vì các nút số là nút giây thực, việc biến thành ký hiệu tức hình vẽ là sản phẩm đời sau, đã là nút giây thực sự thì làm gì có tô đen hay để trắng.

Ta có Hình vuông với 4 cạnh thể hiện con người sống trong trời đất và xã ḥội:

xem hình trên.

- số 1 là Chắc = xác chỉ con người vật chất, 1 sinh vật y như những giống loài khác vậy.;chắc cũng chỉ phần nền tảng, dãy số 6-1-8 chỉ cái nền vật chất của cuộc sống.

- số 9 là đinh = đỉnh chỉ cái cao qúy tột đỉnh làm cho con người vượt trên mọi sinh vật là chủ nhân của mặt đất., được như vậy là nhờ ở cái đầu, óc là cơ sở vật chất của hoạt động tinh thần, dãy số 2-9-4 tượng trưng cho năng lực trí tuệ.

-số 2 là là óp; chỉ mối tương quan giữa ta và người khác hay giữa ta với cộng đồng, là tình người, óp = loảng nói lên tình cảm giưã người và người tự nhiên không xâu đậm gì cho lắm hay rất lợt lạt thậm chí thời hoang dã người ta còn có thể ăn thịt cả đồng loại

- số 4 là cang, cứng; nhờ có đầu óc mà ta hiểu biết tự nhiên vận hành theo quy luật, đấy là LÝ, lý thì khách quan không thay đổi được nên gọi là cứng.

- số 6 là canh nghĩa là cô đặc, về mặt xã hội ta gọi là cố kết lại, sự liên kết giữa người và người càng chặt vì tình cảm càng ngày càng sâu đậm hơn, người là loài sinh vật hội xã, xuất phát từ tính bầy đàn tự nhiên với sự vun đắp chủ động có mục đích dần dần hình thành tính Xã hội và nó đã trở thành bản tính... khiến con người không thể chịu đựng được sự cô lập, tách biệt với cộng đồng

- Số 8 là can biến, biến là thay đổi tự nhiên theo chiều có lợi cho cuộc sống của con người, sử dụng những gì sẵn có trong tự nhiên để phục vụ cho mình, trước tiên chỉ với sức vóc của chính mình và đôi tay sự tác động vào tự nhiên của con người rất hạn chế, dần dần bằng sự nhận xét- tổng kết con người nhận ra các quy luật vận động và với đầu óc sáng tạo con người chế ra các công cụ ban đầu chỉ là tiếp sức, Tăng cường khả năng các cơ phận của chính thân thể đến ngày nay con người đã làm chủ cả một lực lượng khổng lồ các cơ giới, lực lượng ấy biến đổi hẳn bộ mặt của địa cầu.

- Số 3 là nhũn hay nhún;

Quy luật là khách quan, là cứng rắn không thay đổi là ý chỉ cuả số 4, ta không thể chỉ với ước muốn chủ quan mà thế giới thay đổi, muốn biến đổi thì phải hành động, muốn hành động có kết qủa thì điều đầu tiên ta phải tuân thủ các quy luật của tự nhiên, điều này dịch học gọi là nhún, tuân thủ để lợi dụng là điều mà dịch học dạy ta như ta không thể nào bắt nước chảy ngược lên trên, ta phải tùng phục luật nước chảy xuống thấp này một cách vô điều kiện thì mới có thể lợi dung sức nước để tưới tiêu và chạy máy phát điện đó chính là luật Tòng- cách của dịch học.

-Số 7 là tâng hay tưng nghĩa là đi lên; nâng lên.

Ta đã biết sự liên kết vô hình giữa người và người không phải tự nhiên mà xâu đậm, muốn tăng thêm tính bền vững và sự ổn định của cộng đồng không còn cách nào khác là vun đắp tình cảm đấy là ý của số 7;tâng đi đôi với bốc chỉ việc đưa lên, lực cố kết số 6- canh hay liên kết càng mạnh thì đòan thể càng có thể phát triển lớn hơn tạo nên một sức vóc lớn hơn trong cuộc đấu tranh sinh tồn.và thăng tiến.

Tóm lai:' '

Số 2 và số 4 dạy ta phải thăng bằng luôn thấu lý đạt tình.

Số 6 và số 8 chỉ dẫn hai việc phải làm đồng thời: vừa khai thác –cải tạo tự nhiên vừa củng cố xã hội

Muốn khai thác tự nhiên phải theo đúng các quy luật vận động của tự nhiên đó là ý của số 3- nhún

Muốn củng cố để xã hội bền vững phải vun đắp tình cảm cho mọi thành viên của cộng đồng, vun đắp là ý của số 7 –tâng.

3. Ý nghĩa thứ nhì của Lạc đồ

Số 5 tượng trưng cho con người đang sống, cụ thể không mơ hồ, mỗi 1 sinh mệnh đều là 1 trung tâm của vũ trụ, là chủ thể trong mối tương quan với môi trường, môi trường sống được tượng trưng bởi vòng tròn ngoại tiếp với hình vuông có 4 góc tiêu biểu bởi 4 số chẵn 2, 4, 6, 8.

4 số lẻ 1, 7, 9, 3 cùng với số 5 tạo thành chữ thập 1 tâm 4 cánh.

a. Trục tung cấu tạo bởi 3 số: 1 – 5 – 9

Trục tung tượng trưng cho đời sống vật chất và tinh thần; các số 1 và 9 diễn tả mối liên hệ bên trong của bản năng, dục vọng, (1) và ý chí đạo đức (9), văn minh tức cán cân 1 bên là bản năng 1 bên là ý chí nghiêng dần về phía ý chí, con người biết chia xẻ vì hiểu rằng chỉ có hạnh phúc chung chứ không có hạnh phúc cho sự độc hữu, thực ra bản năng hay sinh lý là những gì rất tự nhiên, nhưng không thể thoả mãn nó 1 cách tự nhiên…; ở đây bản năng phải phục tùng ý chí đạo đức để nếu không thể chia xẻ thì ít ra cũng công bằng với tha nhân.

b. Trục hoành cấu tạo bởi các số: 7-5-3

Trục tung thể hiện mối tương quan nội thân còn trục hoành thể hiện mối tương quan với môi trường, 1 bên là môi trường tự nhiên chỉ định bởi số (3) ở phương Tây bên kia là môi trường xã hội chỉ định bởi số (7) ở phương Đông.

Lý tưởng của cuộc sống là thực hiện nhân chủ, cụ thể là: Làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên và làm chủ xã hội.

Số (3) tiếng Việt là Bá, Bạ, Bấu nghĩa là dựa trên, tựa vào, lấy thiên nhiên làm điểm tì, của cải vật chất cung phụng cho đời sống con người đều lấy từ cõi tự nhiên làm chủ tự nhiên là thấu hiểu các quy luật vận động của nó và lợi dụng được nó phục vụ cho mình.

Tri thức về giới tự nhiên ngày càng lớn, của cải vật chất ngày càng dồi dào giúp con người dễ dàng chủ động tổ chức lại xã hội theo hướng tối ưu cho hạnh phúc của cả cộng đồng.

Sự chuyển động này chính là sự thăng tiến xã hội mà ý nghĩa đã gói gọn trong tượng số (7); bẩy là nâng lên (đòn bẩy)

Thâm ý của tiền nhân khi tác dịch nằm ở chỗ: 1 bên bá (3), 1 bên bẩy (7) dựa vào các tiến bộ trong mối tương quan con người – tự nhiên để cải tiến mối tương quan con người – con người

Đấy là 1 công thức không thể đảo ngược.

Các sử gia Trung Hoa thời cổ đã vận dụng 4 góc của Lạc đồ vào lịch sử, 4 góc thành ra 4 triều đại lớn kế tiếp nhau chiếm trọn thời kỳ Vương Quốc cổ đại

Số 2: Hai là nhà Hạ hay Hạ Quốc.

Số 6: Lục = màu xanh: Thương là nhà Thương

Số 4: Tư là Tây là Chiêu là Chu chỉ Vương triều Chu

Số 8: Việt Ngữ là tám là Xám, xẫm là màu đen của phương nước hay Thuỷ chỉ Vương triều Tần (vì cớ này người Tàu vẫn được gọi là xẫm hay xẩm).

Khi phối hợp 2 mặt phẳng trong 1 đồ hình rõ ràng từ thời Thái cổ, người họ Hùng đã có quan niệm không gian 3 chiều mà tiếng Việt gọi là 3 bề: bề cao, bề rộng hay ngang và bề sâu phối hợp với 1 chiều chuyển động của thời gian đi từ Đông sang Tây, mục sang chiêu như vậy rõ ràng ta đã có 1 đồ hình không thời gian 4 chiều không khác gì không gian của Einsten ngày nay.

- ++++++++++

Tổng luận về HÀ-LẠC: Hà Thư - Lạc Đồ là thế giới quan của người họ Hùng, nó được trình bày bằng hệ ngôn ngữ tối cổ gọi là ngôn ngữ “chục con” hay “thập can” và chỉ có tổng số 10 từ là 10 chữ nút số hay kết thằng; Ngày nay khi thiết lập nền Dịch học thống nhất thì Dịch học tượng số hay chữ nút thường đứng vị trí đầu bảng; tiêu biểu thời văn minh con người mới khải phát Tuy đơn giản quá ngắn gọn nhưng tìm hiểu cho thấu đáo ý nghĩa của nó thực không dễ chút nào;càng tìm hiểu càng thấy thâm sâu mỗi ngày mỗi thấy ý nghĩa mới hầu như sức chứa của 2 đồ hình này là vô hạn.

Một kết qủa bất ngờ khi tìm hiểu HÀ THƯ-LẠC ĐỒ là sự xác định nguồn gốc và thành tựu văn hóa VIỆT NAM.

Thập can trong HOA ngữ không là một hệ thống vì nghĩa các từ không kết thành 1 ý trọn vẹn nào, trái lại khi kết nối thập can âm Việt ngữ với Hà thư-Lạc đồ lại cho 1 thể hoàn chỉnh về ngữ nghĩa diễn đạt một nền minh triết và khoa học vô cùng cao thâm khiến ta không thể nói khác được là: cả THẬP CAN và HÀ THƯ- LẠC ĐỒ đặc biệt là chữ KẾT THẰNG hay NÚT THỪNG đều là thành tựu trí tuệ TUYỆT VỜI của cổ nhân người VIỆT.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.