Dịch học họ Hùng/Bài 20

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học bài 20


5. Cặp quẻ: Lý – Nhí (nhỏ) hay Ly – Ty[sửa]


Cặp Quẻ này nói lên điều gì?

Khi còn phải dùng lý lẽ để phân phải trái, đúng sai với người tức sự bao dung của bản thân còn bé nhỏ, lòng nhân từ còn hạn hẹp nên còn phân biệt Ta – Người .

còn một ý nữa, xã hội hay cộng đồng luôn song song 2 dòng tiến hóa. Dòng sinh và dòng khắc. Ở dòng khắc Dịch học dạy bậc trưởng nhân phải “vô vọng để đại súc” tức sự bao dung vô bờ, vô vọng và đại súc là một cặp Quẻ, nếu đối chiếu với cặp Quẻ Lý – Tiểu Súc tên gọi theo Hán ngữ của cặp Quẻ Lý – nhí này ta mới hiểu trọn ý của Dịch học, lý – nhí là chủ trương ở dòng sinh, một đàng là lý tưởng của một đàng là bình thường, cả 2 song hành tạo nên sự tiến hóa xã hội. Đặc biệt 2 dòng diễn biến một cho bên trong lòng mình, lúc nào bậc trưởng nhân cũng phải quyết tâm đi theo nhưng với xã hội lại phải theo dòng sinh; lầm lẫn trong ngoài là một đại họa.

A – Quẻ Lý = lẽ = phong/thiên

Lý, lẽ chi phối mọi biến chuyển trong vũ trụ, ở khắp mọi nơi, nhưng mắt không nhìn thấy, chỉ cảm nhận được như là gió ở trên trời vậy.

a) Lời Quẻ: Lý: Hổ vĩ, bất diệt nhân, hanh.

Hổ là con hổ, hổ cũng là sự sáng suốt văn minh tượng của quẻ Ly, đi theo Hổ tức là theo khoa học không đi càn hay làm việc gì cũng phải có lý lẽ để tránh thất bại thảm hại (bất diệt nhân), hợp quy luật dĩ nhiên là hanh thông

b) Lời Tượng: Lý: Quân tử dĩ biện Thượng hạ định dân chí.

Lý lẽ để phân biệt đúng sai, phải trái, điều quí trọng điều hèn hạ.

Ở đây ta hiểu lý là đức sáng suốt, sự thông minh, hiểu được cái lẽ của tự nhiên, cái nên hay không nên làm trong cuộc sống, điều tốt, cái đẹp là “thượng”, xấu xa là “hạ” đã biện biệt được ắt chí của con người sẽ hướng thượng, hướng đến chân thiện mỹ, như vậy Dịch học gọi là định dân chí.

Cặp quẻ Lý và Tiểu súc trong Dịch học họ Hùng và Dịch học của người Tàu khác nhau nhiều lắm, từ kết cấu tạo quẻ đến lời Quẻ, lời hào đều đảo lộn, ý nghĩa tên Quẻ cũng hiểu khác nhau, như Lý thì Dịch học họ Hùng hiểu là sự thông hiểu, sáng suốt như ánh sáng phát ra từ ngọn lửa, tức Quẻ Ly-Lửa; còn Dịch học Tàu lại hiểu: Lý là dẵm lên… nên phát tán ý nghĩa Lý Hổ vĩ là Dẵm lên đuôi cọp…

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ: Tố Lý – vãng cát,

chân chất thật thà cứ thế mà sống, trời sẽ cho thằng dại ăn củ từ.

c.2) Hào Nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát

Lẽ tự nhiên là con đường bằng phẳng, chân chất, giản dị, bình thản mà đi thì không lầm lỗi, đầu óc giản đơn chẳng cần suy nghĩ phức tạp, không mưu sâu kế hiểm, ngay thẳng mà đi mãi cũng chẳng sợ lầm lỗi gì. Thực là tốt.

c.3) Hào Tam: diếu năng thị, Bả năng lý, Lý Hổ vĩ diệt nhân, Hung, vũ nhân vi vu Đại Quân.

Đi sau con Hổ, cắn người ý nói dùng trí tuệ sự hiểu biết khoa học để hại người.

Chột mà đòi nhìn rõ, què mà đòi đi nhanh, kẻ võ biền mà đòi làm vua. Xấu lắm.

Hào từ hào này tương tự câu: sức yếu mà đòi gánh gánh nặng, đức mỏng mà ở ngôi cao. Tất cả đều mắc nạn… Quá cỡ hay vượt quá sức mình. Đòi hỏi quá cao so với khả năng chắc chắn sẽ thất bại.

c.4) Hào Tứ

Lý: Hổ Vỹ – Sách sách – chung cát.

Theo sự dẫn dắt của lý luận, khoa học, nhưng phải luôn cẩn trọng, cảnh giác coi chừng mắc bệnh “duy lý” được như thế tốt mãi về sau.

Khi lý luận xa rời thực tế nếu không biết kiểm chứng để chỉnh lý đích thực là đã rơi vào sự duy lý, một câu ngắn gọn không phải nói chơi đâu mà trả giá bằng hàng triệu sinh mạng đấy.

Cả tỉ con người đã bị cầm tù bởi chính mình, đang vùng vẫy thoát khỏi sự vong thân, đánh mất chính mình này .

c.5) Hào ngũ: Quyết lý – trinh lệ.

Quyết đoán, kiên định nhưng phải luôn cảnh giác với chính mình, coi chừng trở thành độc đoán, độc tài.

Hào ngũ là ngôi vị của thủ lãnh, của vua chúa không còn ai cao hơn mình để mình dè chừng…

Xe không thắng mà phóng hết tốc độ thì khó tránh khỏi tai nạn thảm thương.

Quyết đoán là phẩm chất người lãnh đạo, đã quyết rồi thì kiên định lập trường không nay ngả mai nghiêng. Nhưng chính mình phải luôn răn mình … biết lắng nghe, đi tìm sự phản biện để kịp thời chỉnh lý nếu không coi chừng trở thành tội nhân thiên cổ.

c.6) Hào Thượng

Thị lý khảo tường, kỳ toàn nguyên cát.

Tổng kết thực tiễn thành lý luận.Hoàn chỉnh từ gốc còn gì tốt bằng.

Thực tiễn giúp ta xác định các mối tương quan, tổng kết thành định luật, tổng các định luật tạo thành hệ thống lý luận, lý luận trở thành cơ sở giúp hoàn bị mọi việc từ lúc khởi đầu, như thế còn gì tốt hơn.

Cụ thể như tổng kết, thực tiễn cách mạng thành lý luận cách mạng, lý luận cách mạng lại chỉ đường cho hành động cách mạng tiếp theo, đó chính là kỹ toàn nguyên cát.

B – Quẻ: nhí (nhỏ) = Thiên/ Trạch

Có sự đảo lộn giữa Dịch học họ Hùng và Dịch học của người Tàu, nếu dùng Hán Văn thì Dịch học họ Hùng tạo quẻ trùng bằng 2 quẻ đơn như sau:

Thiên trạch = tiểu súc, phong thiên = lý,

Còn dịch Học của Tàu hiện nay là Thiên trạch = Lý, phong thiên =tiểu súc, hình tượng trên là trời nắng chang chang dưới là cái ao, hồ cạn nước: như thế sức chứa nhỏ lắm, Hoa ngữ gọi là Tiểu súc, ngôn ngữ bình dân Việt Nam là nhí, nhi, đồng nghĩa cũng là biến âm của từ nhỏ.

a) Lời Quẻ:

Tiểu Súc: Hanh, Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao.

Ở phía Tây Trung Nguyên mây đã dồn tụ nhưng chưa mưa xuống.

Tự ngã Tây giao là Việt ngữ, đây là một trong những đoạn cá biệt Tiếng Việt còn sót lại, không dịch sang Hoa ngữ;

Đất của Văn vương ở phía tây Trung Nguyên, mật vân bất vũ nghĩa là tình thế đã chính mùi rồi, thời cơ đã đến nhưng chưa phát động cách mạng để lật đổ bạo chúa là Trụ vương .

b) Lời tượng: tiểu súc, quân tử dĩ ý văn đức

Thời cơ chưa đến, trưởng nhân hãy lo làm cho đức độ rạng ngời thêm nữa bằng kinh văn, tức ý chỉ Văn vương soạn Kinh dịch.

Vua Trụ tàn bạo, lòng người hướng về ông Cơ Xương là Tây bá, nhưng Văn vương vẫn không tiến công lật đổ nhà Ân Thương vì ông cho là thời cơ chưa đủ chín, thánh đức của mình chưa đủ sáng để lên ngôi Thiên tử.. phải tiếp tục tài bồi thêm nữa bằng cách soạn thảo, xiển (thuyết) minh Dịch học.

c) Hào từ hay lời Hào

Trong 64 Quẻ dịch, đặc biệt dành quẻ tiểu sức để diễn tả nỗi lòng của ông Cơ Xương tức Văn Vương sau này, nó phản ảnh tư tưởng chính trị rất mới, đi trước thời đại quá xa.

Lòng vẫn mong mỏi sửa chữa một chế độ, cứu vớt một triều đại nhưng đến khi thấy đã quá mức khiếm khuyết thì mạnh dạn thay đổi hay cách mạng, không mãi trung thành một cách mù quáng với hôn quân bạo chúa.

Quẻ Tiểu súc diễn tả tâm tình, tư tưởng và cả chương trình cách mạng của Văn Vương, đánh đổ nhà Thương kiến tạo đế nghiệp cho nhà Chu.


c.1) Hào Sơ: phục Tự đạo Hà kỳ cữu

Trụ Vương đã sa vào sự đen tối, ăn chơi sxa đọa… nhưng mới ở bước đầu, nỗi lòng ông Cơ Xương là mong vua tỉnh ngộ trở lại chánh đạo làm một vị minh quân, được như thế thì không kể gì đến tội lỗi cũ nữa.

c.2) Hào nhị: khiên phục – cát.

Cả vua và lũ nịnh thần đã dấn sâu thêm vào tội lỗi, giết hại công thần đàn áp dân lành … nỗi lòng của Văn Vương là: Hãy dắt nhau trở lại với đạo công chính, còn kịp, chưa muộn đâu… tức ý Văn Vương sửa chữa, phục hồi một vương triều đỡ gian lao, không tốn máu xương hơn là lật đổ nó để xây dựng một vương triều mới…

Tới mức này ông Cơ Xương vẫn mong nhà Ân Thương phục Hưng.

c.3) Hào Tam

Dư thoát phúc, phu thê phản mục

Cái trục của bánh xe có nhiệm vụ nâng cái xe lên và giúp nó chuyển động.

Dư thoát phúc tức các công thần, danh tướng không còn ai nữa hoặc bị giết hại hoặc đã trốn lánh ý hào nói đến ông Vi Tử và ông Cơ Tử 2 đại công thần, là cái trục của cỗ xe “vương triều” Thương, một người đã bị Trụ Vương tống ngục, một người giả điên để thoát nạn, tới đây thì vua tôi tức Trụ Vương và ông Cơ Xương đã mỗi người một hướng, tức Văn Vương đã dứt khoát lập trường: đánh đổ chứ không cứu vãn nhà Thương.

c.4) Hào Tứ: Hữu phu, huyết khử dịch xuất – vô cữu

Lòng đã quyết dù cho máu đổ đầu rơi cũng không sợ hãi sờn lòng, như thế còn lỗi gì nữa.

Hào Từ diễn tả chí của ông Cơ Xương, dù hy sinh gian khổ tới đâu cũng quyết chí thành đạt, mục tiêu đánh đổ hôn quân, cứu giúp dân lành, ý hào nói lên một ý chí sắt đá, không gì thay đổi được.

c.5) Hào ngũ:

Hữu phu, loan như phú dĩ kỳ lân

Với lòng chí thành đứng ra tập hợp chư hầu, hình thành liên minh phạt Trụ, có phúc cùng hưởng có họa cùng chia .

Thiên hạ cả trăm nước lớn nhỏ tức những vùng tự trị hay lãnh thổ tự trị trong một liên bang gọi là thiên hạ, đất của ông Cơ Xương ở phía Tây Trung Nguyên, với chức Tây Bá, ông cai trị không những Tây quốc của mình mà còn nắm giữ cả mảng phía Tây của “thiên hạ”.

Theo sử thì khi ông mất, lãnh thổ dưới sự cai trị của ông đã là trọn châu thổ con sông “Châu”. Ngày nay vẫn là Châu Giang còn gọi là Tây Giang hay Sông Tứ, tức đã bao trùm cả miền Tây Nam Trung Hoa ngày nay[1].


c.6) Hào thượng:

Ký vũ, ký xử, thượng đức tải, phụ trinh lệ, nguyệt cơ vọng, quân tử chinh hung.

Đã mưa đã tạnh, ân trên đã đổ xuống, cứ khư khư kiên trinh như đàn bà mà trung với bạo chúa hôn quân thì mắc lỗi. Trăng đã tròn, trưởng nhân tiến thêm nữa sẽ nguy hiểm.

Hào Từ này liên thông ý nghĩa với lời Quẻ (Quái từ), lời quẻ nói mật vân bất vũ ở đất của Tây bá, giờ đã mưa xuống rồi, mệnh trời đã đến với Tây Bá Xương – nên cứ khư khư một lòng trung với Trụ Vương bạo ngược là trái mệnh trời, tức có tội nhưng tự ông Tây Bá thấy, thánh đức nơi mình đã đến tột đỉnh như trăng đêm rằm, nếu dấn thêm bước nữa tiến đánh tận diệt nhà Ân Thương sẽ mang tiếng để đời, mọi điều kiện đã được ông chuẩn bị để sau này con ông là Tây Bá Phát, sử Việt gọi là Thục Phán làm nốt công việc của ông, thiên hạ vẫn về tay nhà Chu mà ông tránh được tiếng thí chúa.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.