Dịch học họ Hùng/Bài 38

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học bài 38


23. Cặp Quẻ Lỏng – Khỏng (Khoảng)[sửa]

Dich 381.jpg


Đồng nghĩa với cặp quẻ vô vọng - đại súc của Dịch học Tàu, lỏng là trống không như lỏng ruột khỏng, là chữ viết trệch đi của chữ khoảng hay quảng nghĩa là nơi rộng rãi có sức chứa lớn.

Dịch học Tàu gọi là: vô vọng đại súc, ý nghĩa là trong lòng mình có lỏng hay trống không tức không trông mong gì lợi lộc cho riêng mình, thì lòng nhân ái rộng mở, sự yêu thương tha nhân rất mực, như thế là đại súc.

Lỏng – khỏng là tột cùng đức ái, may ra chỉ thánh nhân mới có được.

Ta so sánh với cặp quẻ:

Lý – Tiểu súc

Vô vọng – đại súc

Dùng lý để phân định đúng sai, phải trái với người chỉ là sức chứa nhỏ, phải không mong điều gì cho mình, tức không còn phân biệt của ta hay của người thì lúc ấy phải – trái, hợp lý hay không hợp lý trở nên vô nghĩa khi ấy lòng nhân ái trở nên vô bờ tức: Đại Súc. Đại Súc còn nghĩa nữa là chứa điều to lớn, Dịch học cho những việc về vật chất, tiền nong, cuộc sống v.v… là việc nhỏ, còn đạo đức là cái lớn, đại súc là tích chứa đạo đức.

A- Quẻ Lỏng: địa/ phong

Quẻ địa phong vô vọng hay lỏng có tượng là:

Đất là nơi ta ở mà có gió thổi ở dưới như thế chỉ có ở đỉnh núi hay hang động nơi núi cao.

Tới đây ta hiểu ra, tại sao các đạo sĩ đắc đạo của Lão giáo đều tu tiên trên đỉnh núi, ngày nay ở Trung Hoa và Việt Nam còn nhiều ngọn núi được coi là linh thiêng gắn liền với tên tuổi của những đạo sĩ đắc đạo trở thành thần tiên.

Lòng mình trống không, không gợn một chút lợi danh thực thanh cao vô cùng, người không còn mong mỏi, trông đợi gì cho mình thì tấm lòng trở nên quảng đại… quảng đại chính là đại súc.

Địa thượng cũng tượng là cái hang trống chỉ có gió luồn bên trong đấy là hình tượng của sự trống rỗng.



a) Lời quẻ:

Lỏng, nguyên hanh lợi trinh, tàng phủ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.

Không mong mỏi gì là đã làm chứa 4 nguyên đức của thiên đạo, nếu lòng không thực sự như thế chỉ có tai họa, không thể thăng tiến được.

Không mong mỏi gì cho mình là vô cùng cao thượng, đạt được như thế ắt đã ngộ thiên đạo nên lòng chứa được cả 4 nguyên đức, nguyên hạnh lợi trinh, điều cốt yếu là phải thực như thế, còn nếu là giả trá để kiếm danh vị hay sự trọng vọng của người đời thì tai ương tất đến vì cái kim giấu lâu ngày trong bọc thế nào cũng có lúc lòi ra, lúc ấy chẳng dám nhìn ai nữa còn nói gì đến sự thăng tiến.

b) Lời tượng:

Vật dữ vô vọng, tiên vương dĩ mậu đối thời, dục vạn vật.

Bậc minh quân không mỏi gì cho riêng mình, mà chỉ lo cho muôn dân, tùy tình thế, thời buổi mà chăm lo cho dân.

Thí dụ: mùa hè mà phát chăn bông thì đâu ơn ích gì.

Hoặc lúc dân đang đói mà giảng đạo đức, lễ nghĩa thì sao có hiệu quả.

Vào mùa cấy mà vua làm lễ cày tịch điền cầu mưa thuận gió hòa là mậu đối thời dục vạn vật.

Dân đã khá giả phải dạy dân lễ nghĩa cho phong hóa xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên, đấy là mậu đối thời dục vạn vật.

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ

Vô vọng vãng cát

Lòng không mong mỏi gì riêng tư mà tiến hành công việc thực là tốt, ở đây chữ vô vọng đồng nghĩa với chí công vô tư.

c.2) Hào Nhị

Bất canh hoạch bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng

Không trồng trọt sao có thu hoạch không khai hoang thì làm sao có ruộng, phải tiến hành thì mới mong kết quả chứ (điều lợi).

Hào từ này chỉ rõ nghĩa chữ vô vọng, vô vọng không có nghĩa là không trông chờ… nếu có gieo thì phải mong gặt hái chứ, có lao nhọc thì phải trông chờ thành quả chứ.

Vô vong nghĩa ở Dịch học là không mưu lợi riêng cho mình mà lo cho toàn thể nghĩa là cán bộ khi lo việc nước thì đừng có trông mong chấm mút, đừng có rút một công trình, còn đối với mọi người khi làm thì dĩ nhiên phải trông đợi, kết quả sao lại vô vọng được.


c.3) Hào Tam

Vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.

Họa không mong mà đến, như có người cột trâu cạnh đường, bị người đi đường dắt mất, người trong ấp lại bị nghi ngờ, đúng là tai bay vạ gió.

Tai vạ thì có ai mong đâu nhưng vẫn xảy ra, sở dĩ vậy là tại người không cẩn trọng, không lường trước sự việc để mất của, còn gây xào xáo rối loạn trong chòm xóm thật đáng trách.

c.4) HàoTứ

Khả trinh vô cữu

Liệu có bền không ? Không lỗi.

Hào tứ chỉ sự thái quá, không lâu dài được đâu chỉ đắc trung mới trường cửu, không lỗi vì ngoài ý muốn chủ quan. Còn nghĩa nữa, tiểu nhân giả vô vọng hay giả chí công vô tư để leo lên cao, khi có địa vị rồi, có thể “ăn” được rồi liệu nó còn giữ bộ mặt giả nhân giả nghĩa được bao lâu? Nên hào tứ nói nếu giữ được vô vọng lâu dài thì mới không lỗi vì lâu dài như thế chứng tỏ lòng “vô vọng” thật sự.

c.5) Hào ngũ

Vô vọng chi tật, vật dược hữu kỷ.

Tật bất cần đời, không cần thuốc thang gì cũng tự khỏi vì khi bụng đói thì chân phải bò, chẳng bất cần được nữa.

c.6) Hào thượng

Vô vọng hành, hữu sảnh, vô du lợi.

Đi mà không đến tức hành động không có mục đích, có tai họa, không ích lợi gì.

Làm cho có làm không mong gì thành công, hao phí tài lực của xã hội đó là tai họa.

Còn ích lợi gì nữa? Không nói sợ người ta bảo mình câm nên nói bừa, nói đại. Nói không suy nghĩ, chẳng cần người hiểu, miễn người ta đừng tưởng mình câm là được, người trí như thế, tính như thế thì sớm muộn gì cũng có tai họa, người đời thường gọi là vạ miệng.

B/ Quẻ khoảng = trạch/ địa (quảng)

Khoảng ở đây là khoảng rộng, chứa được đông, nhiều, biến âm của chữ quảng trong quảng đại là to lớn rộng rãi tức đại súc

Đại súc có thể hiểu theo 2 nghĩa:

Đại súc là sức chứa lớn lao.

Đại súc là chứa điều to lớn.

Cả 2 nghĩa đều đã bàn ở phần trước rồi

Hồ ở trên đất, vững chãi chắc chắn trên nền móng to lớn của đất nên sức chứa cũng to lớn lắm.


a) Lời quẻ

Đại súc, lợi trinh, bất gia thực, lợi thiệp đại xuyên

Có tấm lòng quảng đại, bền vững lâu dài thì vô cùng tốt, bất gia thực ý là: không ăn cơm nhà vì đã là người của công chúng. Tấm lòng quảng đại hết sức cần cho công cuộc phát triển.

Đại súc là mình vì mọi người, bất gia thực là mọi người vì mình.

b) Lời tượng:

Đại súc, quân tử dĩ đa thức, tiền ngôn vãng hành dĩ súc kỳ đức

Chứa sự to lớn, bậc trưởng nhân bằng nhiều cách, học hỏi lời xưa tích cũ của tiền nhân, lấy đấy làm tấm gương noi theo để rèn luyện nuôi dưỡng đạo đức tốt thành nơi mình.

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ

Hữu lệ – lợi dĩ

Có điều phải lo, dừng lại tốt hơn. Hào sơ ở vị trí thấp nhất, ở quẻ này chỉ công đức nơi mình còn mỏng lắm. Chưa thể tiến lên vị trí cao hơn, phải dừng lại để lo bồi dưỡng đức độ. Tạo nền tảng cho vững đã.

c.2) Hào nhị:

Du thoát phúc (bức)

Xe văng mất bánh

Phát triển xã hội phải dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức sự phát triển đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương ứng. Không thể tiến lên nếu xe không có bánh là vậy.

Nghĩa thứ 2 là: địa vị xã hội phải dựa trên nền tảng tài và đức. Không đủ tài đức mà bon chen địa vị thì khác gì xe không bánh làm sao mà tiến được.

c.3) Hào Tam

Lương mã trục, lợi gian trinh, nhật nhàn dư vệ, hữu du vãng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và chế độ xã hội như 2 con ngựa đuổi nhau, con này tiến đi, con kia đuổi theo vượt qua, con này lại đuổi theo cứ như thế mà tiến tới, công cuộc tiến hóa rất gian nan khúc khuỷu phải bền lòng mới thắng lợi. Phải nắm vững quy luật tiến hóa để điều khiển công cuộc phát triển mới có thể thành công hay tiến triển tốt đẹp (hữu du vãng)

c.4) Hào tứ

Đồng ngưu chi cốc, nguyên cát .

phải cột buộc con nghé ngay khi chưa mọc sừng, rất tốt.

Ý hào là: dạy con từ thuở còn thơ, trẻ con tâm hồn trong trắng tính khí chưa ngả theo hướng nào nếu biết uốn nắn, chỉ bảo ngay từ lúc đó, nó sẽ hướng thiện ngay bước đầu và cứ con đường đó mà đi về sau. Còn gì tốt hơn nữa.


c.5) Hào Ngũ

Phần chỉ chi nha, cát.

Thiến con heo có nanh đi , tốt.

Heo có nanh là heo rừng, sở dĩ nó hung hăng là nó động dục, thiến nó thì đâu còn hung hăng nữa nên cái nanh của nó cũng đâu còn nguy hiểm gì.

Ý hào nói là ngăn ngừa từ gốc xóa đi các nguyên nhân đẩy đưa, người ta đến chỗ phạm tội.

Thí dụ muốn xóa nạn trộm cắp vặt ra thì ngoài việc trừng trị, nhà nước phải lo công ăn việc làm cho dân, ai cũng no đủ thì “bần cùng sinh đạo tặc” không còn lý do do tồn tại.

c.6) Hào Thượng

Hà thiên chi cù hanh

Ôi, thiên đạo thênh thang, hanh thông hết mực.

Đại súc với nghĩa tích chứa đạo đức, hào lục là tột cùng, đức đã tích chứa đến hết mực, thì trở thành tiên, thành thánh đâu còn là người phàm nữa, vì vậy hào này nói đường trời thênh thang không còn gì cản trở nữa bậc thần tiên chu du khắp nơi, hào này nói đến việc tu tiên đắc đạo cưỡi hạc chu du.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.