Dịch học họ Hùng/Bài 9

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dịch học họ HÙNG. bài 9

III. Dịch học tượng vạch hay vạch quẻ[sửa]

Dịch học được diễn giải bằng các vạch là sự tiếp nối Dịch nút số vì nút là các nút thực thể có trước khi loài người biết đến ký hiệu: những ký hiệu đầu tiên là khắc vạch, vạch tạo ra trên vật mềm, khắc tạo ra trên vật cứng.

Cổ nhân tìm ra cách phân chia và là mốc dấu thời gian bằng cách dùng cây sào đo bóng nắng, nắng đổ đo theo các vạch, vạch sẵn trên mặt đất để có 5 vạch chỉ 5 mồng ban ngày và 5 canh ban đêm (do sự tưởng tượng mà có); từ đó có từ kép thời khắc: từ này minh định các khắc vạch ban đầu tạo ra do nhu cầu đo bóng nắng định thời gian; từ khắc thực ra chỉ là biến âm của từ cắt trong Việt ngữ.

Tập tục cổ xưa đo bóng nắng bằng cây sào tre ngày nay còn lưu giữ trọng việc trồng cây nêu ngày Tết nó giúp ta minh định; việc đo bóng nắng định thời khắc chỉ có thể phát sinh ở vùng nhiệt đới vì ở đấy mới có tre dài mọc tự nhiên; và khắc vạch cũng ra đời ở đây giúp xác định quê hương của Dịch học cũng là vùng nhiệt đới. Vạch chia thành vạch liền vạch đứt là biểu hiện của âm và dương, 2 tượng tin nền của Dịch học; việc phát minh và sử dụng cái vạch như 1 ký hiệu có chứa thông tin đã là bước khởi đầu của con đường dài bất tận, đường đi đến văn minh, mà chuẩn mực cứ mỗi ngày nâng cao nên đường đi cứ dài thêm mãi chẳng bao giờ tận cùng .

A. Đôi ngôi Âm - Dương

Dịch của người Tàu ký âm thành Lưỡng Nghi

Âm và dương nghĩa cơ bản là thấy và không thấy; phơi bày ra và ẩn giấu đi, dương là cái cụ thể âm là trừu tượng; dương là hữu hình, âm là vô hình.

Dương biểu thị bằng vạch đứt

Âm biểu thị bằng vạch liền

Ấn định như vậy của Dịch học Họ Hùng ngược hẳn Dịch học thông hành của người Tàu hiện nay

Ta xác định được như vậy nhờ 2 cụm từ trong tục ngữ Việt – êm xuôi trót lọt và giang dở đứt đoạn.

Giang dở hay dương dở chỉ sự việc chưa hoàn thành, bị cắt ngang nó được giải thích bằng từ kép đi kèm đứt đoạn

Chữ dương này chính là chữ dương trong âm dương. Hình ảnh chỉ dẫn ở câu trên đúng là vạch đứt.

Ngược lại cụm từ: êm suôi trót lọt chỉ sự tiến triển liên tục đưa đến hoàn thành tốt đẹp, hình ảnh nó gợi ra không gì khác hơn là vạch liền; êm à âm

Tóm lại: âm tượng trưng bởi vạch liền, dương tượng trưng cho vạch đứt

Vạch liền chỉ những gì không thấy được, vô hình vô ảnh, không khối lượng nên liên tục

Ngược lại: vạch đứt chỉ những gì có thể nhìn thấy được hay hữu hình do đó gián cách

Mọi vật hiện hữu đều có thể qui vào 2 khuôn khổ trên và người ta thường lầm lẫn: cho những gì đối nghịch nhau là 1 lưỡng nghi hay đôi ngôi

Như nóng là âm, lạnh là dương, nhẹ là âm, nặng là dương, đàn ông là dương, đàn bà là âm v..v..

Thực ra có 1 âm, 1 dương không nhất thiết là có đôi ngôi hay lưỡng nghi

Ta chỉ có 1 lưỡng nghi khi 2 thành phần hợp tác để tạo thành, sinh ra 1 cái gì, 1 vật thể gì đó.

Thí dụ: đàn ông là âm, đàn bà là dương (Dịch học họ Hùng ngược với Dịch của Tàu) không hề là 1 lưỡng nghi nhưng vợ và chồng lại là đôi ngôi trong cái chỉnh thể “gia đình”

Con người là 1 lưỡng nghi điển hình ;thân xác là Dương chứa cái tinh anh là tinh thần ở trạng thái âm (ém ở trong)

Thí dụ nữa là lưỡng nghi, 1 chữ là 1 lưỡng nghi trong đó phần dấu hiệu là dương ở ngoài, phần thông tin là âm tàng chứa ở trong.

Hình ảnh chày cối cũng là 1 lưỡng nghi điển hình; chày dã xuống, cối chặn lại hợp công biến thóc thành gạo.

Chày là đoạn cây dài, chính là hình tượng vạch liền, cối có chỗ lõm đựng thóc là nơi nhận đầu cây chày đâm xuống, chỗ lõm cho ta tượng vạch đứt , chày biến âm ra chài - chai, trai; cối là cái – gái

Chày cối chính là 1 gợi ý cho âm dương, cối là dương, chày là âm. Người Tàu ký âm chữ chày cối thành chữ – cửu, sở dĩ ta dám nói như thế chính vì biến âm chày à trai; cối à cái – gái; còn chữ cửu chẳng liên quan gì tới âm – dương, trai gái cả.

Có học giả Trung Hoa đưa ra kiến giải: vạch đứt vạch liền chính là hình ảnh sinh thực khí nam và nữ, kiến giải này có sự hợp lý của nó; thực đơn sơ nhưng cũng rất chính xác vì: sinh sinh chi vị Dịch, quy luật cốt cán của Dịch học là sinh ra, đẻ ra mà muốn sinh đẻ thì trước hết phải có thai, muốn có thai thì phải có sự giao hợp của nam và nữ.

Từ đôi ngôi hay lưỡng nghi ta nhận biết định luật quan trọng nhất của Dịch học.

Trong vũ trụ không có sự vật đơn lập, một vật luôn luôn cùng tồn tại với mặt đối của nó.

Không có thấp sao có cao – Có kẻ mất thì có người được

Bên bán phải cùng có với bên mua

Chết là bước khỏi cõi tự nhiên đồng thời là bước vào cõi siêu nhiên.

Viên đạn bắn đi thì khẩu súng giật ngược lại.

Sự khác biệt giữa tư duy Dịch học và sự suy nghĩ thông thường tương tự như sự khác biệt giữa kế toán đơn và kế toán kép, 1 phát sinh trong kế toán kép luôn luôn có 1 đối ứng, mọi chuyển biến trong vũ trụ đều như thế, luôn luôn có 1 đối ứng, nên tư duy trong Dịch học là tư duy sóng đôi, hay lưỡng lập.


B. 4 dạng hay Tạng:

Dịch học người Tàu phiên âm thành tứ tượng

Ở trang trên đã nói đến Luật sóng đôi hay lưỡng lập; khi đã có 1 lưỡng nghi thì đồng thời cũng có 1 lưỡng nghi sóng đôi với nó:

4 Tạng = 2 (2 ngôi)

Hán Tự: Tứ Tượng = 2 (Lưỡng Nghi)

1 lưỡng nghi là: Thái âm – Thái dương

1 lưỡng nghi là: Thiếu âm – Thiếu dương


Đồ hình 4 dạng hay Tạng



Ta thấy: 4 tượng hình thành bởi 2 tầng âm dương, quy luật sắp đặt và chuyển từ cực này sang cực kia như sau:

Xuống 1 tầng thì độ số nhân đôi nếu:


- Tượng vạch 1 tầng ta có:

- -Âm.............................Dương






- Tương tự với tượng vạch 6 tầng. Ta có: 64 quẻ sắp xếp theo độ số:

1 ______

2 ______

4 ______

8 ______

16 ______

32 ______

Tượng vạch chuyển từ: thuần Kiền đến thuần Khôn.

63___ sang 0___

0 _ _ sang 63 _ _

Sự chuyển biến tuần tự theo quy luật giảm 1, tăng 1 cho tới khi chuyển hẳn thành mặt đối.

Ý nghĩa của 4 tượng:

Ta đã thấy tượng vạch 1 tầng đã quy mọi vật thể trong vũ trụ vào 2 khuôn khổ, âm và dương, ở tầng vật thể các quy luật vật lý chi phối sự tồn tại và biến hoá, chuyển động của sự vật.

Sang tới tượng vạch 2 tầng, tức là tứ tượng của Dịch học, đây là thế giới của những cơ thể nói khác đi, đây là tầng sinh vật gồm 2 ngành chính là thực vật và động vật.

Sinh vật cũng là 1 vật thể nên cũng chịu sự chi phối của quy luật vật lý, cùng lúc ấy vì ở tầng cao hơn cơ thể còn chịu sự chi phối của các quy luật sinh học.

1 cơ thể luôn có phần nội thân xác lập bởi 1 âm – 1 dương và bản thân cơ thể ấy luôn tồn tại trong 1 môi trường: cũng là 1 âm + 1 dương. Như thế 1 cơ thể luôn có sự tương tác giữa 1 âm 1 dương ở bên trong và bên ngoài giữa bản thân và môi trường.

Nếu sự tương tác trao đổi chất diễn ra đều đặn, liên tục trong 1 thời gian nhất định, thì thời gian đó gọi là thời gian sống.

Đồ hình mô tả chung như sau:



Về mặt thân xác thì con người cũng chỉ là 1 sinh vật như bao sinh vật khác cũng chịu sự chi phối của 2 tầng quy luật tầng vật lý và tầng sinh lý.

Tứ tượng mô tả con người trong vũ trụ như sau:

Thái âm chỉ tinh thần

Thái Dương chỉ thân thể

Thiếu âm chỉ môi trường tự nhiên

Thiếu dương chỉ môi trường xã hội

Con người là 1 sinh vật xã hội nên vận dụng tứ tượng để mô phỏng cũng có những nét riêng, nét đặc thù chỉ có đối với xã hội loài người




nên con người là sự lưỡng hợp vừa là thần vừa là vật, thần linh nhập trong xác phàm đấy là định nghĩa chữ “người” của Dịch học. Khi nhìn ở tầm “siêu” vĩ mô nghĩa là xét mối tương quan của cả loài người và vũ trụ, Dịch học mô tả và diễn giải ở 3 phần khác nhau, chỉ khi nào tổng hợp ý nghĩa 3 phần đó ta mới có thể hiểu điều Dịch học muốn nói.

Thứ 1 là Hà Thư

Thứ 2 là Tứ tượng hay 4 dạng

Thứ 3 là Ngũ hành hay 5 hình

Chúng ta sẽ nói rõ điều nay sau phần ngũ hành hay 5 hình.

C. 8 Quả hay Bát quái

Từ Quẻ là biến âm của Quả Quái là phiên âm chữ Hán

Tượng vạch 3 tầng tạo thành 8 quả biểu thị sự tiến hoá của xã hội loài người.

8 quả là 2 (Tứ tạng)

8 quả chính là 8 nguyên tố đơn của Dịch học.

- 4 nguyên tố hay 4 quả biểu thị các yếu tố nội sinh, mà tổng hợp sự tác động của nó xác định 1 nhân cách. Đó là: Quẻ Kiền, Khôn, Ly, Khảm

- 4 Quẻ còn lại biểu thị cho những mối tương quan giữa bản thân con người và môi trường

2 Quẻ Đoài và Chấn thể hiện mối tương quan “con người môi trường tự nhiên”

2 quẻ Tốn và Cấn thể hiện mối tương quan “con người môi trường xã hội”

- Tên các qủe: Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thực ra là ký âm Hán Tự của các từ Việt.

Kiềng, còng → Kiền, Càn

Điều, đào, đầu → Đoài

Lửa → Ly

Sấm → Chấn

Toán, Tán → Tốn

Cảm, Cám ,cóng → Khảm

Căn, Cán → Cấn

Khuôn, Khuân → Khôn

- a / Hình ảnh vật thể của 8 Quả

Kiền = bầu trời

Đoài = Hồ, Suối (trạch)

Ly = Lửa , Mặt trời .

Chấn = Sấm sét

Tốn = Gió bão, truyền tải

Khảm = Nước, mặt trăng .

Cấn = Núi

Khôn = mặt đất

- b / Ý nghĩa triết học của 8 Quẻ

- Kiền = Lớn mạnh, ý chí

- Đoài = tri thức khoa học

- Ly = Lý lẽ, sáng suốt

- Chấn = tác động, công cụ

- Tốn = quản trị, quyền lực

- Khảm = cảm tình, thương yêu

- Cấn = căn cơ, cán (nắm)

- Khôn = bản năng, dục vọng.

8 Quẻ được xếp thành các đồ hình, mỗi đồ hình diễn đạt 1 ý tưởng, tùy theo vị trí của từng quẻ và mối liên hệ của nó với toàn thể ta có thể suy ra ý nghĩa.

- c / ý nghĩa khoa học của 8 qủe .

Ta có :.

Xa.jpg

- 8 Quẻ xếp trên mặt phẳng của Dịch học Họ Hùng.

Xy.jpg

- ý nghĩa của đồ hình Tiên thiên bát qúai và đồ hình 8 qủe Tròn - vuông

Cho đến nay người ta vẫn chưa thực sự hiểu ý nghĩa của Bát quái đồ , đa số hiểu theo nghĩa tai dị bát quái là thứ kính chiếu yêu thường đem treo trước cửa nhà....đề phòng tà ma làm hại .

- với nhãn quan khoa học thì :

Xc.jpg

-8 quẻ ṭạo thành 4 trục của một hệ tọa độ : - nhìn trong không gian 3 chiều

Xd.jpg

chỉ tại con người ' hữu nhỡn vô ngươi ' mà một khái niêm ở đỉnh cao khoa học biến thành thứ tà ma yêu thuật chứ nào phải là người xưa kém cỏi u mê .

- Bát quái cũng như Dịch học nói chung có muôn ngàn ứng dụng , tùy lãnh vực vận dụng mà ta sắp xếp định vị các quẻ với điều kiện phải tuân thủ một hệ luận lý thống nhất và xuyên suốt , đồ hình Bát quái 'Không-Thời gian ' căn cứ chủ yếu vào những thông tin của địa lý - lịch sử Việt nam .

- 2 quẻ Đoài cấn đặt theo hướng Xích đạo và địa cực Bắc hiên nay vì :

- Nước Việt nam xưa gọi là ‘Giao chỉ’ hay ' chỗ giữa ' chính là trung tâm của trục tọa độ .

- qủe Đoài tượng là cái hồ liên quan tới vị trí nước Hồ tôn trong cổ sử và người Hời tức người Chàm hiện nay .

- qủe Cấn tượng là núi đồng nghĩa với Non , non biến âm thành Nam tức phương Nam , phương nam-bắc ngày nay đã bị đảo ngược so với thời xưa khi người Việt chưa bị Bắc thuộc , từ Bắc chỉ là biến âm của từ Bức tức nóng bức chỉ hướng xích đạo , có điều hết sức lý thú ...trong tiếng Khơme từ B'NÂM nghĩa là NÚI như vậy khi nói hướng hay phương CẤN tức là nói hướng B'NÂM hoàn toàn đồng âm với hướng NAM của Việt ngữ..., đây phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên ? hay là sự liên hê căn cơ ?

- qủe Chấn ở phương Đông có liên quan tới Chấn trạch , lôi trạch trong cổ sử Trung hoa và huyền sử Việt gọi là Động đình hồ , Động đình hồ chính xác phải là biển đông ngày nay chứ không ở Hồ nam bên Tàu .

- qủe Tốn là tượng của gió hay phong , từ phong này chính là chữ phong trong Phong châu lịch sử Việt , là đất Phong của nhà Chu , huyện Phong quê hương của Lưu Bang và cũng là chữ Phong trong Phong châu đô hộ phủ thời nhà Đường , ở đây chữ Phong chỉ có nghĩa là phương tây , chỉ vùng đất phía tây của 'GIAO CHỈ ' hay 'CHỖ GIỮA , CHỐN GIỮA '


- 1/ Đồ hình 8 quẻ Trời

8 Quẻ xếp thành hình Lạc đồ .

Giữa đồ hình bát Quái này và Lạc đồ có sự tương thông về hình thức và nội dung



Tương đồng về hình thức được nhận ra từ ngôn ngữ Việt.


- Số 1 = độc →đục → đặc , chất đục nặng cô đọng thành đất , đất dày là tượng quẻ khôn .

- Số 2 hai → hà – hồ , quẻ Đoài = cái hồ

- Số 3 – tam- xám → xẫm , quẻ Khảm = màu đen .

- Số 4 – tứ →tây = phương tây , quẻ Tốn chỉ phương tây .

- Số 5 -trung tâm tức ngũ lãnh .

- Số 6 – lục = màu xanh ; màu xanh chỉ phương đông , quẻ Chấn – Thìn chỉ phương đông

- Số 7 – sách →xích = màu đỏ , quẻ Ly = màu đỏ .

- Số 8 – bạt → bệ = nền , cấn – căn = nền , người ta thường dùng ‘đất liền’ đối với ‘bể cả’ , đây là câu nói sai chính xác phải là ‘đất nền’, quẻ cấn tượng là đất , cấn = căn = nền .

- Số 9 – cửu → cao , trời cao là tượng quẻ Kiền , dân gian Việt thường nói 9 tầng trời cũng vì lẽ này .

Nhờ sự tương thông ý nghĩa ta xác định được 1 bát quái đồ, gọi tên là Bát Quái – Lạc đồ.

Ý nghĩa của Bát Quái trong đồ hình này là gì?

Đó là sự nhìn nhận của Tiền nhân người Việt về thế giới và cuộc đời, tức những ý niệm rất căn bản, rất sơ nguyên nhưng lại là sự bao trùm toàn diện.

Cặp đối: Kiền Khôn chỉ thế giới siêu nhiên và tự nhiên, Quẻ Khôn chỉ giới tự nhiên nơi chịu sự chi phối cuả các quy luật vật lý.

Cặp đối: Ly Khảm chỉ thời gian và không gian. Chữ Ly ↔ Lão, chữ Khảm ↔ Khổng, Lão và Khổng chỉ sự chí cực của không và thời gian.

Cặp đối: Chấn Tốn chỉ tại thiên thành tượng; cặp Đoài Cấn chỉ tại địa thành hình; Thiên và địa, trời và đất là cái nôi nuôi sống loài người, thế giới hiện thực, sinh động, bầu trời là tập hợp, những chất nhẹ, trong, nên đâu có hình, chỉ có thể nhận biết qua các hiện tượng mà cổ nhân tiêu biểu là: sấm sét và gió bão, đất thì lấy thế cao thấp để tượng trưng phần lõm xuống là hồ,đại dương, quẻ Đoài và phần lồi là núi đại lục Quẻ Cấn.

Trong Việt ngữ chữ Kiền Khôn lớn hơn chữ vũ trụ nhiều lắm, vũ trụ chỉ phần không và thời gian hay nói theo thuyết tương đối thì vũ trụ là không gian 4 chiều.

Càn Khôn bao trùm cả những gì vượt qui luật hay là 1 siêu “không – thời gian”, vũ trụ 1 bên còn bên kia là siêu vũ trụ, đạo giáo gọi là thượng giới, Thiên Quốc của Ngọc hoàng Thượng đế v.v…

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này