Dịch học họ Hùng/Bài 41
Dịch học họ HÙNG . bài 41
26. Cặp quẻ Lôi – Cản (Cuốn)[sửa]
Lôi Tiếng Việt còn có nghĩa là kéo đi, cấn biến âm của Cản.
Cặp quẻ này là cặp đối.
Kéo đi và cản lại là tính chất, công dụng hay sự tác động của nó đối với sự phát triển về hình tượng thì lôi là sấm, cấn là núi.
Dịch học của Tàu là cặp quẻ.
Thuần Chấn – thuần Cấn.
Công cuộc phát triển chịu sự tác động của 2 lực đối nghịch, một lực kéo đi (lôi), một đàng kéo hay cản lại. Kết quả của sự phát triển là tổng của 2 lực này. Nếu quẻ lôi – kéo thắng thì xã hội tiến lên, còn quẻ trì kéo thắng thì thụt lùi hay suy thoái.
A. Quẻ lôi = chấn/ chấn
Lôi hay sấm lại được dùng trong quẻ với 2 nghĩa là: tiếng sấm tự nhiên và tiếng trống sấm hay trống đồng.
a) Lời quẻ:
Tiếng sấm báo trước sự hanh thông trôi chảy, tiếng trống sấm thôi thúc trong lễ tế, người ta cười nói vui vẻ, tiếng trống vang xa trăm dặm, người chủ tế vẫn không chút run tay. Vì sự thành kính tột cùng, tinh thần tập trung cao độ, ngoại cảnh không còn chi phối được.
Ở quẻ này sấm giống như là công cụ của cơ quan dự báo khí tượng vậy…
a) Lời tượng:
Tiến lôi, chấn, quân tử dĩ khủng cụ tu tình.
Tiếng sấm thúc dục, đấy là tượng quẻ chấn, bậc trưởng nhân nghe thấy phải biết lo sợ, kiểm điểm bản thân, sửa chữa các lỗi lầm, giữ cho bản thân lúc nào cũng trong sáng, không chút bợn nhơ.
c) Lời Hào
c.1) Hào Sơ
Chấn lai khích khích, hậu tiếu ngôn há há, cát.
Nghe tiếng sấm thúc dục, phải biết lo lắng đề phòng thì sau mới có thể cười nói vui vẻ, tốt lắm.
Bản tính con người trong cảnh thanh bình, ăn nên làm ra rất dễ mê đắm, không để ý gì đến hung họa bất trắc, tiếng sấm là sự cảnh tỉnh đánh thức con người, luôn thức tỉnh thì tránh được tai họa và có cuộc sống vui tươi khỏe mạnh.
c.2) Hào nhị
Chấn lai, lệ, ức táng bội, tễ vu cửu lăng, vật trục thất nhật đắc.
Sấm sét liên hồi, đáng lo, có thể phải chịu tổn thất lớn vì thiên tai bão lụt, lo dắt nhau chạy lên chỗ thật cao, không được vướng víu với của cải mà thiệt thân, thiên tai qua đi sẽ làm ăn, phục hồi.
c.3) Hào tam:
Chấn tô tô, chấn, hành vô sảnh.
Cảm nhận sự rung động, địa chấn, dắt díu nhau tránh đi thì không thiệt hại, tổn thất. Hay cũng có thể dịch là: thấy xốn xang trong lòng, điềm báo chăng, tránh ngay khỏi nơi ấy hay thôi không làm việc ấy nữa sẽ tránh được tổn thất, tai họa.
Hào tam chủ lợi, ham mê của cải quá mà có thể phạm tội ấy được cảnh báo dừng lại kịp thời, thì tránh được quả báo.
c.4) Hào tứ
Chấn toại nê .
– sấm đánh xuống bùn nghĩa là sấm không vang xa được hay sự đánh động, cảnh tỉnh không được ai để tâm tới, không có sự đáp ứng, phản tỉnh. Hào Tứ chỉ sự thái quá Duy lý; người ta đã sa vào chữ “duy” thì không nghe ai nữa, sự cảnh tỉnh, nhắc nhở trở nên vô ích, chỉ khi nào vỡ đầu sứt trán thì mới tỉnh ngộ, lúc ấy hậu quả đã vô cùng nghiêm trọng. Vô phương cứu chữa.
c.5) Hào ngũ:
Chấn vãng lai, lệ, ức vô táng hữu sự.
Nghe tiếng sấm đã vội lo, biết lo trước thì tránh được mất mát thiệt hại, có việc phải giải quyết là người Việt thì mới hiểu chữ “ đánh động”, đánh động là báo trước việc xảy đến. Đúng ý nghĩa hào này đã biết trước mà lo đề phòng thì còn sợ gì nữa, hay ít ra cũng giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.
c.6) Hào Thượng:
Chấn sách sách , thị quyết quyết , chinh hung, chấn bất vu kỳ cung , vu kỳ lân , vô cữu , hôn cấu hữu ngôn .
Nghe tiếng trống rền, mặt mày nhớn nhác – nếu ở chiến trường thì nguy.
Mình chưa bị cảnh cáo nhưng người bên cạnh bị rồi, không lỗi gì nhưng nếu cứ kết thân sẽ mang tiếng.
Đội quân tinh nhuệ nghe tiếng trống thúc quân thì đội ngũ nghiêm chỉnh mà xông lên, ở đây thì nhốn nháo cả lên, lộn xà lộn xộn không hàng không ngũ gì thì sẽ bị vỡ thế trận ngay, đánh nhau mà như vậy thì thua chắc.
Mình chưa bị gọi đích danh nhưng kẻ thân cận với mình đã bị cảnh cáo, nhìn người phải biết lo sửa mình ngay, biết vậy thì không lỗi, ngược lại cứ thân thiết với họ chắc sẽ mang tiếng (có liên quan với phần tử xấu).
A- Quẻ Cản = Cấn/ Cấn
Người Việt thường dùng từ kép ‘cấm chỉ’ nghĩa là không được làm như thế nữa; thực ra phải nói là cấn – chỉ mới đúng. Cấn là chỉ tức dừng lại, quẻ cấn nghĩa là ngăn cản, bắt dừng lại. Tức là chỉ trong Hoa ngữ.
a) Lời quẻ:
Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân vô cữu.
Mình không để ý cả đến mình nên đi vượt lên trên mà không biết (đằng trước không thấy ai), bị nắm lưng kéo cho chậm lại (cản), không lỗi.
Bất hoạch kỳ thân là quên mất không để ý là mình đang bước đi, nên vượt lên trên, với Dịch học quan trọng nhất là chữ trúng, đúng thời đúng vụ, nhanh quá là thái quá chậm so với thời là bất cập. Bị kéo lại từ phía sau là mình đã chậm lại thì không lỗi gì.
b) Lời tượng:
Kiêm sơn, cấn, quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.
Núi đồi chập chùng là tượng quẻ cản, bậc trưởng nhân xem tượng đó mà biết tư tưởng đúng với vị trí, tầm vóc của mình.
Có như vậy ta mới có thể nhìn nhận sự việc một cách chính xác và xử lý đúng đắn, đưa ra các giải pháp phù hợp đúng tầm, khả dĩ thực hiện , việc thuộc vi mô mà xử lý như ở tầm vĩ mô và ngược lại đều sẽ thất bại.
c) Lời Hào
c.1) Hào Sơ
Cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.
Ngăn cản khi mới bắt đầu, tránh được lỗi, lợi lâu dài ;ngón chân là nơi thấp nhất của thân thể, ý là: vừa mới bắt đầu đã chậm lại ngay, chưa phí phạm gì, chưa gây hậu quả gì.
c.2) Hào nhị:
Cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tùy, kỳ tâm bất khoái.
Phì là cái bắp chân, ý chỉ công việc mới tiến hành chưa lâu lắm, cái sai chưa lớn, hậu quả cũng chưa có gì nghiêm trọng, chưa thực hiện được ý đồ, nên lòng nó không vui.
c.3) Hào Tam:
Cấn kỳ hạn, liệt kỳ dần, lệ huân tâm.
Việc đã tiến được nửa đoạn đường mới ngăn lại, hạn là chỗ giữa thân mình ý hào là đã làm một nửa công việc, ngừng lại thì thiệt hại lớn lo cháy cả ruột.
c.4)
Hào
tứ
Cấn kỳ thân, vô cữu.
Tỉnh ngộ, tự mình ngưng lại không lỗi. chợt giật mình tỉnh lại nhìn thấy mình đi không đúng, tự dừng lại. Nên không mắc lỗi.
Không được cảnh tỉnh thường xuyên con người rất dễ sa đà theo thói hư tật xấu, nhìn nhận ra và dừng lại không dấn xâu thêm vào chỗ sai lầm thì không lỗi gì.
c.5) Hào ngũ:
Cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong.
Bớt đi, nói quá lời rồi, lời nói cũng phải có thứ tự, cấp độ của nó, tùy tiện “nâng cấp” là quá đáng, xấu thì nói xấu thôi đừng bảo xấu lắm và tốt cũng vậy. Làm được như vậy thì không hổ thẹn gì nữa.
c.6) Hào thượng
Đôn cấn – cát
Theo
học
giả
Lý
Kính
Trì,
không
phải
là
Đôn
Cấn
mà
là
Đoan
Cấn.
Đoan
Tiếng
Việt
là
còn
trong
trứng
nước
ta
thấy
chữ
Đoan
ở
đây
hợp
lý
hơn.
Đoan
Cấn
là
ngăn
chặn
từ
trong
trứng
nước,
tức
mới
manh
nha
ý
đồ
đã
bị
chặn
lại,
như
thế
là
quá
tốt.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.