Dịch học họ Hùng/Bài 5
Dịch học họ HÙNG. bài 5
-
- 5**
II. Dịch học tượng số hay nút thừng[sửa]
Thời Thái cổ của dân Việt ít ra cũng cách nay hàng chục ngàn năm, nên Dịch học tượng số liệu chỉ còn lưu truyền được 1 số nét hết sức căn cơ và đơn giản.
A. Chục con
Dịch tryuện nói về công dụng của quẻ QUẢI:
Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dữ thư- khế, bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát, cái thủ chi Quải.
Thời thượng cổ thắt nút mà cai trị, thánh nhân về sau đã thay bằng chữ viết và khắc vạch. {thư-khế }- Bá quan dùng để cai trị, dân dùng đ̣ể xem xét công việc của mình, ý tưởng này lấy từ quẻ Quải.
Câu trên đả cho chúng ta thông tin về thứ tự trước sau cuả các loại văn tự:
- Chữ nút dây.
- Chữ khắc vạch.
- Chữ viết tức dạng văn tự còn dùng như ngày nay.
Chữ nút dây và khắc vạch chính là tượng số và tượng vạch trong dịch học và các chấm đ̣iểm của HÀ và THƯ chính là những ký hiệu thay thế các nút dây thực thể của văn tự kết thằng.
Ta có 10 chữ nút số:
Trong thượng thưThiên HỒNG PHẠM chép:
“ngũ hành: nhất viết thủy, nhị viết hoả, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ, thủy viết nhuận hạ, hoả viết viêm thượng, mộc viết khúc trực, kim viết tòng cách, thổ viết giá sắc.....”
Đối chiếu với Hà thư ta thấy rõ ràng cổ nhân đã coi chữ nút dây là các số đếm.
Tục ngữ Việt có câu: 3 chìm, 7 nổi, 9 ḷênh đênh. .., tưởng chừng như vô nghĩa; thực ra đây là bài dạy về dịch học mà chỉ là người Việt mới hiểu.: nhìn vào Lac đồ:
2---9---4 ***********-3 chìm chỉ số 3 nằm ở phương tây tức phương Mặt trời lặn đông 7---5---3 tây**** - 7 nổi chỉ số 7 nằm ở phương đông là phương mặt trời mọc 6---1---8 - *******-**9 lênh đênh chì mặt trời ở thiên đỉnh.
Từ khám phá này ta thấy: các ký tự thắt nút chính là các số đếm của người xưa.
Thêm 1 bằng chứng nữa:
. Xin trích một đoạn trong Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi (bản dịch in trong “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” của Nguyễn Vũ Tuấn Anh xuất bản năm 2002)
“- Mạnh Xuân Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng:
Tháng đầu xuân: mặt trời ở vị trí sao Doanh Thất. Buổi chiều hôm, sao Sâm ở phương chính Nam, mặt trời tháng này ở Giáp Ất. Vị đế vương tương ứng với tháng này là Thái Cao Thị, dựa vào Mộc Đức mà xưng vương, vị thần đối ứng với tháng này là Mộc Thần Câu Mang, động vật tiêu biểu tháng này là loài có vảy, thanh âm tiêu biểu là âm Gốc (1 trong ngũ âm), âm luật tháng này phù hợp với Thái Thốc (1 trong lục luật), con số đối ứng với tháng này là số 8, số của Thiếu Dương, vị đối ứng với tháng này là vị chua, mùi là mùi tanh.
- Mạnh Hạ Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng:
Tháng đầu mùa hạ: Mặt trời ở vị trí sao Tất. Buổi chiều hôm, sao Dực ở phương chính Nam, sáng sớm sao Vụ Nữ ở phương Bính Đinh, vị đế vương tương ứng với tháng này là Viêm Đế, dựa vào Hỏa Đức mà xưng vương, vị thần đối ứng tháng này là Hỏa Thần Chúc Dung, động vật tiêu biểu tháng này là loài có lông vũ, thanh âm tháng này là âm Chủy, âm luật tháng này phù hợp với Trọng Lữ, con số đối ứng với tháng này là số 7, đặc điểm của tháng này là Lễ Tiết, sự việc tháng này là Xem.
- Mạnh Thu Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng:
Tháng đầu mùa thu: Mặt trời ở vị trí sao Dực. Buổi chiều hôm, sao Đẩu ở phương chính Nam, mặt trời tháng này ở phương Canh Tân, vị đế vương tương ứng với tháng này là Thiếu Hạo, lấy Đức Kim mà xưng vương thiên hạ, vị thần đối ứng tháng này là Kim Thần Nhục Thu, tên là Cai, động vật tiêu biểu tháng này là loài có lông mao, thanh âm tháng này lấy âm Thương làm tiêu biểu, âm luật hợp với Di Tắc, con số đối ứng với tháng này là số 9 số của Thiếu Âm, vị tương ứng là vị cay, mùi tương ứng là mùi tanh, tế tự tháng này ở Cửa.
- Mạnh Đông Kỷ – Thiên thứ nhất nói rằng: Tháng đầu mùa đông: Mặt trời ở vị trí sao Vĩ, buổi chiều hôm sao Ngụy ở phương chính Nam, mặt trời tháng này ở phương Nhâm Quí, vị đế vương tháng này là Chuyên Húc (Xuyên Húc), lấy Đức Thủy mà xưng vương thiên hạ, vị thần đối ứng tháng này là Huyền Minh Thủy Thần, động vật tiêu biểu tháng này là loài giáp giới (loài rùa), thanh âm tháng này là Vũ, thanh âm tháng này hợp với Ứng Chương, con số của tháng này là số 6, vị tương ứng là vị mặn, mùi tương ứng là mùi mục, tháng này tế tự trong Cửa. Lúc tế tự trước phải dâng thần. Tháng này nước bắt đầu đóng băng, bắt đầu đông giá, gà rừng xuống nước biến thành con sò, cầu vồng ẩn náu không xuất hiện. Tháng này thiên tử ở trong phòng đầu tây của nhà hướng bắc, ngồi xe đen, trên xe có cờ đen, ngựa kéo xe là ngựa đen, trên xe có cờ đen, đeo ngọc đen, ăn kê nếp và thịt lợn, đồ tế khí to và chúm miệng.”
Qua phần trích ở trên, ta tìm được thông tin về 4 vị vua Thái Cổ của Trung Hoa:
1. Thái Cao – Mộc Đức – mùa xuân số 8, phương Đông – (màu xanh)
2. Viêm Đế – Hoả Đức – mùa hạ – phương Nam ( tức phương bắc của dịch lý) số 7 – (màu đỏ)
3. Thiếu Hạo – đức Kim – mùa thu – phương Tây – số 9 – (màu trắng)
4. Xuyên Húc – Thủy Đức – mùa đông – phương Bắc ( tức phương nam của dịch lý) – số 6 – màu đen.
Đây là bảng kê khá ầy đủ của sự vận dụng ngũ hành.
Các số 6 – 7 – 8 – 9 là số chỉ bốn hướng chính của Hà Thư (Đồ); các đức là đức của Ngũ Hành, các thần cũng là thần của Ngũ Hành. Ở phần trích trong Lã Thị Xuân Thu ở trên không thấy nói đến Cửu Thiên, nhưng xem xét thấy rất tương hợp vì tất cả đều là tượng tin của Dịch Lý nên có sự nhất quán.
Tới đây ta có thể kết luận: các chữ nút dây chính là các số đếm
Chục con là 10 con số, cũng là 10 con chữ khởi nguyên của văn minh, Hán văn ký âm thành “thập can” – “chục con” khi xếp thành 2 đồ hình “Hà” và “Lạc” thì trở thành 10 tượng số; và Hà, Lạc chính là Thế giới Quan của người họ Hùng.
2 đồ hình Hà và Lạc chính là 2 quyển sách viết bằng chữ nút dây và các đồ hình bát quái là những sách viết bằng chữ khắc vạch.
Thực tế cho thấy các dấu hiệu âm thanh thường có trước các dấu hiệu hình an̉h như vậy các ký tự nút dây bắt buộc phải có tên gọi …nhưng tới nay vẫn không thấy có thông tin gì về điều này.
Khi liên kết Thập can và các số đếm của người Hoa ta thấy có sự trùng khớp giữa can Giáp và chữ nhất…cả 2 chữ đồng âm này đều nghĩa là đứng đầu …, điều này gợi ra là THẬP CAN cũng là 10 con số. ta lập thành bảng đối chiếu:
Để tiện lợi ta thay thập can bằng 10 chữ số hiện nay:
10 con số hiện nay.
-1-2-3-4-5-6-7-8-9-10
- Thập can xưa.
- giáp-ất-bính-đinh-mậu-kỷ-canh-tân-nhâm-qúy.
- Thập can hay chục con xác định lại theo dịch học họ HÙNG.
-1-2-3-4-5-6-7-8-9-10
- -giáp-ất-nhâm-khang-mậu-canh-tân-bính-đinh-kỷ.
-chục con Việt ngữ.
- -chắc-óp-nhũn-căng-mẹ-canh-tưng-bấn-đanh-cả .
Căn cứ để sắp xếp thập can trong dịch học họ Hùng là các định luật của dịch học : - Hỏa viêm thượng nghĩa là Lửa thì bốc lên trên. - Thủy nhuận hạ : nước thì thấm xuống dưới . - Cương nhu tương ma sinh Động tịnh nghĩa là cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh .
Ta có đồ hình .
Đối
chiếu
với
Hà
thư
Dựa vào sự tương ứng vị trí ta xác định tên của thập can .
Chục
con
của
dịch
học
họ
Hùng.
Thập can không mang 1 ý nghĩa nào trong Hoa ngữ ngoài việc là tên gọi của các Can, trái lại trong tiếng Việt thì mỗi can đều mang 1 ý nghĩa xâu sắc rất cơ bản trong dịch học. Thực ra “thập can” cũng chỉ là “chục con” của tiếng Việt mà thôi. Con ở đây là con số hay con chữ
Tượng số là con số mang thông tin, có 1 ý nghĩa rõ ràng... xét theo tiêu chí này thì “thập can” không hề là tượng số của Dịch học.
Ngược lại với “chục con” thì hoàn toàn khác; các tượng số đều có nghĩa rõ rệt, chắc chắn trong 2 đồ hình Hà và Lạc, đó chính là nhân sinh quan, vũ trụ quan chứa trong Hà, và đồng thời đồ chứa trong Lạc.
Thượng thư thiên cố mệnh là sách sớm nhất nói đến HÀ THƯ:... “sau khi VĂN vương chết ở chái nhà phía đông có trưng bày HÀ THƯ....’ theo cổ thư trung hoa thì vị đế vương nào khai sáng 1 triều đại Trung hoa đều được trời ban HÀ-LẠC... từ Bào hy, Thần nông, Hoàng đế đến....nghiêu, thuấn, vũ. .. có lẽ người xưa coi đây như là việc tấn phong của trời cho các Thiên tử chăng. ..?
Kỳ bí là không ai biết mặt mũi HÀ LẠC ra sao, mãi tới đời Tống Chu hy mới công bố 2 đồ hình này... mà không thấy có 1dòng chữ nào nói đến gốc gác.
Nhưng với người Việt thì lại khác, câu ‘tam khoanh tứ đốm’, nếu hiểu theo phép đảo vị là ‘tam đốm tứ khoanh’, nhìn Hà đồ ta thấy:
-Tam khoanh; khoanh biến âm của - khuyên: vòng đeo tai.
- Khoẻn: nhẫn đeo tay; cả 2 là hình ảnh
Của chấm trắng. O dùng cho số chẵn trong 10 can.
- Tứ đốm; người Việt thường dùng từ kép ‘đốm đen’, như vậy đốm ở đây chỉ chấm đen ● dùng cho số lẻ trong thập can.
Điều trên chứng tỏ Thập can và Hà Lạc không xa lạ gì với dân gian Việt nam.
Dịch học họ Hùng có Hà Thư chứ không có Hà Đồ, tiền nhân người Việt đã chỉ dẫn... nói Hà Đồ tức là “ Hồ Đồ”, Hồ Đồ là không biết nhìn nhận sự việc 1 cách chín chắn, cẩn thận vì Hà còn nghĩa trong Hoa ngữ là trời, đối với Lục là đất; Dịch có nguyên lý ‘Tại Thiên thành Tượng, Tại Địa thành Hình’; tượng thì làm sao vẽ ra được mà có đồ, tượng chỉ có thể mô tả bằng thư (thư nghĩa là cuốn sách, cũng còn nghĩa là chữ) vậy thì phải gọi là Hà Thư, còn Lạc biến âm của Lục nghĩa là đất nên đi với Đồ, từ hiện đại gọi là địa đồ.
Trong ngôn ngữ Việt Nam có một cấu trúc hết sức độc đáo, người viết suy nghĩ mãi cũng chưa biết được tại sao lại như thế? Đó là loại cấu trúc câu tạm đặt là “đào vị” đặc biệt loại hình này không phải là hiếm hoi mà trái lại đầy dẫy trong ca dao, tục ngữ...
Thí dụ: - Ăn hang, ở lỗ chính xác phải viết lại là ở hang, ăn lỗ.
- Cao chạy xa bay phải viết lại là: Cao bay, xa chạy hay Xa chạy, cao bay mới có ý nghĩa.
Tương tự như vậy còn nhiều lắm... như: nệm ấm, chăn êm...v.v...
Phải chăng Hà Đồ, Lạc Thư cũng nằm trong “loại hình” này...? vì đây là “đặc sản” của người Việt nên hàng ngàn năm nay người Tàu vẫn lầm. .. còn chúng ta trong Dịch học Họ Hùng thì xác định là: Hà Thư và Lạc Đồ chứ không thể khác được.
Trong nền văn hóa người Tàu nói chung và “Hán Dịch” nói riêng thì Hà và Thư còn lắm điều kỳ bí khác.
Trong Chu Dịch có 2 đoạn Khổng Tử nói đến Hà, Thư
1. Khi viết về Dịch sử Khổng Tử hé lộ: người xưa thắt nút mà cai trị, ngày nay (thời Khổng Tử) thay bằng Thư Khế
2. Đức Khổng Tử nói: Hà xuất Đồ (?) Lạc xuất Thư (?) Thánh nhân tắc chi.
Như vậy rõ ràng: nút thắt là một loại chữ đúng như ta gọi “chục con” hay thập can là “tượng số”, các nhà khoa học ngày nay gọi nó là loại chữ “Nút thừng” hay “Kết thằng; Thập can hay chục con chính là chữ “kết thằng” mà Khổng Tử nói tới, khi bàn về Hà, Lạc đồng thời ta cũng chứng minh cho sự khẳng định trên.
Chữ nút thừng là các nút dây thực sự, một loại văn tự thời Thái cổ, thời mà trong con người chưa có ý niệm về thư khế hay văn tự.
Do Hà và Lạc được tạo ra bằng thứ chữ “thực thể” này mà mất tích trên ngàn năm, tới thời Tống mới tái xuất dưới dạng hình vẽ tức ký tự, không còn là nút dây thực sự nữa.
Liên quan tới văn tự, chữ viết có nhiều từ thuần Việt, bị biến dạng đến độ ngay người Việt cũng coi nó là ngoại nhập. Thí dụ: từ chữ biến âm của “chứa, trữ”, ký hiệu hay dấu hiệu chứa thông tin bên trong được gọi là “chữ”, người Tàu ký âm thành ra “tự” chỉ còn phần âm rơi mất phần nghĩa.
Tương tự: chữ văn là biến âm từ gốc “vằn” trong tiếng việt, vằn vện là sự nổi rõ, trông thấy “thành vện”, cổ thư Trung Hoa cho con cọp hay hổ là loài “văn minh” vì trên da nó đã có cài vằn tự nhiên, rõ ràng “vằn” ở đây đồng nghĩa với “văn”. Tóm lại cả “văn” và “tự” đều xuất phát từ gốc Việt ngữ, chúng ta sẽ có dịp trở lại đề tài này khi giải mã bức tranh Đông Hồ: “Lão oa độc giảng” (oa là con cóc, cũng có nghĩa là chứa trữ) để phá kỳ án: chữ “khoa đầu” hay loại chữ hình con “nòng nọc”.
Căn
cứ
nguyên
văn
lời
Đức
Khổng
Tử
nói
về
Hà,
Thư...
làm
gì
có
chữ
Hoàng
hay
Mạnh
nào?
Vậy
mà
ngàn
năm
qua
các
bậc
Hán
Nho
sừng
sỏ
cứ
tự
nhiên
xác
quyết...
Hà
đồ
xuất
ở
Hoàng
hà
hay
Mạnh
Hà;
Lạc
Thư
xuất
hiện
ở
Lạc
Thủy...
cả
3
con
sông
nằm
trong
lãnh
thổ
Trung
Hoa
hiện
nay ;
giả
như
bây
giờ
nói
chữ
hà
là
chỉ
Hồng
hà
chữ
Lạc
chỉ
sông
Lô
ở
Việt
nam
thì
sao ?
căn
cứ
vào
đâu
mà
nói
sai
hay
đúng
...,
chỉ
với
việc...
Hà
đồ
là
các
khoáy
(soáy)
trên
lưng
con
Long
Mã,
Lạc
Thư
là
các
điểm
trên
lưng
con
Thần
Quy
cũng
đủ
nói
lên...
sông
Hoàng
Hà,
Mạnh
Hà
hay
Lạc
Thủy...
Tất
cả
chỉ
là
tưởng
tượng
hoang
đường.
..
duy
có
điều
rất
lạ :
Hà,
Thư
được
nói
đến
trễ
nhất
cũng
ở
Thời
Chiến
Quốc
vậy
mà
cả
nước
Trung
Hoa
không
ai
biết
mặt
mũi
nó
ra
sao...
mãi
tới
thời
Tống
tức
hơn
1
ngàn
năm
sau
mới
được
trình
làng
và
từ
đó
trở
đi
2
đồ
hình
này
trở
thành
1
phần
của
Dịch
học.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Dịch học họ Hùng/Bài 10
- Xem thêm liên kết đến trang này.