Dịch học họ Hùng/Bài 28

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học bài 28


13. Cặp quẻ: Tụ – Thăng hay Tựu thành (Tề – Tựu)[sửa]

Dich 281.jpg


Cặp quẻ này nói lên sự phát triển tất yếu theo thời gian.


Phát triển về lượng là quẻ tụ

Phát triển về chất là quẻ thăng

Đoàn thể ngày càng đông đúc hơn lên, lãnh thổ mở rộng ra, khi không mở rộng được nữa thì tụ là sự liên kết, hay thống nhất nhiều cái nhỏ để thành một cái lớn, lớn hơn thì có được ưu thế về qui mô, cạnh tranh với sức mạnh lớn hơn, tiếng nói mình có trọng lượng hơn, tóm lại phát triển về lượng là quy luật tự nhiên.

Con người bằng nỗ lực của mình có được sự hiểu biết ngày càng rộng hơn và sâu hơn, từ sự hiểu biết này biến thành lực để tác động vào thế giới tự nhiên đưa lại những thành tựu về kinh tế, kỹ thuật, của cải ngày một dồi dào hơn, đời sống ngày càng nâng cao đấy là ý nghĩa quẻ Thăng.

2 quẻ tụ và thăng của Dịch học họ Hùng chỉ trùng tên còn nội dung khác hẳn Dịch học của Tàu, cặp quẻ nay lý giải việc tại sao Việt Nam phải gia nhập Asian.

A- Quẻ Tụ = Thiên/ Lôi (Tựu)

Trong tập quán sinh hoạt của người Việt, tiếng trống có một vị trí khác đặc biệt.

Tiếng trống báo giờ học.

Tiếng trống vang lên để báo hiệu một việc gì đó, trống dùng trong các buổi tế lễ trời đất và đặc biệt tiếng trống để tụ họp dân làng.

Các sách cổ của người Tàu có ghi chép việc tụ tập dân làng bằng tiếng trống đồng, đấy là một hiệu lệnh, tùy theo cách đánh mà tập trung một thành phần nào đó trong cộng đồng, trống để tập trung họp hành, bàn bạc việc chung, cũng có thể là tập trung trai tráng để chống thiên tai hay giặc cướp.

Thiên lôi là tượng tiếng trống vang lên dưới gầm trời công dụng là để tập hợp nên thánh nhân đặt tên quẻ này là tụ hay tập trung.

Trong Dịch học của người Tàu thì thiên lôi hợp thành quẻ vô vọng hợp lý hay không miễn bàn.

a. Lời quẻ:

Tụ nguyên hanh lợi trinh, kỳ phỉ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.

Tụ tập là phải có đủ 4 nguyên chuẩn: nguyên – hanh – lợi – trinh, không được như thế là có tai họa, bất lợi không thể tiến được.

Tụ tập tức hình thành một cộng đồng người, việc của xã hội buộc phải theo đủ 4 tiêu chuẩn, nhân bản, hợp lẽ, thiết thực và bền vững không được như vậy mà tập hợp lại là tai họa, hoàn toàn bất lợi không thể tiến lên được.

Hình thành một cộng đồng người là việc hết sức lớn và hết sức khó, rất phức tạp, có muôn ngàn việc phải giải quyết, nếu nắm vững 4 nguyên chuẩn, hành động theo chuẩn mực đó sẽ được quốc thái dân an, ngược lại thì có thể là một hiểm họa.

b. Lời tượng

Tụ, quân tử dĩ trù binh khí giới bất ngu.

Số đông người tụ tập lại bậc trưởng nhân phải chuẩn bị khí giới phòng những bất trắc phát sinh.

Hình ảnh cụ thể rất quen mắt với chúng ta ngày nay là các cuộc meeting, biểu tình, nếu không tổ chức tốt, với đám đông như thế khi bị kích động dễ phát sinh cuồng loạn.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Hữu phu, bất chung, nãi loạn nãi tụy, nhược hào, nhất ác vi tiếu vật tuất vãng vô cữu.

Không thể ăn bánh vẽ mãi được, tập họp, biểu tình để bày tỏ thái độ, hành động ôn hòa, đừng ngại cứ làm đi không lỗi gì.

Ngày nay meeting biểu tình là chuyện bình thường thời quân chủ đó coi như là tội nổi loạn, đứt đầu như chơi, Dịch học dám chỉ bảo… ôn hòa cứ làm đi thật là đi trước thời đại tới vài ngàn năm.

c.2 Hào nhị

Dẫn cát vô cữu, phu nãi lợi dụng thược

Dẫn giắt, lôi kéo nhau theo đường công chính, không lỗi, tâm thành lễ mọn vẫn được tốt lành.

Vật tế lễ chỉ tượng trưng cho tấm lòng thành kính cuả mình nên lễ mọn cũng được, còn có ý tà gian thì vật tế có trọng hậu tới đầu, thần thánh cũng không dám chứng.

c.3 Hào Tam

Tụ như – ta như – vô du lội, vãng vô cữu tiểu lận.

Hợp tác làm ăn than trời như bọng chẳng ơn ích gì, bỏ đi chẳng lỗi, chỉ thẹn chút ít.

Hào tam chủ lợi, tụ tập chủ lợi, chỉ có là hợp tác làm ăn, tỵ nạnh, láu cá vặt dẫn đến chẳng ra làm sao cả, rời bỏ tập thể ra làm ăn một mình chẳng lỗi gì, chỉ hơi thẹn vì đã tính sai nước cờ phí thời gian.

c.4 Hào Tứ:

Đại cát – vô cữu

Hào tứ là hào của duy lý, duy lý luôn dẫn đến hành động thái quá hay quá lố. Tụ ở thời duy lý là tượng tổng hợp lý luận, duy lý thì tốt nhất cũng đạt được sự không lỗi mà thôi, tức chẳng nên cơm cháo gì, bệnh thái quá hay bệnh mắt to hơn người, đã là đại họa của nhân loại; bắt thực tế phải khom mình theo lý luận là sự hành hạ con người một cách kinh khủng, ai thần kinh yếu thì chỉ có nước vào nhà thương điên.

c.5 Hào ngũ

Tụ hữu vị, vô cữu, phỉ phu nguyên vĩnh trinh, hối vong.

Cấp trên ra lệnh tập hợp, đâu có lỗi gì, có kẻ không tâm phục, khẩu phục chẳng sao cả cứ giữ nguyên lệnh như thế, chẳng có gì phải hối hận.

Hào ngũ chỉ ngôi Tôn, ra lệnh tập hợp cấp dưới quyền, mệnh lệnh thì phải thi hành, nhưng có người trong bụng cũng có phần không phục, mặc xác nó, lệnh là lệnh không phải suy nghĩ đắn đo gì cả.

c.6 Hào thượng

Tế tư thế di vô cữu.

Cuối cùng của quẻ theo luật tuần hoàn … là “rã đám”, than thở sụt sùi chắc vì mất ghế… không được làm lãnh tụ vĩ đại cao cả nữa, buồn thật. Nhưng không lỗi gì vì đấy là luật tự nhiên hợp tan, tan hợp.

B- Quẻ Sơn Thiên = Thăng

Đây là một trong những quẻ khó “thông” nhất, núi ở trên trời ở dưới tạo thành quẻ thăng hay lên cao. Suy mãi mới ra; sơn ở trên, thiên ở dưới thì chỉ có là nơi đỉnh núi…

Đây là cảnh tu tiên trên non cao thoát trần, thoát tục sống tràn đầy với nội tâm.

a. Lời Quẻ

Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Thăng tiến đi lên, nhân bản và hợp lý dùng để rèn đúc cho con người trở thành trưởng nhân, không phải lo lắng gì hành quân đánh bọn man rợ, tốt.

Đi lên đỉnh núi tức tu luyện hầu trở thành đại nhân (đối nghịch với tiểu nhân)

Nam chinh không có nghĩa là hành quân đánh phương Nam đâu, Dịch học cho phương Nam là phương tối tăm, mông muội, nam chính là đánh lũ man mọi hay mông muội (man = mãn chân, mông = mông cổ).

b. Lời tượng

Địa Trung sinh mộc thăng, quân tử dĩ thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại.

Cây mọc lên từ đất, “phong” còn được dùng để chỉ cái cây, là tượng quẻ thăng ở đây là nghĩa là mọc lên, xem tượng ấy bậc trưởng nhân phải theo chiều đạo đức, tích lũy nhỏ nhặt những việc nhân đức để dần dần trở nên cao to như cây cổ thụ vậy.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ:

Doãn, thăng, đại cát

Quyết tiến (lên) vô cùng tốt.

Tiến lên là phát triển về chất, đó là tất yếu cộng với ý chí tiến công của con người thì còn gì tốt bằng.

c.2 Hào nhị:

Phu nãi lợi dụng thược, vô cữu .

có lòng thành kính chẳng cần lễ vật, không lỗi gì đâu, nghĩa quá rõ khỏi bàn.

c.3 Hào tam

Thăng hư ấp, tiến lên dễ dàng như vào chỗ không người.

Đời là một cuộc bon chen, dành giật nhau để đi lên, mọi mánh khóe, thủ đoạn được tung ra chỉ nhằm cản đường, triệt hạ kẻ khác hầu mình ngóc đầu đi lên, ở hào tam việc đi lên dễ dàng quá không có ai cản trở, tranh giành với mình cả.

c.4 Hào Tứ

Vương dụng hanh vu kỳ sơn cát vô cữu.

Nhà vua dâng lễ tế tại kỳ sơn tốt; theo một số nhà nghiên cứu Trung Hoa lời Hào tứ này mô tả việc ông Cổ Công Đản Phụ, bị lũ rợ bức bách chạy đến chân núi Kỳ Sơn, một năm xây thành, 2 năm xây kinh đô, 3 năm quy mô quốc gia tăng gấp 5 lần ban đầu.

Diễn tả sự thăng tiến nhanh chóng của đất nước Thục ở Qúy châu .

c.5 Hào ngũ

Trinh cát – thăng giai.

Kiên trì từng bước tiến lên.

Sự phát triển luôn luôn là một quá trình, theo thời gian tạo thành các nấc như nấc thang, trinh tức bền vững lâu dài, hào nói phải tuần tự mới tiến lên được, bước trước làm bệ phóng cho bước sau, cứ tiếp nối như thế mãi từ nguyên thủy tới văn minh.

c.6 Hào thượng

Minh thăng, lợi vu bất tức chi trinh – mò mẫm tiến lên, bền bỉ tự lập kiên cường rồi sẽ thắng lợi.

Đi con đường chưa ai đi, thì phải mò mẫm vậy, mình là người tiên phong thì dựa vào ai được, chỉ còn cách bền bỉ, tự lập rồi đây thế nào cũng tới đích.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.