Dịch học họ Hùng/Bài 32
Dịch học bài 32
17. Cặp Quẻ: Ranh – mãnh ( rành – mạnh)[sửa]
Ngôn ngữ Dịch học là : Quán – đại tráng
Vĩ đại và thông thái là cặp quẻ nói lên phẩm chất và năng lực siêu phàm nơi con người.
Đại tráng là vô cùng mạnh mẽ chỉ người có một ý chí mãnh liệt không gì lay chuyển nổi, điểm đặc biệt cặp quẻ này muốn nói: song hành với chữ đại tráng không thể thiếu chữ Quán hay thông thái nghĩa là thông hiểu rộng rãi, theo từ ngữ thường dùng ngày nay: Quán nghĩa là thấu triệt, biết một cách tường tận.
Dịch học cho ta một cặp: phẩm chất và năng lực siêu phàm, đại biểu cho tâm và trí, bất khả ly; nhiều học giả cho thấy chủ trương nhấn mạnh chữ trí của Khổng Tử, điều đó làm ta ngạc nhiên vì tư tưởng này đã chứa ngay trong cặp quẻ đại tráng – quán ; trí là khả năng xét đoán từ ngày nay trong tin học gọi là khả năng xử lý thông tin, không thể nào có được một anh hùng đạo đức nhưng kém trí cả, nhưng lại rất nhiều bậc đại trí – vô lương tâm hay hữu tài mà vô đức.
Không thông suốt, không phân định được đúng sai, phải trái thì làm sao xác quyết con đường phải đi để quyết chí bước trên nó, đạo đức luôn dựa trên nền tảng trí tuệ đấy là quy luật Dịch học đã vạch ra không thể khác được, nhưng điều ta không được lầm lẫn là bằng cấp cao chưa chắc đã là trí thức, bằng cấp chỉ là danh còn trí thức là thực. Danh và thực có thể đồng nhất nhưng cũng có thể không.
Chúng ta cũng không thể lầm lẫn giữa đạo đức và các định kiến xã hội ở một thời kỳ lịch sử nhất định, thí dụ tư tưởng: tôn quân trọng đạo hay tam cương ngũ thường chỉ là sản phẩm của thời quân chủ, phong kiến theo phụ hệ đấy hoàn toàn không phải là đạo đức… thậm chí còn có thể là phản đạo đức…
Đặc biệt Dịch học họ Hùng và Dịch học của Tàu hiện hành khác hẳn nhau về cặp Quẻ này, nói rõ ra là Dịch học của Tàu không có cặp Quẻ Đại Tráng – Quán này.
A- Quẻ: Rành ( đọc trại đi là Ranh) Lôi /Thiên
Rành rọt nghĩa là thông suốt hay biết rõ dịch sang Hoa ngữ là Quán.
Lôi trên thiên, sấm nổ ở trên trời, âm vang của nó lan toả xuống khắp mặt đất vì thế đặt là quẻ quán, tự như ở trên cao nhìn xuống thì có gì mà không thấy, thấy hết là biết rõ, rành rọt. Trung Hoa ngữ: Quán còn có nghĩa là cái tháp, hiểu trọn vẹn theo tiếng Việt phải là cái tháp canh: tức ở đỉnh cao mà nhìn xuống thì thấy hết, ở quẻ này sấm nổ ở trên trời là cực cao nên còn chỗ nào mà không thấy (canh là trông chừng).
a) Lời Quẻ
Quán, Tiểu lợi, Trinh
Rành rọt, biết rõ dùng để lo cho đời sống vật chất (Tiểu – lợi)
Cái biết là cái trường tồn
Quán thông là biết rõ những quy luật vận động của tự nhiên, nó chi phối mọi biến chuyển trong vũ trụ và đời sống vật chất của loài người.
Tiểu là nhỏ không phải ý là nhỏ bé về kích thước, trong Dịch học nhỏ là lãnh vực đời sống vật chất, còn lớn là những gì thuộc về tinh thần.
b) Lời tượng:
Quán, Tiên vương, dĩ tỉnh phương, quan dân thiết giáo.
Quẻ Quán (rành rọt), đấng tiên vương đi đến các nước chư hầu, xem xét dân tình, tùy theo đó mà đặt ra lễ giáo, để giáo hóa dân.
Chế độ phong kiến do nhà Chu tạo nên, có chính quốc và chư hầu, chính quốc hay chư hầu đều là đất của vua, con dân nước nào cũng là con dân nhà Chu, vua Chu. Để điều hành đất nước hằng năm vua phải đi đến các nước chư hầu nghe tấu trình người tốt việc tốt để biểu dương kịp thời, xem xét dân tình, nết ăn nết ở ra sao rồi tùy theo đó mà đặt ra luật lệ để giáo hóa dân sao phong hóa ngày càng đẹp, hoàn thiện hơn.
Từ Quán ở đây nếu dùng Tiếng Việt ngày nay phải dịch là “đi xem” nghĩa là đi tới tận nơi để quan sát.
c) Lời Hào
c.1) Hào Sơ
Đồng quán, tiểu nhân vô cữu, quân tử lận
Nhìn như trẻ con, người thường thì không lỗi, bậc trưởng nhân mà nhìn như thế thì thật xấu hổ.
Nhìn như trẻ con là chỉ ghi nhận hình ảnh không xét đoán chi cả, hình ảnh đi vào rồi đi ra… một cách hời hợt vô thưởng vô phạt người bình thường nhìn như vậy thì còn chấp nhận được, bậc trưởng nhân mà không biết ghi nhận và phán đoán thì không chấp nhận được, ý nói nhìn sự việc diễn ra một cách bàng quan mặc kệ chẳng ăn nhầm gì tới mình. Quân tử cứ “mũ ni che tai” thì thực là đáng xấu hổ, hoặc là nhìn để mà nhìn không phân tích phán đoán phải trái đúng sai tốt xấu.
c.2) Hào nhị
Khuy quan, lợi nữ trinh
Nông nổi, nhìn không có bề sâu, hay tầm nhìn hẹp hòi, đấy là cái nhìn của đàn bà. Bậc trưởng nhân mà có cái nhìn như thế thì thiên hạ đi ăn mày.
Quán một cách đầy đủ là nhìn trong không gian 3 chiều và trong động trạng.
Khuy quan chỉ có nghĩa là cái nhìn còn khiếm khuyết, chưa toàn diện, chỉ thấy bề nổi chưa thấy bề sâu. Dịch đúng sang tiếng Việt là cái nhìn nông nổi, đấy là năng lực bẩm sinh nên là đàn bà thì không có lỗi (định kiến lạ lùng thời phụ hệ xa xưa).
c.3) Hào Tam
Quan ngã sinh, tiến thoái.
Xem xét cách sống của chính mình hiện tại tức là tự kiểm điểm bản thân để điều chỉnh, sửa đổi cho xứng bậc trưởng nhân – quân tử.
Quan ngã sinh là tự kiểm
Tiến thoái là tự phê xem mình tiến bộ hay thoái hóa.
c.4) Hào Tứ
Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương
Hiền tài là sự sáng của quốc gia, đến nhà vua cũng phải tôn trọng.
Lời hào này rất hợp với một câu nói bất hủ chép trên bia đá ở văn miếu Hà Nội: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí quốc gia chính là “Quốc chi quang” ở hào này.
Mang lại sự thịnh trị cho quốc gia không phải chỉ cho vua hiền tôi trung, mà còn có các bậc hiền tài, hiền tài là có cả tâm và trí nhiều khi không chịu làm quan nhưng chính đời sống của họ lại là cái gương cho mọi người noi theo, lời nói của họ là ánh sáng soi đường cho quốc gia dân tộc bước đi, họ thực sự không có địa vị nhưng lại ở trên tất cả, đến bậc quân vương cũng phải tôn trọng.
c.5) Hào ngũ
Quan ngã sinh, quân tử vô cữu
Bậc trưởng nhân phải thường xuyên tự kiểm điểm, tự phê bình có như thế mới giữ được mình.
Làm được như vậy thì không mắc lỗi.
Lời hào ngũ ý nghĩa tương tự hào tam, khác ở chỗ hào tam nói về ý nghĩa việc quan ngã sinh, còn hào ngũ nhấn mạnh phải thường xuyên quan ngã sinh.
c.6) Hào thượng
Quan kỳ sinh, quân tử vô cữu
Quan sát sinh hoạt xã hội để phán xét mình, vì sinh hoạt xã hội chính là sản phẩm do cách sống của mình sản sinh ra, vì thiên hạ noi theo quân tử, nếu phong hóa suy đồi thì chính là do quân tử thoái hóa – nếu làm được như thế thì không có lỗi.
B) Quẻ Mãnh hay mạnh = Thiên/ Sơn
Núi sừng sững giữa trời là hình ảnh của sự mạnh mẽ vô song.
Dịch học người Tàu lại cho là: Thiên sơn độn… núi sừng sững giữa trời mà lại tượng trưng cho sự ẩn trốn thì không hợp lý tí nào.
Trong ngôn ngữ Dịch học chữ mãnh hay mạnh đồng nghĩa với từ đại tráng.
a) Lời Quẻ:
Đại tráng, lợi trinh.
Vô cùng mạnh mẽ, hợp lẽ và vững bền.
Ý chí mạnh mẽ bao giờ cũng phải dựa trên lý lẽ tự nhiên, đúng quy luật, một chủ quan một khách quan hợp tác với nhau gọi là Đại Tráng.
b) Lời tượng
Đại tráng ,quân tử dĩ phi lễ phất lý.
hết sức mạnh mẽ, bậc trưởng nhân nếu thấy điều không hợp lẽ thì dứt khoát không làm.
Đại tráng không phải là sức khỏe của cơ bắp, ở đây ý chỉ thắng được lòng mình hay rõ hơn là thắng sự ham muốn vật dục nơi con người mình tức là đại tráng hay “siêu mạnh”.
Thí dụ: ai mà chẳng thèm muốn chức quyền và tiền bạc, nhưng người quân tử chỉ ham tiền của mình chứ không tham của người, chỉ dám ngồi lên ghế khi thấy mình làm được việc chứ không cố bon chen ngồi lên ghế cho bằng được… hòng kiếm chác… mọi người chỉ cần giữ được công bình và sự xứng đáng tức đã “đại tráng” rồi.
B- Lời Hào
c.1) Hào Sơ:
Tráng vu chỉ, chinh hung, hữu phu.
Hào Sơ thấp nhất cũng tương đương vị trí ngón chân trong cơ thể khi đứng.
Mạnh ở cấp thấp nhất là chỉ không sợ chết tức như ta hay nói hữu dũng vô mưu, chỉ có sức mạnh cơ bắp không có cái đầu thì đánh ai được, nếu đánh thì thua chắc (chinh hung)… hữu phu: có lòng tin… vào bậc trưởng nhân dẫn giắt bước đi.
c.2) Hào nhị
Trinh cát
Kiên trì với ước muốn trở nên đại tráng, tốt lắm, dù chỉ mới lập chí cũng là điều đáng quý rồi, Hào nhị ở vị trí còn thấp, đoạn đường phấn đấu để trở nên đại tráng còn dài lắm, chỉ cần đừng ngã lòng là đủ được cát rồi.
c.3) Hào Tam
Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng, trinh lệ, đê dương xúc phiên, lụy kỳ giác.
Tiểu nhân dùng sức mạnh, quân tử dùng sự mềm mỏng, cứ khăng khăng chỉ biết sức mạnh sẽ như con dê húc vào hàng rào rồi mắc sừng vào đấy không sao rút ra được.
Bọn Tiểu nhân thiên về bạo lực, trừng trị và trả thù, bậc trưởng nhân thiên về sự giáo hóa, trị bệnh cứu người là chính, bọn tiểu nhân cứ khăng khăng con đường ấy có ngày gặp nạn như con dê chỉ biết húc… nên kẹt luôn sừng vào hàng rào không sao rút ra được.
Võng là từ Việt ngược với căng, đồng nghĩa với chùng hay rùn, không căng thẳng.
c.4) Hào Tứ
Trinh cát hối vong, phiên quyết bất doanh, tráng vu đại dư chi phúc
Bền lòng nuôi dưỡng ý chí cách mạng sẽ được đền đáp (mọi hối tiếc sẽ tan biến = hối vong), sẽ có ngày sức mạnh của bạo lực cách mạng đủ để đạp đổ bức tường bảo vệ chế độ thối nát, cỗ xe cách mạng tiến đi mạnh mẽ, nhờ cái vành bánh xe vững chắc ý chỉ lý luận cách mạng đúng đắn, khoa học.
Liên kết với hào từ của hào tam ta mới hiểu được hào tứ.
Hào tam ý chí cách mạng có thừa nhưng thiếu khoa học lý luận cách mạng nên húc đầu vào đá, tức chưa đủ lực đã manh động tiến hành cách mạng nên thất bại vì tường rào không đổ, song hào tứ vẫn kiên trì ý chí cách mạng đến khi đủ lực nhận định thời cơ, chọn thời điểm, đánh giá đúng sức mạnh nên cách mạng thành công. Bức tường đổ, tường đổ rồi thì không còn vật gì cản trở, cỗ xe cách mạng tiến lên mạnh mẽ, sở dĩ được vậy là biết dựa trên hay vận dụng lý luận cách mạng, hay khoa học về tiến hóa xã hội. Một cách sáng suốt đúng đắn (chính là Dịch học).
c.5) Hào ngũ:
Táng dương – vu dị – vô hối
Làm cho bầy dê mất tính hung hăng không lỗi.
Cách mạng thành công rồi , thời đập phá đã kết thúc bắt đầu thời xây dựng, tính hung hăng hay húc của bầy dê đâu có dùng được nữa, tính chất này có khi lại trở thành mối nguy cho chế độ mới, bằng mọi cách phải diệt hay chấm dứt nó ngay.
c.6) Hào thượng
Đê dương xúc phiên, bất năng thoái bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát.
Con dê đực húc vào hàng rào tới cũng không được, lui cũng không xong không có gì là lợi cả, gian nan vất vả sau được tốt – lành.
Nói
năng
vung
vít,
một
tấc
bốc
tới
trời,
bây
giờ
thực
tế
không
thể
có
như
vậy,
không
thể
tới
vì
càng
tới
càng
xa
rời
thực
tế
“lún”
sâu
vào
hoang
tưởng,
không
thể
lùi
vì
không
lẽ
nhận
mình
dốt
quá
nên
sai…
như
vậy
biết
bao
công
sức,
thậm
chí
sinh
mệnh
phải
trả
giá
cho
cái
sai
này
à?
Tình
hình
như
thế
còn
gì
là
lợi
nữa,
nếu
thực
tâm
thì
sau
khi
gian
nan
sửa
chữa
sai
lầm,
sửa
được
thì
tốt.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.