Dịch học họ Hùng/Bài 18
Dịch học bài 18
3. Cặp Quẻ: Cầu – Cạnh[sửa]
Dịch
học
người
Tàu
gọi
là:
Nhu
–
Tụng
.
Tranh dành là do thiếu thốn, nếu thừa thãi thì tranh dành làm chi, thiếu thốn là do có nhu cầu mà không được thỏa mãn. Dịch học đã chỉ ra thuộc tính của vật chất là hữu hạn, chỉ có một luợng của cải nhất định nào đó thôi trong khi nhu cầu thì hầu như vô hạn vì lòng tham không đáy. Nên tranh dành được coi như một hiện tượng tự nhiên, chữ tranh dành nhiều khi rất nhẹ như 2 đứa trẻ giành nhau cái kẹo, khi lại hết sức to như 2 quốc gia giành nhau địa vị bá chủ thiên hạ, hàng triệu người đã chết đâu phải chuyện đùa.
Nhu cầu để sinh tồn của con người thực ra không quá to lớn, để sống được cũng chỉ cần ngày vài chén cơm mà thôi, nhưng từ nhu cầu sinh tồn, biến tướng thành nhu cầu an toàn, dự trữ bảo đảm không sợ có lúc thiếu như thế chữ “nhu cầu” đã phình ra to lớn lắm rồi, đến khi phát sinh nhu cầu so sánh, tranh hơn giữa mọi người thì “nhu cầu” trở thành vô hạn, chính vì vậy mà sự tranh dành không bao giờ dứt được, hết thế chiến thứ I, đến thế chiến thứ II bây giờ nhân loại đang chờ… thế chiến thứ III hay ngày tận thế…
Thánh nhân dày công làm ra Dịch học cũng là để… tránh ngày ấy cho hậu thế, sở dĩ tụng là tại nhu … vậy muốn tránh tụng thì phải bắt đầu ngay cả 2 phương cách:
- Đường khắc: mỗi người phải biết tự tiết chế nhu cầu… chỉ có nhu cầu sinh tồn là nhu cầu thực, còn lại điều xuất phát từ sự tham lam giả tạo.
- Đường sinh: tăng thêm kiến thức, cải tiến công cụ để sản xuất ra nhiều của cải hơn thỏa mãn cho dân sinh.
- Cả 2 phương cách đều nhằm giảm cầu, cầu giảm thì “cạnh tranh” cũng giảm.
A. Quẻ cầu = Thủy/ Thiên
Dịch học người Tàu gọi là Thủy Thiên Nhu và giải nghĩa là chờ đợi.
Mây tụ đầy trời dân họ Hùng có bài đồng dao về chữ “cầu”:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…
Thực là đầy đủ các khâu, sản xuất chế biến và “tiêu thụ” cầu nghĩa đầy đủ là: mong cầu tức muốn và chờ, cũng là nhu cầu nghĩa là cần thiết.
a. Lời Quẻ: Nhu hữu phu quang hanh, trinh cát lợi thiệp đại xuyên.
Cầu mong thì phải tin tưởng, trong sáng, bền lòng sẽ gặp may, dùng để vượt sông lớn.
Người Việt Nam có câu: “cầu được, ước thấy” bậc trưởng nhân chỉ cầu mong những gì hợp lẽ đạo nên lời quẻ nói hữu phu điều gì thì phải có lòng chí thành, sáng trong và bền bỉ như thế sẽ gặp điều tốt đẹp, điều lớn nhất đáng cầu mong là quốc thái, dân an xã hội nhanh chóng phát triển, được thế là có lợi … lớn.
b. Lời tượng: Vân thướng ư thiên, nhu, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.
Mây tụ trên trời là tượng quẻ nhu: quẻ thủy trên quẻ thiên, trưởng nhân coi tượng đó mà ăn uống, an vui.
Như ở phần trên đã nói: ăn uống là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu thực sự không có không sống được, việc phải thoả mãn là điều đương nhiên, trưởng nhân cứ vui vẻ mà ăn uống không phải nghĩ suy gì đến khía cạnh lễ giáo, miễn là đừng ăn uống bằng tiền của người khác.
c. Lời Hào
c.1 Hào Sơ: Nhu vu giao lợi dụng hằng, vô cữu
Dịch nghĩa đen: đợi ở nơi cánh đồng lợi về việc thường xuyên (hằng) không lỗi.
Nhu cầu sinh tồn, cần thiết hằng ngày, thỏa mãn là chuyện đương nhiên, không có chuyện phải trái ở đây.
Cơ thể con người cũng là một sinh vật chịu sự chi phối của các quy luật sinh học như bao sinh vật khác, ăn mặc, truyền giống là các nhu cầu sinh lý tự nhiên, phải thỏa mãn nếu không có thì không thể tồn tại hoặc nối tiếp giòng giống.
c.2 Hào nhị: nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Đợi ở nơi bãi cát, việc nhỏ có điều tiếng xầm xì, sau cùng vẫn tốt.
Mong cầu cuộc sống tiện nghi là điều bình thường, sự hưởng lạc đừng quá đáng (tiểu hữu ngôn) sau cùng vẫn tốt, không có gì sai cả.
Mỗi người chúng ta đều có bổn phận phải làm cho cuộc sống ngày càng khá hơn, sung sướng hơn, vượt trên các nhu cầu sinh lý con người, chết tạo sản xuất ra của cải nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống văn minh, đấy là nhu cầu chính đáng, các tiện nghi hưởng thụ ngày càng nhiều, lao nhọc ngày càng ít đi, không gian ngày càng thu hẹp lại, thời gian ngày càng dài ra vì mỗi giây, mỗi phút chất lượng cuộc sống thay đổi hẳn.
c.3 Hào tam: Nhu vu nê, trí khấu chí
Dịch nghĩa: chờ đợi nơi đất bùn là vời giặc đến.
Tới hào tam này thì không còn là nhu cầu nữa mà là sự ham mê, nhu vu vê là ham mê của cải, mong muốn sự giàu có, của cải tích tụ quá nhiều sẽ đánh động lòng tham của người khác, rồi trộm cắp sẽ kéo đến vì chính mình mời nó vậy.
Làm giàu chính đáng rất ít người đạt được, còn bất chính là số đông, tham ô tham nhũng buôn gian bán lận, trộm cắp móc ngoặc… không đếm xuể, đấy chính là nê, là bùn đấy. Cái mà anh có nếu là do trộm cắp dù là hình thức trộm cắp nào … rồi cũng sẽ bị trộm cắp lại bởi kẻ khác, đấy là trí khấu chí.
c.4 Hào tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.
Chờ nơi vũng máu, thoát ra khỏi hang.
Thực ra chữ Huyết là từ dùng thay thế chỉ màu đỏ, việt gọi là máu đào, trong Dịch học màu đỏ chỉ quyền bính hay việc chính trị.
Nhu vu huyết là ham mê danh vị, quyền bính. Sự ham mê này xuất phát từ trong đáy lòng nó (xuất tự huyệt), mọi biện minh chỉ nhằm che đậy sự thật này.
Mong cầu lợi lộc vật chất và mong cầu danh vị quyền hành là những gì Dịch học diễn tả ở hào tam và hào tứ́. Sự răn đe trong nhiều quẻ. Tập trung vào 2 hào này, là 2 giai đoạn nhiễu nhương bắt buộc con người phải vượt qua để đạt đến nấc tốt đẹp là hào ngũ.
c.5 Hào ngũ: nhu vu tửu thực trinh cát.
Chờ đợi trong no say, bền chí rất tốt nghĩa Dịch học là: người có chí của bậc quân vương (Hào Ngũ) thì thản nhiên đợi mệnh trời. Không thay đổi lập trường dù gặp hoàn cảnh nào đi nữa sau cùng vẫn tốt lành.
c.6 Hào Thượng: Nhập vu huyệt, hữa bất tốc chi khách
Tam nhân lai, kính chi chung cát
Vào hang sâu, có khác thong dong 3 người đến, kính trọng họ, sau cũng tốt.
Đi vào chốn sâu thẳm của tâm hồn con người (nhập vu huyệt). Nếu có sự hướng dẫn, giáo dục đúng đắn thì sẽ dần nghiêng về, hướng về: các điều chân – thiện – mỹ.
Lo noi theo 3 điều ấy sau cùng sẽ rất tốt đẹp.
Chí chân, chí thiện, chí mỹ là lý tưởng, là điều ước mong lớn lao nhất, cao xa nhất mà bậc trưởng nhân phải hướng tới và làm cho mọi người cùng hướng tới.
B. Quẻ Cạnh = Thiên/ Thủy
Chu dịch bên Tàu gọi là: Thiên Thủy Tụng
Cung không đủ cầu, thiếu thốn, thiếu thốn phát sinh tranh dành đấy là ý cặp quẻ: cầu – cạnh hay như – tụng.
Cạnh là tranh dành còn có nghĩa là trái chống nhau.
Tính của nước là thấm xuống dưới, trời lại ở trên cao, 2 đàng chuyển động không đồng chiều gọi là cạnh (Quẻ thiên ở trên, thủy ở dưới).
a. Lời Quẻ:
Tụng hữu phu, tất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi, thiệp đại xuyên.
Đấu tranh vì có lòng tin chắc chắn sẽ thắng lợi, đấu tranh để đạt mục đích là tốt nhưng đấu tranh đến cùng thì xấu, đấu tranh làm cho con người mau chóng trưởng thành nhưng đấu tranh không ngừng ...không lợi cho công cuộc phát triển
b. Lời Tượng: Thiên dĩ thủy vi hành, tụng, quân từ dĩ tác sự mưu thủy.
Trời nước chuyển động nghịch chiều là tượng quẻ cạnh tranh hay tụng, trưởng nhân khi hành sự phải tính cho kĩ từ lúc khởi đầu, tính kỹ tức dự liệu mọi tình huống phát sinh.Không để xảy ra sự tự triệt tiêu từ bên trong do có xung đột.
c. Lời hào
c.1 Hào sơ: Bất vĩnh sở sự, tiểu hữu ngôn chung cát.
Không thể tranh dành mãi được, nếu dừng lại sẽ có lời ong tiếng ve nhưng chung cuộc tốt, tránh việc giành giật ngay từ đầu là tốt nhất.
c.2 Hào nhị: Bất khắc tụng quy nhi bô, kỳ ấp nhân tam bách hộ vô sảnh
Biết thực lực của ta và của người lui về hương bản nhỏ bé của mình tránh đối đầu đó là sự khôn ngoan.
Chiến tranh luôn là điều tệ hại nhất trong các điều tệ hại, thánh nhân luôn khuyên ta làm hết sức có thể để tránh đi.
c.3 Hào Tam: Thực cựu đức, trinh lệ, chung cát hoặc tòng vương sự, vô thành.
Thừa hưởng cơ ngơi sẵn tốt đẹp, cố giữ nguyên, kết cục rất tốt, tham chính chỉ biết hết sức làm việc, không màng đến công trạng.
c.4 Hào Tứ: Bất khắc tung, phục tức mệnh du an trinh cát
Đòi hỏi quá đáng đến độ phi lí, không thể đạt được, phải biết thực tế khi đưa ra các yêu sách, hồi tâm chuyển ý, ở yêu theo điều chính là tốt nhất.
c.6 Hào Thượng: Hoặc tích chi bàn đái, chung tiêu tam trị chi.
Tranh được chiếu đại áo, thì một buổi sáng 3 lần bị cướp lại.
Của
tranh
cướp
được
rồi
của
cũng
thiên
trả
địa,
mình
cướp
của
người
khác
được
thì
người
khác
cũng
cướp
lại
của
mình
được,
mạnh
được
yếu
thua
là
luật
rừng,
con
người
càng
tiến
lên,
càng
văn
minh
thì
sự
tranh
cướp
càng
phải
giảm,
thay
vào
đó
là
sự
phân
chia,
phân
xử
êm
đẹp
theo
luật
pháp,
sức
mạnh
của
bạo
lực
thay
bằng
sức
mạnh
của
công
lý.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.