Dịch học họ Hùng/Bài 7

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG. bài 7

b. Ý nghĩa khoa học thứ 1 của Hà Thư:[sửa]

1/ Cặp tượng số (1-6)

dân gian mô tả bằng điệp tự rất sinh động: cô đơn lạnh lẽo, số 1 = cô = đơn ta đã biết; số 6 trong chục con là cóng tức lạnh cóng, số 1 còn là “độc” biến âm ra đặc; đặc sinh ra nặng tóm lại trong bản thân số (1-6) hàm chứa nghĩa là: nặng và lạnh

2/ Cặp số (2-7)

được mô tả là: ôm ấp, ấm áp; ôm ấp chỉ 1 đôi như ta đã biết; còn từ điệp ấm áp chỉ rõ: ấm = nóng bức = “nhiệt”, áp à ép hay sức ép; ép cho ta 1 khái niệm “Lực”

Ta thấy rõ hơn ý niệm Lực ở nghĩa số 1 và 2; 1 là độc = đặc là nặng; 2 = nhị = nhẹ; cặp nhẹ – nặng minh thị “ý niệm” “Lực” trong trọng lực.

Như vậy trục tung hay trục dọc của Hà Thư chỉ rõ ý nghĩa: bản thân vật chất luôn chất chứa ở trong mình nhiệt và lực tức 2 dạng của năng lượng.

3/ Cặp số (3-8)

Tượng số 8 trong thập can là Bính, tiếng Việt là bấn, bấn loạn hay động loạn, chữ Bính thành Biến có nghĩa là thay đổi.- chuyển động ở đây là sự so sánh vị trí tương đối của vật so với chung quanh, ngược với động là định, ngược với biến là hằng,

số 3 can nhâm việt ngữ là nhũn hay mềm là từ phản nghĩa của căng hay cang , dân gian thường nói mềm như nhung ; nhung cũng là biến âm của nhâm chỉ vật tuy ̣đã định hình nhưng vẫn biến đổi như sinh vật có sinh có trưởng không chết cứng như đá .

4/ cặpsố (4-9)

Số 4 trong thập can là khăng biến âm là cang hay cứng tức sự ổn định về hình dạng của 1 vật cứng thường đi đôi với rắn nói chung chỉ những gì không thay đổi được.

Tượng số 9 là Đinh; Đinh biến âm để tạo ra nhiều từ: Đinh, Đanh là vật để đóng, gắn liền hay cố định 1 vật, Hoa ngữ biến âm thành từ Đính; Việt ngữ là Đinh.

Đinh biến âm ra Tịnh, Tĩnh à Tạng à Tượng tất cả chỉ sự yên lặng, không thay đổi, đứng yên và đặc biệt, Tịnh hay Tượng nghĩa là con voi; 1 loài thú đặc thù của vùng nhiệt và xích đới.


Tóm lại khi Liên kết ý nghĩa 4 cặp tượng số phát minh ra định luật:

Vật chất được xác định bởi 4 tượng; 2 tàng ẩn ở trong và 2 phát lộ ra ngoài.

-2 tượng ở trong là nhiệt chỉ định bửi số 6 –cóng hay lạnh và lực được biểu thị bằng số 2- ép hay áp lực

-2 phát lộ ra ngoài là:

- Trạng thái động hay Định cuả 1 vât so với chung quanh, vật lý hiện đại gọi là vận tốc chuyển động tượng trưng bởi số 8- bính bay biến và dạng vật chất cứng hay mềm được chỉ đinh bởi số 4-cang

- Dạng thể của vật chất: cứng hay mềm; gọi là cứng hay mềm chỉ là tượng trưng cho sự phân loại vật chất theo thể dạng: thông thường có 3 là: dạng rắn, lỏng và dạng hơi, ngày nay khoa học đang với tới dạng vật chất thứ 4 đó là plasma

Điểm then chốt trong định luật khoa học Hà Thư này là: 4 tượng hay 4 biểu hiện của vật chất gắn chặt với nhau và trở thành 1 khối thống nhất, chỉ cần thay đổi ở 1 tượng lập tức phát sinh thay đổi đối ứng ở các tượng còn lại, nghĩa là vật chất đạt trạng thái cân bằng mới.một khi bản thân vật chất không thể tự cân bằng nó sẽ bị phá vỡ và các phần tử của nó trở thành 1 phần của các vật khác như hòn đất nếu ném vào bức tường cứng sẽ vỡ vụn ra ...

Thí dụ: ta nung kim loại tức làm thay đổi nhiệt trong bản thân vật đó; đến nhiệt độ nào đó, kim loại chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng. Khi ta nén chất khí đến một áp suất nào đó khí sẽ hóa lỏng

Ví dụ cụ thể và dễ dàng nhất để chúng ta nhận biết là sự biến dạng của nước; dưới 0 độ c là thể rắn từ 0 đến 100 là dạng lỏng trên 100 độ C nước bốc hơi.

Sự hiểu biết định luật này là nền tảng cho tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người và rõ ràng vượt xa trình độ chung của người đương thời cách đây vài ngàn năm

c. Ý nghĩa khoa học thứ 2 của Hà Thư[sửa]


Từ lâu loài người đã biết vật chất có 3 dạng thể: rắn, lỏng và khí nhưng dựa vào Hà Thư và các tượng tin chứa trong các số của thập can và đặc biệt là ngôn ngữ Việt ta tìm thấy 2 loại vật chất nữa là: vật chất loãng hơn khí và đặc hơn chất rắn nghĩa là trong bảng xếp loại từ đậm đặc đến loãng thì 2 loại vật chất này nằm dưới chất rắn và trên chất khí.

Nhìn vào Hà Thư ta thấy có 1 cặp số ruột là (5-10) và 4 cặp số vỏ (1-6), (3-8), (2-7), (4-9)

Sự tương tác 1 cặp số ruột luôn là (5-10) và 1 cặp số vỏ cho ta 1 dạng thể vật chất ta sẽ có các phân loại vật chất theo độ đậm đặc như sau:





Ta thiết lập qui luật sau:

Nhìn vào Hà Thư ta thấy ruột khối vật chất được biến tạo bởi 2 số 5 và 10, số 5 được số 10 bao bọc.


.


Độ đậm đặc của khối vật chất quyết định bởi sự tương tác của số (10) và lớp vỏ, sự tương tác này diễn ra theo quy luật; cùng cơ ngẫu hay chẵn lẻ thì không tương tác, khác cơ ngẫu mới phát sinh tương tác, như vậy độ đậm đặc của vật chất được biểu thị bằng số trừ (hiệu số) của số 10 và 1 số lẻ của cặp số vỏ, Ta có:




Dựa vào đâu ta nhận ra như thế? Chính do Hà Thư chỉ ra cho chúng ta:



_ chất chắc- mật số ‘1’ ngày nay chúng ta gọi là chất rắn.

_ chất nhũn hay nhão số ‘3’ là chất lỏng.

_ chất óp là chất khí hay hơi số ‘2’, số 2 hai biến âm thành hơi

_ chất căng số ‘4’ là dạng vật chất không khối lượng hay là 1 năng lượng khối

_ chất mẹ hay cả số ‘5-10’ là vật chất siêu đặc chưa có tên, đó là loại vạt chất của các lỗ đen trong vũ trụ.

Rõ ràng hơn ta thấy:

1. Tượng số 1 trong (5-10) (1-6):

Chữ chắc chỉ số 1 ta đã nói rõ rồi, nay củng cố thêm ý nghĩa bởi số một trong số đếm của người Việt; một là biến âm của Mật trong tiếng Việt các từ: Mật, Cô, Canh đều có nghĩa là đặc hay làm cho đặc lại; rõ ràng ý chỉ loại vật chất có độ đậm đặc cao hay chất rắn mà thập can gọi là: chắc

2. Tượng số 8 trong (5-10) (3-8)

Số 8 trong thập can là nhũn, nhăn, Hoa ngữ ký âm thành nhanh.

Tiếng Việt từ nhũn, nhão chỉ vật chất không thể tự định hình, nếu xếp trong bảng phân loại vật chất ngày nay thì loại nhũn, nhão này chính là chất lỏng.

3. Tượng số 2 trong (5-10) (2-7)

Tượng số 2 thập can là óp ta đã biết ở các phần trên; óp cũng là loãng, loại vật chất ít đậm đặc, lập luận này được củng cố bởi ý nghĩa số 2 trong tiếng Việt: 2 = nhẹ (nhìn);

Hai biến âm thành “hơi”; Hơi là từ đồng nghĩa với khí.

Tới đây ta đã xác định được 3 dạng vật chất, nếu chưa quen với Dịch học người đọc có thể cho… đây là sự khiên cưỡng, áp đặt thái quá… nhưng bạn nên nhớ Hà Thư “xuất thế” ít ra cũng hơn 10.000 năm rồi; cả vũ trụ vận động chỉ gói ghém trong chỉ có chục con hay 10 chữ nếu chỉ 1 ý nhỏ thôi trong Hà Thư mà ngày nay chúng ta bắt được hay nhận ra được cũng đồ sộ bằng cả 1 kho sách ngàn trang.

Nếu chưa quen, bạn đọc có thể phê phán, chê trách… nhưng không sao cả điều quan trọng là dựa vào Hà Thư ta biết còn 2 loại dạng vật chất nữa ngoài 3 dạng rắn lỏng khí thông thường đã biết.

4. Tượng số 9 trong (5-10) (4-9)

Một dạng loãng hơn cả chất khí và 1 dạng đậm đặc hơn cả chất rắn, dạng loãng hơn chất khí với các tượng số cấu tạo (5-10) (4-9) được Hà Thư gọi là Căng (số 9 = Quí = Khăng) phản nghĩa với tượng số 8 là Nhũn.

Căng là Từ Việt … diễn tả cụ thể là cầm 2 đầu mà kéo ra hết mức. Hết mức nghĩa là không thể hơn được nữa, nếu hơn nữa sẽ phá hủy chính vật đó (rách – đứt)

Nhìn vào hàng số (5-10) (4-9) ta thấy 2 cụm số có trị số gần bằng nhau; lực cố kết vật chất và lực bứt phá gằn bằng nhau, cho ta cảm nhận vật chất tồn tại rất mong manh; trực giác chỉ dẫn cho ta: đây là loại vật chất mà nhân đã bị kéo dãn ra tới độ lực cố kết cấu tạo nhân hầu như bị triệt tiêu, nên thập can mới gọi là số 9 là căng.

Tạm thời ta đặt tên dạng vật chất này là vật chất không ruột hay không nhân, hoặc 1 từ tương đương là “năng lượng khối” tức 1 dạng đang ở thời trung gian chuyển hoá giữa năng lượng và vật chất, giữa E và M trong công thức của Einsten.

5. Tượng số 0 trong (5-10) (0-5) hay (5-10) (5-10) gợi cho ta thấy đây là dạng vật chất đặc biệt thuần nhận hay ruột, 1 có vỏ, tất cả vật chất dù ít tới đâu đều phải có 2 điều ta tạm gọi là: không gian tồn tại và khối lượng tồn tại, ở dạng vật chất không vỏ này thì khối lượng tồn tại cực lớn dồn nén trong không gian tồn tại cực nhỏ khiến độ đậm đặc đạt mức tuyệt đối nghĩa là không thể nào dồn nén hơn được nữa.

Do là thuần nhân nên 1 khối vật chất này tạo ra chung quanh nó 1 sức hút kinh khủng, trong 1 phạm vi nhất định chung quanh nó mọi vật chất đều không thể cưỡng lại lực hút này và bốc hơi thành năng lượng làm ngày một thêm đậm đặc hơn cái gọi là trường Năng lượng bao quanh khối vật chất không vỏ đó.

Cho đến 1 ngày khi sự tương tác giữa các lực bên trong tổ hợp – vật chất thuần nhân và trường Năng lượng bao quanh đạt đến sự thăng bằng nào đó; sẽ xảy ra hiện tượng tái cấu trúc vật chất, đây chính là 1 phần của tiến trình tạo lập vũ trụ, 1 phần của nhân và 1 phần của lớp năng lượng bao quanh bắt đầu xoắn xuýt vào nhau bắt đầu vũ điệu tạo sinh, các thiên thể mới dần dần hình thành. Thay thế cho các thiên thể đã nổ tung hay bốc hơi trước đó.

Tóm lại: Hà Thư dạy cho ta có tới 5 dạng vật chất tồn tại trong vũ trụ: 3 loại thường thấy là dạng rắn, lỏng và khí, 2 dạng đặc biệt tạm đặt tên là:

Vật chất không nhân hay chất “căng”; phải chăng đấy chính là dạng vật chất thứ 4 mà khoa học ngày nay đang nói đến: dạng plasma.

Vật chất thuần nhân hay không vỏ, phải chăng đây chính là các lỗ đen mà nhà bác học thiên tài Einsten đã nói đến? Còn tên của nó theo Hà Thư là chất Mẹ âm Hoa ngữ là Mậu.

Tóm lại 5 dạng vật chất biểu hiện bằng công thức tượng số là:

(5-10) (4-9): 9 à chất căng

(5-10) (2-7): 2 à chất hơi, (khí)

(5-10) (3-8): 8 à chất nhũn, (lỏng)

(5-10) (1-6): 1 à chất đặc (rắn)

(5-10) (0-5): 5 à chất Mẹ

Có thể cho đây là sự tưởng tượng qúa mức không...? tại chúng ta chưa hiểu dịch học nên ngỡ là thứ bói toán lăng nhăng thực ra dịch học cao siêu hơn ta tưởng nhiều lắm thí dụ định luật vật lý mở đầu dịch học: chất trong bay lên thành trời chất đục canh hay cô lại thành đất....mới nghe tưởng như câu nói của đám nhà quê ít học nhưng tìm hiểu thếu đáo ta thấy: trong là nhìn xuyên suốt như không có..., vật chất mà mắt thịt nhìn không thấy tức là dạng vật chất vô hình không khối lượng ngày nay chúng ta gọi là năng lượng tức 1 trong 2 dạng vật chất của vật lý học hiện đại, là E trong công thức lừng danh của Entien, chất trong bay lên thành trời tức ý nói: Trời chỉ là 1 trường năng lượng mà thôi, đây là sự khẳng định rõ ràng dứt khoát hoàn toàn đúng với nền khoa học ngày nay chỉ tại chúng ta qúa coi thường dịch lý nên không biết; vật chất có 2 dạng cơ bản:

_ vật chất trong.

_vật chất đục.

_ ý câu- từ đơn sơ nhưng chỉ định cực kỳ chính xác không thể nghĩ khác được:

Chính chúng là 2 dạng năng lượng và vật chất của vật lý hiện đại được biểu diễn là E và C, cách đây cả chục ngàn năm những bậc thánh tác dịch chỉ thua enstien chưa tìm ra phần nối kết 2 dạng vật chất là m2 (m bình phương)

Chất đục kết tụ lại thành đất, đất ở đây là sự kết tụ của dạng vật chất đục một hiện tượng phổ biến của tự nhiên chứ thánh nhân đâu có noí. ..kết thành qủa đất này tức duy nhất đâu? tại chúng ta hiểu sai mà thôi.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.