Dịch học họ Hùng/Bài 22

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học bài 22


7. Cặp Quẻ: Cùng – chung[sửa]

Hay Đồng nhân – Đại hữu


Ý nghĩa là: nếu lòng mình đã hòa đồng với người thì tất cả của cải đều là của mình.

Khi không còn phân biệt ta – người thì làm gì còn của riêng, tất cả đều là của chung hay cộng sản.

Đây là điều kiện ắt có và đủ thể hiện lý tưởng, sự tuyệt đỉnh của nhân sinh và xã hội … đặt vế ngược lại ta hiểu: muốn có “của chung” thì trước hết con người phải “hòa đồng” hoàn toàn tức không còn phân biệt ta – người, tất cả là ta thì ta có tất cả.

A/ Quẻ Cùng = Thiên/ Hỏa

Chu dịch gọi là Đồng nhân, tức hòa cùng với người

Dưới gầm trời ánh sáng chiếu rực rỡ tức tượng: thiên hạ văn minh, đạo đức tức quẻ kiền.

Hiểu biết hay khoa học tức quẻ Ly cả đạo đức và hiểu biết đã đến mức tối cao tức là: văn minh tuyệt đỉnh; làm sao đạt đến tính nhân văn cao cả: yêu người như yêu mình? Đấy cũng là đích đến của chuỗi phản ứng tương khắc ngũ hành. Song song với đích đến của chuỗi tương sinh là đại hữu hay cộng sản, hay “có chung”.

a. Lời Quẻ:

Đồng nhân, nguyên hanh

Quẻ đồng nhân thể hiện tính nhân bản của quẻ Kiền, Hanh là tượng quẻ Ly, Kiền trên Ly là tượng thiên hạ văn minh.

Quái từ và tượng từ của quẻ đồng nhân – đại hữu trong Dịch học họ Hùng đảo ngược với Dịch học của người Tàu.

b. Lời tượng:

Đồng nhân: quân tử dĩ át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh.

Xã hội có 2 loại người: thiện nhân và ác nhân, chủ trương chung là hòa đồng cùng người nhưng tiến hành cụ thể thì phân biệt rõ: với cái ác thì phải “đè” (át) xuống không cho nó có cơ hội phát tán ngược lại nâng cái thiện lên để mọi người thấy rõ và noi theo. Làm như thế là thuận theo “lòng” trời.

Ý thánh nhân là: diệt cái ác trong lòng người chứ không diệt người ác tức không giết hết kẻ ác mà là làm cho chúng trở thành người thiện hay ít nhất không phải là người ác. Lời tượng rất rõ “át ác” chứ không phải “diệt ác nhân”.

c) Lời Hào

c.1 Hào Sơ: Đồng nhân vu muôn vô cữu

Nhà là chốn riêng tư bất khả xâm phạm, ra khỏi cửa tức đã thuộc về nơi công cộng, hòa đồng với người nơi công cộng là tôn trọng các nguyên tắc ứng xử… “cùng chung”, có ta và cũng có người, không phải như chốn riêng tư trong nhà mình, muốn ăn to nói lớn cũng phải biết là đang có nhiều người, muốn xả rác hút thuốc cũng phải nhìn người chung quanh. Đấy chính là sự văn minh nơi công cộng – được như thế thì còn lỗi gì.

c.2 Hào nhị:

Đồng nhân vu tông, lận

Chỉ đồng với dòng tộc, đảng phái mình, đáng xấu hổ.

Ở đây thực sự không phải là đồng nhân nữa mà là đồng quyền, đồng lợi; cùng phe, cùng đảng với mình thì hòa đồng ngoài ra là “địch” hết, thực chưa thấy cái “dại” nào lớn hơn thế, tự mình cô lập mình, tự biến mình thành địch thủ của cả thiên hạ… như vậy nhắm tồn tại được bao lâu?

c.3 Hào Tam

Phục nhung vu mãng, thăng kỳ cao lăng, tam tuế bất hứng

Làm gì có chuyện “đồng nhân” bằng bạo lực? Đấy chỉ là xâm lăng chiếm đoạt và nô dịch.

Hào Tam theo qui luật Dịch học chỉ sự duy lợi hay xã hội tư bản, xã hội này làm sao có sự đồng nhân? Chỉ có âm mưu nuốt chửng người khác mà thôi nên dịch nói, chuẩn bị lực lượng sẵn, ém quân chờ ngày “thủ ác” nhưng 3 năm tức lâu lắm rồi mà vẫn chưa ngóc đầu lên được.

c.4 Hào Tứ

Thừa kỳ dung, phất khắc công, cát…. Cỡi lên bức tường thành rồi mà không đánh –cát.

Tường thành là để phân chia ta và địch, bên trong và bên ngoài, cưỡi lên tường rồi là đã thò một chân vào nhà người ta.

Nhưng biết lùi lại vì nhận ra tình thế chưa chín mùi để có thể thực hiện việc đại đồng… không phải có ý chí muốn đổi ... là được mà còn nhiều yếu tố khách quan như cơ sở vật chất kỹ thuật, mức độ của cải sản xuất ra được ….phải hội đủ điều kiện vật chất cộng với tinh thần đồng nhân thì mới khả dĩ thành công. Hào từ trong quẻ dịch là chỉ lý thuyết hay lý luận.. chính vì vậy mà thực tế không đánh nữa, lùi lại đợi sự chín mùi của tình thế, nên mới có trường hợp đặc biệt, thoái lui mà được cát.

c.5 Hào ngũ

Đồng nhân tiên hào đào, nhi hậu tiếu, đại sư khắc tương ngộ.

Chữ đồng nhân ở đây có thể dịch là đồng nhất hay hợp nhất lại phải dùng đến bạo lực tức binh quyền, phá tan guồng máy cai trị, giải phóng nhân dân khỏi sự kềm kẹp như thế mới có thể hợp nhất được, khi phá vỡ hàng rào hay bức tường biên cương phân chia các nước để thống nhất là cả một tiến trình đầy máu và nước mắt, chinh chiến, xung đột về văn hóa, mâu thuẫn về kinh tế… nên Hào Tứ nói: Tiên hào đào. Nhưng khi vượt qua được giai đoạn ấy rồi thì với quy mô một nước lớn chắc chắn chỗ đứng trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, tiềm lực quốc gia cũng tăng vọt khiến công cuộc phát triển dễ dàng, thuận lợi hơn đấy là …. Nhi hậu tiếu.

c.6 Hào Thượng

Đồng nhân vụ giao, vô hối

Vươn lòng mình tới nơi xa rộng hơn nữa, để năm châu bốn bể đều là anh em thì còn gì phải ăn năn hối hận.

Đây là chí hướng muốn kiến lập thế giới đại đồng, một ý tưởng tuyệt đẹp chắc chắn sẽ thành hình trong tương lai nhân loại, đây là sự hợp nhất tất yếu, ý định chủ quan không thể cưỡng lại được… nhưng cũng không phải chuyện ngày một ngày hai, năm nay hay năm tới mà là chuyện của vài trăm năm nữa.

B. Quẻ chung hay Đại hữu = Hỏa/ Thiên

Hỏa trên thiên dưới là hình tượng mặt trời ở trên cao.

Mặt trời đúng là của chung mọi người, ánh sáng rọi xuống trần gian nuôi sống mọi người, đâu có phân biệt già trẻ lớn bé, vua hay dân, thiện hay ác… mặt trời chính là “của chung” quí giá và tiêu biểu nhất của loài người.

Vì lẽ này mà có quẻ hỏa thiên đại hữu.

a. Lời Quẻ

Đại hữu vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh.

Công hữu hóa ruộng đất để phát triển sản xuất, trưởng nhân kiên trì với chủ trương này sẽ hưởng lợi về lâu, về dài.

Hồi xa xưa tư liệu sản xuất chủ yếu chỉ có ruộng đất mà thôi, phát triển tự phát sẽ dẫn đến hoặc là phân tán manh múm, mỗi gia đình một mảnh đất nhỏ, mỗi người canh tác trên một miếng ruộng nhỏ không có sự hợp lý trong phần công lao động. Khiến năng suất không đạt mức tối ưu.

Còn hướng khác là sự tích tụ ruộng đất vào tay một số ít người, đại đa số trở thành nông nô hay tá điền như vậy khía cạnh kinh tế gây luận quả xấu trở thành vấn đề nhức nhối trong khía cạnh xã hội… với những quốc gia đất chật người đông không còn con đường nào khác có thể giải quyết cả 2 mặt kinh tế và xã hội ngoài con đường tập thể hóa sản xuất, đấy chính là đại hữu vu dã..

b. Lời tượng:

Đại hữu, quân tử dĩ loại tộc biện vật.

Đại hữu không phải là cào bằng theo chủ nghĩa bình quân, mà là sắp xếp cho ai cũng được làm việc đúng khả năng của mình và hưởng theo sự đóng góp của mình vào, việc chung, tương tự như lý thuyết ngày nay làm theo năng lực hưởng theo lao động (thành quả), thời đại hữu tuyệt đối không phải là ai cũng bằng ai mà là hưởng tương xứng với sự đóng góp, những kẻ chây lười, bất lương thì chỉ đáng bỏ đói mà thôi, biện vật là chia theo ngành nghề, công nông thương v.v… mỗi ngành nghề lại có mức thu nhập khác nhau chứ không phải ai cũng bằng ai; biện vật ở đây có nghĩa là sự phân công để tối ưu hóa năng suất trên bình diện xã hội, quốc gia.

c) Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Vô giao hại, phỉ cửu, gian tắc vô cữu

Không dính dáng gì đến những điều có thể gây hại thì không lỗi.

Luôn ý thức về những khó khăn gian nan thì không mắc sai lầm.

Chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể thực hiện bởi đội ngũ cán bộ chí công vô tư, thực sự sống có lý tưởng, cộng sản hóa là một việc vô cùng khó khăn đòi hỏi thời trung chuyển vô cùng gian nan vất vả.

c.2 Hào nhị:

Đại xa dĩ tải, hữu du vãng vô cữu.

Cần phải có một siêu nhân (đại xa) toàn đức, toàn tài thì cuộc cách mạng “đại hữu hóa” mới có cơ thành công. Tức tiến hành mà không mắc sai lầm. Chữ tải ở đây nghĩa tiếng Việt là gánh vác, chống đỡ.

Cuộc cách mạng “đại hữu hóa” là cuộc cách mạng triệt để, thay đổi từ cách suy nghĩ đến lối sống, đụng chạm tới mọi ngóc ngách xã hội trong cơn rung chuyển biến động đó nếu không có đại xa hay cây cột lớn thì căn nhà không thể đứng được.

c.3 Hào Tam

Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.

Cống phẩm của các miền dâng lên thiên tử có ý nghĩa tượng trưng sâu xa về sự thống nhất thiên hạ chứ không phải một kiểu biếu xén đút lót, bọn tiểu nhân đừng tưởng bở mà bắt chước.

c.4 Hào Tứ:

Phỉ kỳ bánh, cô cữu

Không giàu có hơn người, không lỗi.

Thời cộng sản mà anh sung túc giàu có hơn hẳn lên là bị để ý ngay, đã bị để ý thì khó thoát tội.

c.5 Hào ngũ

Quyết phu, giao như uy nhu, cát

Tuyệt đối tin tưởng khi giao tiếp. Thần thái uy nghi, rất tốt.

Bậc quân vương mà tỏ rõ tín nhiệm người nào khiến người đó hết lòng hết sức để không phụ lòng tin. Thần thái uy nghi khiến kẻ không tốt cũng không dám manh tâm nghĩ đến việc xấu xa.


c.6 Hào thượng

Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi, được trời phù hộ, tốt việc gì cũng thuận lợi.

Nếu vì cả thiên hạ thì trời giúp cho, đại hữu chính vì sự sung túc giàu có của toàn dân chứ không phải vì ý đồ riêng của vua chúa, trời giúp thì có gì mà không thành.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.