Dịch học họ Hùng/Bài 37
Dịch học họ HÙNG . bài 37
22. Cặp Quẻ : Kể – Quyết (cả)[sửa]
Dịch học của Tàu gọi là: Cáo – quyết, cáo cũng nghĩa là kể ra, nói ra.
Ý là: luật pháp hay những điều đã quyết phải phổ biến cho mọi người tức là tính công khai và minh bạch của luật pháp.
Quyết là dứt khoát như thế không thay đổi, du di gì nữa. Đã quyết rồi mà không phổ biến rộng rãi thì ai biết rõ mà thi hành hay chấp hành.
Dứt khoát, cứng rắn và công khai minh bạch là yếu tính của nền pháp trị.
Ta thấy ngay từ thời phong kiến mà các tác giả Dịch học đã có quan điểm vượt rất xa thời đại mình, hơn 3000 năm sau vẫn hoàn toàn đúng, ngay người “đương thời” cũng vẫn phải noi theo.
A- Quẻ: Kể (cả) Thiên/ Phong
Gió di chuyển dưới trời tức sát mặt đất đấy là tượng truyền thông, hay phổ biến thông tin, đến mọi nơi cho mọi người.
a) Lời Quẻ:
Cáo, nữ tráng vật dụng thú nữ.
bọn tiểu nhân đang thịnh thời, không thể bộc trực lôi ruột lôi gan mình ra lúc này.
Ở nước Việt ta như Chu Văn An bộc trực khẳng khái dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần hại nước hại dân, nhưng nào có kết quả, bọn chúng vẫn phây phây, muốn vạch tội chúng tức “cáo” thì cũng phải lựa thời thế, cả triều chính là vây cánh của lũ gian thần ấy thì vua cũng chẳng dám nghe mình, bộc trực lúc này coi chừng thiệt thân mà thôi.
b) Lời tượng:
Thiên hạ hữu phong, cáo, hậu dĩ thí mệnh cáo tứ phương
Dưới trời có gió là tượng quẻ cáo lãnh đạo xem tượng đó mà ban lệnh truyền cho 4 phương, khắp nơi đều rõ.
Mệnh lệnh ban ra mà không phổ biến tới mọi người thì cũng như không, phong ở đây tượng trưng cho sự truyền thông hay đưa tin, nói theo lối nói ngày nay thì luật pháp và mệnh lệnh ban ra phải công khai và minh bạch thì mới thực hiện được.
c)
Lời
Hào
c.1) Hào Sơ
Hệ vu kim ni, trinh cát hữu du vãng kiến hung, luy thỉ phụ trục trịch.
Ngừng công việc cải cách lại, giữ nguyên như thế thì tốt, tiến hành công việc sẽ gặp nguy, đám tiểu nhân nhảy nhót, múa may quay cuồng, lôi kéo mọi người
Hào Sơ là thời buổi ban sơ dân trí còn thấp lắm, đưa ra những cải cách sẽ gặp phản ứng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho đại cuộc, vì quyền lợi của nó đứa tiểu nhân đang vận động, kéo bè cánh lung tung để chống lại mình.
c.2) Hào nhị
Bào hữu ngư vô cữu, bất lợi tân
Bỏ cá vào cái bao, không lỗi đâu. Không cho nó gặp khách, giữ bí mật thông tin về tình hình quốc gia không lỗi gì, khách ra vào nhà không có lợi.(khó cho sự bảo mật)
Kẻ địch muốn tiến đánh nước mình trước hết bao giờ chúng cũng thu thập tin tức, dựa vào tin tức đó chúng mới có thể phác thảo kế hoạch tấn công. Bất lợi khách ra vào nhà là trong số đó thế nào cũng có gián điệp đi nắm tình hình. Ý hào là có những lúc phải cách biệt thông tin giữa trong nước và ngoài nước.
c.3) Hào Tam
Đồn vô phu, kỳ hành từ thư, lệ vô đại cữu
Mông không da, đi chập choạng, có nguy nhưng không lỗi.
Chỉ huy mà không nắm được thông tin nơi hiện trường thì dựa vào đâu mà suy nghĩ, quyết định kế hoạch nên hào từ nói không có cơ sở và tiến đi chập choạng. Không có kế hoạch chặt chẽ hướng dẫn, mò mẫm bước đi, có phần lo nhưng không mắc lỗi lớn.
c.4) Hào Tứ
Bào vô ngư, khởi hung,
không có cá trong bao, bắt đầu việc cải cách sẽ nguy hiểm.
Bọn tiểu nhân không có đứa nào bị bắt giữ cả, tức là bọn chúng đang rộng đường tác yêu tác quái, quân tử không thể phát động việc cải cách lúc này sẽ rất nguy hiểm, cũng có thể hiểu:
Mù tịt, làm sao phát động, liều lĩnh sẽ nguy hiểm.
Binh pháp có câu: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, không biết một chút gì về địch quân, không thể xuất quân hành binh được, tình thế vô cùng nguy hiểm.
c.5) Hào ngũ
Dĩ kỷ bao qua, hàm chương, hữu vẫn tự thiên.
Dây dưa leo dựa vào thân cây gỗ, phải có sẵn chương trình hành động thì trời mới mở cho thời cơ hành động, không có sự sẵn sàng thì trời cũng đành bó tay.
Cây dây leo phát triển được nhờ bám vào thân cây gỗ, lý luận là sự tổng kết cô đọng từ thực tiễn lý luận muốn phát huy buộc phải dựa trên thực tiễn.
Hoặc cũng có thể hiểu:
Bậc trưởng nhân phải bao dung, nuôi dưỡng các hiền sĩ, như chứa sẵn sự tốt đẹp vậy, có sẵn sàng như thế thì trời mới ban cho thời cơ hành động.
Như Mạnh Thường Quân trong nhà nuôi cả ngàn tân khách, để gặp thời sẽ dùng đến.
Thân đau ốm mà không chịu uống thuốc chỉ cầu nguyện ơn trên... thì trên cũng đành bó tay vì ơn ích không có cầu dẫn suất làm sao đến nơi được, không sẵn sàng kế hoạch hành động thì thời cơ không thể đến, trời muốn giúp lắm cũng đành chịu.
c.6) Hào Thượng
Cáo kỳ giác, lận, vô cữu
Việc đã gần xong mới báo cáo, đáng tiếc vì đâu còn gì mà xử lý… nhưng không lỗi là do khách quan, khoảng cách quá xa, thông tin đến không kịp thời.
Giác là cái sừng ở trên đầu là vị trí cao nhất tượng là việc đã sắp xong rồi , không sửa đổi gì được nữa, có báo cáo cũng bằng thừa.
B- Quả Quyết = Trạch/ Thiên
Trạch là sự hiểu biết hay tri thức, thiên hay kiền là sự cương mãnh.
Quyết là quyết định dứt khoát trên cơ sở tri thức và sự dũng mãnh và ngược lại có dũng mãnh mới dứt khoát được.
a) Lời quẻ:
Quyết, dương vu vương đình, phu hiệu hữu lệ, cáo tự ấp, bất lợi tức nhung, lợi hữu du vãng.
Tuyên cáo tội trạng của nó trước triều đình, lấy lòng chí thành mà phát nghiêm lệnh, thông báo cho cả ấp quốc biết, mối đe dọa của giặc “Từ Nhung”, tiến lên ắt thắng lợi.
Vũ Canh con của Trụ Vương được phong tước hầu cai trị ở kinh đô cũ của triều Ân Thương – đã âm mưu cùng người Đông Di, Từ Nhung nổi loạn chống lại triều Chu, Chu Công đã phát binh đích thân đánh dẹp, 3 năm mới đem lại bình yên, cuộc hành quân này gọi là cuộc Đông chinh, đám quí tộc nhà Ân Thương gọi là ngoan dân (dân ngoan cố) bị Chu công dời về sinh sống ở Lạc Ấp, Chu Công cho xây ở đấy Đô Thành thứ 2 của triều Chu và đích thân trấn nhậm ở đấy đến hết đời.
b) Lời tượng:
Quyết, quân tử dĩ minh thứ chính vô cảm chiết ngục.
Quân tử làm sáng tỏ chính sự và không để tình cảm chen vào và khi phán quyết tội trạng và hình phạt.
Làm sáng tỏ chính sự là mọi quyết định về chính sách quốc gia đều công khai, rõ ràng ở triều đình.
Phán quyết về tội danh và án hình một cách hết sức cẩn trọng, dứt khoát “pháp bất vị thân” tức vô cảm.
c) Lời Hào
c.1) Hào Sơ
Tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cữu.
Chủ mạnh ở ngón chân thì làm sao mà đi, ngón chân không có công dụng gì trong việc bước đi, nó phụ thuộc hoàn toàn vào hệ cơ bắp của chân, sức như vậy mà cứ tiến thì nên công tụng gì? Đấy là lỗi lầm.
Đại khái như một đạo quân xung trận mà chỉ mạnh ở “công binh” thì thắng ai được, vậy mà cứ tiến bừa là lỗi của người cầm quân.
c.2) Hào nhị
Dịch hào, mộ dạ hữu nhung vật tuất
Lúc nào cũng sẵn sàng tác chiến dù ban đêm giặc từ nhung kéo đến cũng không lo gì.
Dịch hào là hô hào, cảnh giác.
c.3) Hào Tam
Tráng vu cưu (quỳ) hữu hung, quân tử quyết quyết, độc hành ngộ vũ, nhược nhu, hữu uẩn, vô cữu.
Hăng mạnh lộ ra mặt, là điều nguy hiểm, quân tử hay bậc trưởng nhân quyết thực hiện điều đã quyết, một mình đi bị mưa ướt hết trang phục, có chút điều tiếng bực mình nhưng không lỗi gì.
Sự hăng mạnh lộ ra mặt, nguy hiểm vì bọn tiểu nhân có thể đoán biết mà ra tay trước trừ khử mình, bậc trưởng nhân khi đã quyết là quyết tới cùng, một mình cũng tiến đi, dù gian lao, vất vả tới đâu đi nữa dù có điều tiếng gì đi nữa cũng bỏ ngoài tai, đường ta ta cứ đi chó sủa mặc chó, như vậy đâu có lỗi gì.
Hào từ này mô tả tình cảm và hành động của ông Chu Công.
Anh ông là Vũ Vương thăng hà, cháu ông là Thành Vương còn nhỏ nối ngôi cha, ông nắm quyền nhiếp chính cai quản quốc gia, khi Vũ Canh là hậu duệ nhà Ân Thương cùng bọn Đông Di, Từ Nhung nổi loạn Chu Công thống lãnh binh quyền, ở triều đình có người nghi ngờ về lòng trung quân của ông, thống lãnh binh lực và mọi quyền hành trong tay sợ ông cướp ngôi của cháu…. Ông bỏ ngoài tai tất cả và kiên quyết đông chinh, 3 năm thì bình định sau Thành Vương trưởng thành ông đã không chút đắn đo trao trả thực quyền điều hành đất nước cho cháu một lòng cúc cung tận tụy phục vụ nhà Chu tới cuối đời.
c.4) Hào Tứ
Đồn vô phu, kỳ hành từ thư, khiên dương, hối vong, văn ngôn bất tín.
Mông đít không da, đi chập choạng như bắt dê, hối hận không còn, nghe nói nhưng không tin.
Hào cửu tứ chỉ sự thái quá, không có lý luận khoa học dẫn đường, mò mẵm mà đi (vừa chạy vừa xếp hàng); Hành động cách mạng phải đi sau lý luận cách mạng như người chăn dê thì đi sau đàn dê như thế sẽ không phải ăn năn, dù đã có học thuyết về sự tiến hóa xà hội mà không tin theo nên mới ra như vậy.
Học thuyết tiến hóa hay lý luận khoa học chính là Dịch học, ý hào này là trước khi tiến hành phải nghiên cứu hoạch định kế hoạch tỉ mỉ trên cơ sở khoa học.
c.5)
Hào
ngũ
Nghiễn lục quyết quyết, trung hành vô cữu
Nhổ cỏ nhổ tận gốc, hay dứt khoát dọn sạch cỏ rác, cứ đường ngay nẻo chính mà đi thì còn lỗi gì.
c.6) Hào thượng
Vô hào, chung hữu hung
Không nghe lời cảnh báo, cuối cùng sẽ mắc nguy hiểm.
Hào thượng chỉ sự tột cùng, quyết tột cùng trở thành độc đoán, độc tài nên mắc hung.
Cạnh
lãnh
đạo
bao
giờ
cũng
có
cơ
quan
tham
mưu,
cơ
quan
này
dựa
trên
khoa
học
và
các
yếu
tố
khách
quan
mà
dự
đoán
xu
thế
phát
triển
của
sự
vật
mà
phác
thảo
kế
hoạch
trình
cho
lãnh
đạo,
không
thèm
để
ý
đến
các
ý
kiến
tham
mưu
tự
quyết
đoán
theo
cảm
tính
hay
ý
định
chủ
quan
của
riêng
mình,
như
vua
Trụ
nhà
Ân
Thương,
cuối
cùng
rồi
mang
họa
sát
thân.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.