Dịch học họ Hùng/Bài 25

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG. bài 25


10. Cặp quẻ Độn – Đáo (đôn – đáo)[sửa]


Độn và đáo nghĩa là (một đàng) lánh đi, (một đàng) đến tới, thành ngữ Việt có câu: chạy tới chạy lui tức chạy đôn chạy đáo, đôn là từ biến âm của chữ độn, đáo là tới, đôn (độn) là lui tức tránh đi hay lánh đi.

Ý nghĩa cặp quẻ này là muốn tiếp thu ý kiến của người khác thì trong lòng mình phải trống rỗng trước đã, tức cái tôi hay định kiến của ta phải tạm lánh mặt đi thì ý kiến của người khác mới có chỗ để lọt vào trong đầu ta, khi nghe người ta nói mà trong đầu đã lèn chặt, chứa đầy ý nghĩ của mình thì làm gì còn chỗ cho ý khác chen chân vào, như thế nghe mà như không nghe, tiếp kiến, trao đổi có ơn ích gì đâu.

Về cặp quẻ đôn đáo thì Dịch học họ Hùng và Dịch học của Tàu khác nhau nhiều lắm

Dịch học họ Hùng: địa trạch độn.

Dịch học Tàu: Địa trạch lâm.

Dịch học họ Hùng: phong địa lâm.

Dịch Tàu: phong địa quán.

Lời tượng các quẻ cũng khác hẳn nhau.

A. Quẻ Độn = Địa/ Trạch

Hán dịch là Thiên sơn – độn

Núi sừng sững giữa trời sao lại là độn?

Địa trạch độn ý nghĩa là mạch nước ngầm, hay sông ngầm, bản thân vẫn là con sông nhưng lại ngầm ở dưới đất nên tượng trưng cho sự độn hay lui đi, trốn lánh đi.

a. Lời Quẻ

Độn hanh, tiểu lợi trinh

Trốn đi hay lánh mặt đi là để qua cơn bỉ cực, chỉ có thể làm những việc nhỏ như tìm lợi ích vật chất mà thôi, hãy bền chí.

Lúc đang độn thì không thể nói chuyện quốc gia đại sự được chẳng ai nghe theo kẻ thất sở thân sơ.

b. Lời tượng

Độn: Quân tử dĩ hư thu nhân phải làm cho đầu óc mình trống rỗng trước đã rồi mới có thể tiếp thu ý kiến của người khác.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Độn vĩ, lệ, vật dụng hữu du vãng.

Rút chạy mà chậm chân chạy đàng đuôi (phía sau hết) thì thật là nguy, không thể làm gì được.

Hào sơ chỉ kẻ kém trí không nhận định được thời cuộc, người khôn đã nhanh tay lẹ chân trốn cả rồi mình mới giật mình chạy bám theo đuôi. Liệu có thoát không, sợ khó đấy, ý nói đành phó mặc cho số phận vì mình đã hết đường đành tó tay.

c.2 Hào nhị:

Chấp chi dụng, hoàng ngưu chi cách mạc chi thắng thoát.

Bậc trung liệt biết ở lại sẽ nguy nhưng không thể trốn đi, vì nếu mình cũng trốn thì lấy ai hãm bớt những điều tệ hại, như ông Vi Tử thời Trụ Vương giả điên để thoát thân còn Tỉ Can không làm thế được, ở lại liều mình can Trụ Vương để đến nỗi bị moi gan.

c.3 Hào tam

Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát

Tiếc của không thể trốn đi, tật tham tiền thật nguy hiểm, hạng người ấy cùng lắm cũng chỉ lo nổi... cho vợ bé, lòng tham không đáy, ý chí bạc nhược, vinh cũng được, nhục cũng được miễn có tiền, hạng ấy thì Quốc gia xã hội còn trông mong gì.

c.4 Hào tứ

Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ

Cáo quan về ở ẩn, đối với bậc trưởng nhân thực là điều sung sướng, nợ tang bồng đã trả xong lui về hưởng nhàn vui cùng trăng thanh gió mát, còn với bọn tiểu nhân khi mất chức thì khóc thét lên vì quyền uy bổng lộc nay đâu còn nữa, không còn vênh vang được với người đời thì thực là buồn khổ biết bao nhiêu.

c.5 Hào ngũ:

Gia độn trinh cát

Thoái lui đúng lúc, tiếng thơm còn mãi – tốt lắm.

Tham quyền cố vị coi chừng vừa mang tiếng vừa thiệt thân

Phạm Lãi sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn hoàn thành đại nghiệp, lẳng lặng bỏ đi, bảo toàn được danh thơm và tính mạng. Đại công thần của triều Lưu Bang, không biết chữ độn nên đã thảm tử về tay Lữ Hậu như Hàn Tín.

c.6 Hào thượng

Phì độn – vô bất lợi.

Lên đỉnh núi cao làm bạn với hươu nai, là phì độn, ra đi tìm nơi thanh thoát cho tâm hồn, sống như thần như tiên không vướng chút bụi trần… còn gì tốt đẹp hơn? Có học giả Trung Hoa cho chữ phì thực ra là “phi” nghĩa là bay xa và giảng phi độn là cao chạy xa bay.

B. Quẻ Đáo hay Lâm = Phong/ Địa

Gió đi trên mặt đất

Tượng là đang đi tới

Chữ lâm trong quẻ lâm có 2 nghĩa: lâm là đến, tới, đôn đáo là kẻ đi kẻ đến, kẻ tới người lui,

nghĩa thứ 2: làm là lớn lắm hay vô cùng to lớn, nếu con người đánh mất được cái tôi, đi thì trở nên vĩ đại, chính cái tôi đó khiến ta trở nên vị kỷ và bài tha, mất chữ tôi đi thì lòng nhân ái lên tới tột đỉnh, không còn phân biệt ta – người.

a. Lời quẻ:

Lâm, nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt – hung

Lời quẻ tán dương chữ lâm: to lớn, to lớn thay nguyên -hạnh -lợi -trinh tức 4 nguyên chuẩn của nền minh triết và khoa học: nhân bản, hợp lý, thiết thực và bền vững. Sở dĩ được như vậy vì chế độ xã hội vừa mới biến chuyển để phù hợp hoàn toàn với nền tảng vật chất kỹ thuật, lâm là đến với nhau, khoảng cách cứ ngắn dần đến lúc bằng không tức là phù hợp tuyệt đối. Sự đến gần hay tiếp cận này chính là “lâm”.

Nhưng sự vật đâu có đứng yên, lấy một năm tiêu biểu cho một chu kỳ tháng 8 là 2/3 đoạn đường, sự không phù hợp hay độ lệch giữa chế độ xã hội và nền tảng vật chất kỹ thuật đã khoét to lắm rồi nên nói hung để báo trước sự bùng nổ cách mạng, xác lập chế độ mới phù hợp hơn.

b. Lời tượng

Lâm; Quân tử dĩ kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải; lâm ở đây hiểu nghĩa là sự tìm đến.

Thấy điều thiện, người quân tử phải tìm đến, hay ngả về… nếu thấy gì quá mức thì phải tìm đến số không tức lùi lại cho vừa khớp, lâm là tiếp cận nhau để khoảng cách bằng không.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ:

Hàm lâm, trinh cát

Nguyên lý tự nhiên đồng cực thì đẩy, khác cực thì hút; sức hút của nam châm cũng thế và điện lực cũng thế, đến với nhau do sức hút tự nhiên là nguyên lý vĩnh cữu, tốt.

Chữ hàm trong hào nghĩa là cảm ứng.

c.2 Hào nhị

Hàm lâm, cát, vô bất lợi.

Ôn hòa, nhẹ nhàng mà nhích lại với nhau, tốt, không gì là không lợi.

Hàm lâm là sự diễn biến hòa bình, dần dần thấu nhập vào nhau, không có đối kháng để một bên này nuốt bên kia.

Như thế thực tốt đẹp, mọi phía đều có lợi.


c.3 Hào tam

Cam lâm, vô du lợi, ký ưu chi vô cữu.

Bị dụ mà đến, không có gì thuận lợi, biết lo trước thì không lỗi.

Cô gái bị lừa vì lời nói ngon nói ngọt, người mua bị dụ về mồm mép bọn tiếp thị quảng cáo sản phẩm… tất cả là cam lâm, Việt Nam có câu: mật ngọt chết ruồi cũng vì lẽ này… đời là thế nên tốt nhất là cẩn trọng.

Cam ở đây là ngọt ngào.

c.4 Hào Tứ

Chí lâm – vô cữu

Dùng ý chí mà tiếp cận không lỗi, ở đây chỉ trường hợp thái quá, các điều kiện để xích lại gần nhau chưa đủ, nhưng với ý chí mạnh mẽ quyết đi đến cho bằng được, thường trường hợp duy ý chí như thế này là không tốt, không hiểu sao hào tứ lại nói vô vữu.

c.5 Hào ngũ

Trí lâm, đại quân chi nghi, cát

Tiếp cận bằng tri thức khoa học, đi đúng quy luật phát triển, đấy là phong cách của bậc vua lớn, thực tốt đẹp.

Với mỗi trình độ khoa học kỹ thuật có một chế độ phù hợp, trí lâm là làm sao cho có sự ăn khớp hoàn toàn, tức phải biết vận dụng các quy luật phát triển của xã hội làm sao cho khoảng cách càng ngày càng thu hẹp cho đến khi phù hợp như vậy gọi là đắc trung, được như thế chỉ có bậc đại trí, đại đức nên hào tứ gọi là đại quân.

c.6 Hào thượng

Đôn lâm, cát

Xích lại hoài, tốt

Thượng tầng kiến trúc xây trên hạ tầng cơ sở, nay phù hợp đắc trung, mai khoa học kỹ thuật có tiến bộ, hai đằng lại có khoảng cách, lại phải cải cách thượng tầng cho phù hợp, trùng khớp. Cứ liên tục tái diễn, như thế nê hào từ gọi là đôn lâm, tốt.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.