Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 14

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Từ vị[sửa]

Động từ[sửa]

  • अनु-धाव् (1) अनुधावति → chạy theo, đuổi theo
  • अप-क्रम् (1) अपक्रमति → đi mất, chạy trốn
  • अप-धाव (1) अपधावति → chạy đi chỗ khác, chạy đi mất
  • आ-धाव् (1) आधावति → ghé ngang qua
  • कुप् (4) कुप्यति → nổi giận
  • क्रुष् (1) क्रोषति → la, than thở
  • चर् (1) चरति → đi (trong một phạm vi)
  • धृ (1, 10) धरति/धारयति → mang, đeo, giữ chặt, nhận lấy
  • विप् (1) वेपते → run
  • शिक्ष् (caus. = 10) शिक्षयति → dạy, chỉ giáo
  • सह् (1) सहते → chịu đựng, gánh vác
  • सेव् (1) सेवते → hầu, phục vụ

Danh từ[sửa]

  • अधर्म (m.) → bất công bình, phi pháp
  • गर्दभ (m.) → con lừa
  • गर्दभी (f.) → con lừa cái
  • चर्मन् (n.) → bộ lông thú
  • चाप (m.) → cây cung
  • परिहास (m.) → sự đùa giỡn
  • पाठशाला (f.) → trường học
  • पुण्य (n.) → công đức
  • प्रकृति (f.) → thiên nhiên
  • रक्षक (m.) → người bảo hộ, người hộ vệ
  • रक्षा (f.) → sự bảo vệ, hộ vệ
  • रजक (m.) → người thợ giặt
  • रूपक (m.) → đồng tiền
  • वस्त्र (n.) → váy, y phục
  • व्याघ्र (m.) → cọp
  • व्याघ्रचर्मन् (n.) → lông cọp
  • शत्रु (m.) → kẻ thù
  • शब्द (m.) → âm thanh
  • शास्त्र (n.) → quy định, luật, bài luận văn
  • सस्य (n.) → ngũ cốc
  • स्वर्ग (m.) → thiên đường
  • हेतु (m.) → nguyên nhân, lí do

Hình dung từ[sửa]

  • दरिद्र → nghèo, bần hàn
  • धूम्र → màu xám, màu khói

Phó từ/Hậu trí từ[sửa]

  • अथ → và sau đó, kể từ lúc đó (dạng tường thuật)
  • अर्थे → để được…
  • असंशयम् → không còn nghi ngờ…
  • प्रायेण → thường, phần lớn là
  • यथाकामम् → tuỳ nghi

Bài văn/Luyện tập[sửa]

Bài tập về optative[sửa]

1. गोपालः किमिच्छति एतस्मिन्‌ जीवने बहु धनं लभेय। 2. कांचित्‌ सुन्दरीं कन्यां परिणयेयम्‌। 3. पश्चात् काश्यां गङ्गायास्तीरे म्रियेय पुण्येन च स्वर्गं लभेयेति। 4. रामः स्वपुत्रेभ्यो वदति। 5. प्रतिदिनं भक्त्या देवान्‌ प्रार्थयेध्वम्‌। 6. सर्वदा देवान्‌ पूजयेत। 7. पाठशालायां गुरुं नमेत सेवेध्वं चेति। 8. तदा रामश्चिन्तयति। 9. शिष्याः शास्त्राणि साधु शिक्षेरन्‌। 10. नृपतयः स्वजनान्‌ रक्षेयुः। 11. नराः शत्रूणामधर्मं च सहेरन्‌। 12. नराः सर्वदा सत्यं वदेयुः। 13. ऋषयो वने वसेयुरिति।

“Con lừa dưới bộ lông cọp”[sửa]

1. कस्मिंश्चिद् देशे कश्चिद् रजको वसति। 2. स एकस्मिन्‌ दिवसे गर्दभमलभत। 3. गर्दभो वस्त्राणि नदीं वहेदिति सोऽचिन्तयत्‌। 4. ततोऽनुदिनं गर्दभो वस्त्राणि नदीमवहत्‌। 5. तत्र रजको वस्त्राण्यक्षालयत्‌। 6. रात्रौ स पुनर्ग्रामं प्रत्यगच्छत्। 7. प्रायेण रजका दरिद्राः। एष रजकोऽतीव दरिद्रः। 8. गर्दभस्य भोजनाय कस्मात्‌ तृणानि लभेयेति स प्रतिदिनमचिन्तयत्‌। 9. किंतु रजकोऽपि कस्माच्चतुरो न भवेत्‌। 10. चतुरस्य सर्वदा कश्चिदुपायो भवेत्‌। 11. अथ नगरे रजको द्वाभ्यां रूपकाभ्यां व्याघ्रचर्म (acc. sing.) लभते स्म। 12. रात्रौ गर्दभस्य पृष्ठं तेन व्याघ्रचर्मणाछादयत्‌ [व्याघ्रचर्मणा (instr.) + अछादयत्‌]। 13. ततस्तं कस्मिंश्चित्‌ क्षेत्रेऽनयत्‌। 14. अधुना गर्दभो यथाकामं भोजनमलभत। 15. तस्मिन्‌ क्षेत्रे गर्दभः सस्यं भक्षयेदिति रजकोऽचिन्तयत्‌। 16. किंतु रात्रौ कश्चिद् रक्षकस्तं क्षेत्रं रक्षति स्म। 17. रक्षको धूम्रं वस्त्रमधारयत्‌ - स शरांश्चापं चादाय तत्रातिष्ठत्‌। 18. यदा रक्षकस्तं गर्दभमपश्यत्‌ तदा स भयादवापतत्। 19. स व्याघ्रो मां (acc. sing. của अहम्) मा पश्यतु। यदि मां पश्येत्‌ तर्हि स मां मारयेदिति रक्षकोऽशङ्कत्‌ मन्दं चापाक्रामत्‌। 20. गर्दभो रक्षकं पश्चादपश्यत्‌ तं गर्दभीं चामन्यत। 21. अहो तत्र गर्दभी चरति। एतया गर्दभ्या सह चरेयम्‌। 22. असंशयं सा मां नापश्यदिति तस्यां समीपमधावत्‌। 23. रक्षको गर्दभमपश्यत्‌ - देवा मां रक्षेयुरिति शीघ्रमपाधावत्‌। 24. केन हेतुना सा गर्दभ्यपधावतीति गर्दभोऽचिन्तयत्‌ तं रक्षकं चान्वधावत्‌। 25. असंशयमेषा गर्दभी मम व्याघ्रचर्म पश्यति मां च व्याघ्रं मन्यते। 26. सा मम प्रकृतिं बोधेदिति सोऽचिन्तयद्गर्दभस्य च शब्दं करोति स्म। 27. रक्षकस्तं शब्दमाकर्णयत्‌। 28. किं व्याघ्रो गर्दभस्य शब्दं करोतीति सोऽचिन्तयत्‌। 29. यदा गर्दभ आधावत्‌ पुनश्च पुनर्गर्दभस्य शब्दं करोति स्म तदा स रक्षकस्तं शरेणामारयत्‌ ॥

Tập dịch Việt—Phạn[sửa]

1. Mỗi ngày những người thợ giặt đi đến sông và giặt (rửa) y phục trong nước ở đó. 2. Một trong những người thợ giặt lúc nào cũng làm một trò đùa nào đó. 3. Một ngày nọ, anh ta (đã) la lên: “Một con cá sấu đến… 4. Nó ăn tôi. Các người hãy đến đây và cứu tôi!” 5. Tất cả thợ giặt đã nghe anh ấy và (đã) đi đến anh ấy. 6. Họ (đã) hỏi người thợ giặt: “Cá sấu ở đâu? Chúng tôi cứu Bạn.” 7. Người thợ giặt (đã) bèn cười và (đã) nói: “Ở đây không có cá sấu. Đây (đã) chỉ là một trò đùa”. 8. Những người thợ giặt khác (đã) nổi giận và (đã) lại đi. 9. Một ngày nọ, khi cá sấu (đã) đến gần chỗ của người thợ giặt thì anh ta (đã) lại la lớn: 10. “Một cá sấu đến và ăn tôi. Các ông hãy đến và cứu tôi.” 11. Những người thợ giặt khác (đã) nghe việc này và (đã) nói: “Anh ấy lại làm một trò đùa.” 12. Họ đã không đến để bảo vệ anh ấy (… không đến vì sự bảo vệ của anh ấy). 13. Cá sấu đã ăn người thợ giặt.

Tập biến hoá từ hình[sửa]

Hãy biến hoá các danh từ sau

कीर्ति (f.) “vinh dự”, रजक (m.) “thợ giặt”, भिक्षु (m.) “người khất thực”.

Tập chia động từ[sửa]

Hãy biến đổi câu bên dưới bằng cách thay đổi hai động từ vị ngữ bằng ba số và ba ngôi xưng (chia hai động từ dưới ba số và ba ngôi xưng)

यदा तां सुन्दरीं कन्यां पश्येयं तदाहं तुष्येयम्।
“Nếu tôi thấy được cô gái đẹp ấy thì tôi sẽ vui lòng”
यदि वने सहसा व्याघ्रमीक्षेय तर्हि वेपेय।
“Nếu bỗng nhiên tôi thấy một con cọp trong rừng thì tôi đã run sợ”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.