Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Hệ thống động từ[sửa]

Hữu hạn định & Bất hạn định[sửa]

Hệ thống động từ Phạn ngữ phân biệt giữa động từ hữu hạn định (finite) và bất hạn định (infinite). Khác các dạng động từ vô hạn định, tất cả các động từ hữu hạn định đều có đuôi được lập theo ngôi xưng (personal suffix, cá nhân tự vĩ 個人字尾).

Các dạng động từ hữu hạn định phân biệt giữa các chủng loại ngôi xưng, số, thời gian, hình thức và genus verbi (phân biệt giữa chủ động và thụ động). Nên biết là hệ thống động từ hữu hạn định trong Phạn ngữ rất phức tạp và hàm chứa rất nhiều cách chia.

Thời thái & Hình thức[sửa]

Các động từ hữu hạn định (finite verbs) trong Phạn ngữ phân biệt giữa thời thái, số và hình thức. Ví dụ như trong hình thức indicative (chỉ thị 指示, biểu thị 表示, viết tắt: ind.) ta thấy sáu thời thái sau:

  1. Present (hiện tại thời thái 現在時態, viết tắt: pres.)
  2. Imperfect (vị hoàn thành thể 未完成體, đệ nhất quá khứ 第一過去, viết tắt: imperf.)
  3. Perfect (hoàn thành thể 完成體, đệ nhị quá khứ 第二過去, viết tắt: perf.)
  4. Aorist (bất định quá khứ thức 不定過去式, đệ tam quá khứ 第三過去, viết tắt: aor.)
  5. Future (vị lai 未來, viết tắt: fut.)
  6. Conditional (điều kiện cú 條件句, điều kiện ngữ 條件語, viết tắt: cond.): Diễn đạt một sự kiện có thể xảy ra nếu các điều kiện quy tụ. Ví dụ: Giá mà cô ấy có ở nhà.

Thêm vào đó, Phạn ngữ còn có thêm hai hình thức (ngoài hình thức chỉ thị indicative):

  1. Imperative (mệnh lệnh 命令, viết tắt: imper.): Biểu thị yêu cầu, mệnh lệnh. Ví dụ: Hãy đi chỗ khác!
  2. Optative (kì nguyện 祈願, viết tắt: opt.): Diễn đạt một ước nguyện, ví dụ: Cầu mong tôi thi đậu!. Sử dụng gần giống như câu điều kiện (conditional).

Ngôi xưng & Số[sửa]

Tiếng Phạn có cách chia động từ cho dành cho 6 thời thái và hai hình thức trên. Các dạng chia động từ phân biệt giữa:

Ngôi thứ (person, pers.)
Số (numerus)

Ngoài số ít (singular, sing.) và số nhiều (plural, pl.) tiếng Phạn còn có thêm một số thứ ba là số hai (dual, du.).

Số ít Số hai Số nhiều

Ví dụ:

số ít: anh/cô ấy/nó đi
số 2: hai anh/cô, hai nó đi
số nhiều: các anh/cô ấy, chúng nó đi.

Tuy nhiên, ta cũng nên biết là số hai rất ít thấy so với số ít và số nhiều.

Các dạng chia động từ[sửa]

Như vậy thì mỗi cách chia động từ cho sáu thời (present, imperfect, perfect, aorist, future conditional) và hai hình thức (imperative, optative) bao gồm 3x3 = 9 dạng. Ví dụ như động từ đi, √gam, có 9 dạng chia như sau:

Số ít Số hai Số nhiều
Ngôi thứ nhất Tôi đi Hai chúng tôi đi Chúng tôi đi
Ngôi thứ hai Anh đi Hai Anh đi Các Anh đi
Ngôi thứ ba anh/cô ấy, nó đi hai anh/cô ấy/đứa nó đi chúng nó đi

Vị tự ngôn & Vị tha ngôn[sửa]

5. Khi chia động từ cho 6 thời thái và 2 hình thức thì Phạn ngữ còn phân biệt giữa hai dạng: Parasmaipada (vị tha ngôn 為他言) và Ātmanepada (vị tự ngôn 為自言). Parasmaipada nguyên nghĩa là “câu nói liên hệ đến người khác” và theo các nhà ngữ pháp Ấn Độ thì đây có nghĩa là chủ thể thực hiện một hành động cho người khác, trong khi ātmanepada, “câu nói cho chính mình”, thì lại chỉ một hành động được chủ thể làm cho riêng mình. Ví dụ:

Parasmaipada: “(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho/giúp một người khác)”
Ātmanepada: “(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho chính mình)”

Tuy nhiên, Cổ Phạn ngữ thường không phân biệt giữa hai cách chia động từ này và cách phân chia parasmaipada/ātmanepada thường chỉ là hình thức bề ngoài. Như thế thì mỗi dạng trong sáu thời thái và hai hình thức của Phạn ngữ lại có thêm hai cách chia khác nhau. Cả hai loại chia parasmaipada/ātmanepada đều mang nghĩa chủ động.

Chủ động & Thụ động[sửa]

Cuối cùng, Phạn ngữ cũng phân biệt giữa hai dạng

Năng/chủ động (active) và Bị/thụ động (passive)

Nhưng ta chỉ tìm thấy cách chia thể bị động trong 2 của 6 thời cũng như hai hình thức. Trong bốn thời còn lại thì thể bị động được thay thế bằng cách biến hoá động từ theo ātmanepada.

Sau đây là toàn bộ hệ thống chia động từ hữu hạn định:

  Chủ động (active) Bị động (passive)
  Parasmaipada Ātmanepada Ātmanepada
  Sg. Du. Pl. Sg. Du. Pl. Sg. Du. Pl.
Present xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Imperfect xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Perfect xxx xxx xxx xxx xxx xxx  
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Aorist xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Future xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Conditional xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Imperative xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Optative xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
  xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx

Tuy nhiên, cách trình bày hệ thống chia động từ trên có phần giản hoá đôi chút bởi vì hai thời future perfect lại phân biệt giữa hai cách chia và aorist có tất cả 7 cách hình thành.

Ngoài ra ta cũng nên biết là chỉ một số ít động từ được chia bằng cả hai cách parasmaipada/ātmanepada. Một phần động từ chỉ được chia dưới dạng parasmaipada hoặc ātmanepada.

Hệ thống danh từ[sửa]

Thân nguyên âm & Thân phụ âm[sửa]

Người ta phân biệt hai loại thân danh từ (substantive adjective) tuỳ theo tự vĩ của chúng, và gọi chúng thân nguyên âm (vowel stem) hoặc thân phụ âm (consonantal stem). Mỗi thân danh từ đều có, như trường hợp Đức ngữ, một trong ba giống

  1. Giống đực hay nam tính (masculine)
  2. Giống cái hay nữ tính (feminine)
  3. Trung tính (neuter)

Ngoài trường hợp các danh từ chỉ người ra thì giới tính của một danh từ phần lớn đều là tuỳ tiện. Chủng loại giống của mỗi thân danh từ đều có sẵn và người ta không ghi chú thêm.Ví dụ như các danh từ với đuôi –i và –u đều được tìm thấy ở ba giống. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra giống ở một vài danh từ, ví dụ như trường hợp danh từ có đuôi –ā và –ī. Chúng đều là giống cái.

Biến cách danh từ[sửa]

Về mặt biến đổi (flexion, loan khúc 彎曲), các danh từ khác nhau ở số (numerus) và sự kiện (casus).

Về mặt số thì có ba số như trường hợp các động từ hữu hạn định.

Số ít Số hai Số nhiều
Một thanh niên Hai thanh niên Nhiều thanh niên (3 trở lên)

Sự kiện (cách)[sửa]

Về mặt sự kiện (casus) thì Phạn ngữ không những có các sự kiện như trong Đức ngữ là nominative, accusative, dative genitive hoặc như tiếng La-tinh với thêm hai sự kiện ablative vocative, mà còn có thêm hai nữa là instrumental locative. Như vậy, Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện theo thứ tự sau:

  1. Nominative (chủ cách 主格)
  2. Accusative (trực bổ cách 直補格, trực tiếp thụ cách 直接受格)
  3. Instrumental (dụng cụ cách 用具格)
  4. Dative (gián bổ cách 間補格, dữ cách 與格, vị cách 爲格)
  5. Ablative (nguyên uỷ 源委, đoạt cách 奪格, li cách 離格)
  6. Genitive (thuộc cách 屬格, sở hữu cách 所有格)
  7. Locative (vị trí cách 位置格, ư cách 於格)
  8. Vocative (hô cách 呼格)

Chức năng của của mỗi sự kiện sẽ được trình bày trong các bài tiếp theo. Từ 3 số và 8 sự kiện ta có tất cả 3 x 8 = 24 dạng biến hoá ở đuôi của một chữ (tự vĩ biến hoá 字尾變化).

Số ít Số hai Số nhiều
Nom. xxx xxx xxx
Acc. xxx xxx xxx
Instr. xxx xxx xxx
Dat. xxx xxx xxx
Abl. xxx xxx xxx
Gen. xxx xxx xxx
Loc. xxx xxx xxx
Voc. xxx xxx xxx

Thân nguyên âm & Thân phụ âm[sửa]

Số lượng của tự vĩ biến hoá tuỳ thuộc vào âm cuối của thân danh từ và chủng loại của nó. Hai đặc tính này xác định một hạng danh từ. Các thân danh từ (ngữ cán 語幹) với đuôi phụ âm là –i hoặc –u đều có mặt ở ba giống và vì vậy, chúng hình thành ba hạng danh từ (nam, nữ và trung tính với mẫu âm cuối là –i). Ví dụ:

Nam tính kavi “thi sĩ”
Nữ tính mati “trí”
Trung tính vāri “nước”

Mỗi hạng danh từ trên đều có tự vĩ biến hoá riêng. Trên cơ sở này mà người ta phân biệt trên 20 hạng danh từ và tự vĩ biến hoá. Tuy nhiên, các hạng này không khác nhau hết ở 24 cách. Một vài loại tự vĩ biến hoá chỉ khác nhau ở một hoặc hai sự kiện. Người ta phân biệt như sau:

Thân mẫu âm[sửa]

(Mẫu âm ngữ cán 母音語幹, vowel stem)

Nam tính –a
Trung tính –a


Nữ tính –ā


Nam tính –i
Nữ tính –i
Trung tính –i


Nam tính –u
Nữ tính –u
Trung tính –u


Nữ tính –ī
Nữ tính –ū


Nữ tính –ī, đơn âm tiết (monosyllable)
Nữ tính –ū, đơn âm tiết (monosyllable)


Nam tính – (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)
Nữ tính – (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)
Trung tính – (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)


Nam tính – (danh từ chỉ người thân, noun of relations)
Nữ tính – (danh từ chỉ người thân, noun of relations)


Nam tính –phức âm
Nữ tính –phức âm


Thân phụ âm[sửa]

(Phụ âm ngữ cán 輔音語幹, consonantal stem)


Nam tính –phụ âm (ngoài –s,n)
Nữ tính –phụ âm (ngoài –s,n)
Trung tính –phụ âm (ngoài –s,n)


Nam/Nữ tính –as, –is, –us
Trung tính –as, –is, –us


Nam/Nữ tính –an
Trung tính –an


Nam tính –in
Trung tính –in

Ngoài những dạng trên ta còn tìm thấy một vài tự vĩ biến hoá cho một vài hình dung từ và phân từ nhất định. Điều cần biết nữa là các đại danh từ (pronoun), chỉ thị đại danh từ (指示代名詞, demonstrative pronoun) và số từ — cả ba đều được xếp vào danh từ — đều có tự vĩ biến hoá riêng.

Gốc động từ & Thân động từ[sửa]

1. Trong Phạn ngữ, mỗi động từ đều có một dạng trừu tượng liệt kê trong từ điển và được gọi là gốc động từ (verb root, 動詞根). Các dạng khác nhau của một động từ đều được hình thành từ gốc động từ này.

Trong khi một động từ trong Anh và Đức ngữ được thâu nhập vào từ điển dưới dạng bất định (infinitive) thì trong Phạn ngữ, nó được ghi lại dưới dạng gốc. Như thế thì tất cả các động từ trong Phạn ngữ đều được liệt kê trong từ điển dưới dạng gốc.

2. Một dạng động từ hữu hạn định (finite) được hình thành khi ta lập một thân động từ từ gốc động từ bằng cách biến đổi hoặc mở rộng gốc động từ, ví dụ như thêm vào một tiếp vĩ âm (suffix), hoặc một tiếp đầu âm (prefix), hoặc một trùng tự (reduplication, 重字) hoặc một cách chuyển nguyên âm trong gốc động từ. Sau đó, nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn thêm vào. Ví dụ:

Gốc động từ pac nấu ăn
Thân động từ dạng hiện tại pac-a nấu ăn
Dạng động từ hiện tại pac-a-ti ông ta, cô ấy, nó nấu
Thân động từ dạng vị lai pak-ṣya sẽ nấu
Dạng động từ vị lai pak-ṣya-ti ông ta, cô ấy, nó sẽ nấu

Như vậy thì dạng động từ ngôi thứ ba, số ít, hiện tại, vị tha của √pac "nấu ăn", được hình thành trước hết qua sự tạo một thân động từ dạng hiện tại bằng tiếp vĩ âm –a, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm dành cho ngôi thứ ba là –ti được thêm vào. Trường hợp hình thành dạng vị lai cũng tương tự như vậy. Trước hết, thân động từ vị lai pak-ṣya được tạo, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn vào.

3. Các dạng động từ bất định (ví dụ như infinitive, 不定法) và các dạng động từ đã được danh từ hoá (phân từ 分詞, participle) được thành lập bằng cách gắn ngay vào gốc động từ — với cách phát âm thường đã biến đổi — một tiếp vĩ âm, hoặc một thân động từ.

Gốc động từ pac nấu ăn
Infinitive pak-tum nấu ăn
Thân động từ hiện tại pac-a nấu ăn
Phân từ hiện tại pac-a-nt đang nấu ăn

Trong khi dạng infinive được hình thành bằng cách gắn đuôi –tum vào gốc động từ thì hiện tại phân từ (present part.) lại đòi hỏi việc gắn đuôi –nt vào thân động từ dạng hiện tại.

Cách thành lập thân động từ hiện tại[sửa]

1. Thân động từ quan trọng nhất trong các thân động từ khác biệt nhau là thân động từ hiện tại. Thân động từ hiện tại được hình thành qua nhiều cách khác biệt và cũng qua đó mà có việc phân chia thành các nhóm động từ. Có tổng cộng 10 nhóm động từ, như vậy là có 10 thân động từ dạng hiện tại khác nhau.

2. Mười nhóm này lại được phân thành hai loại, athematic (無主旋律的) và thematic (主旋律的). Các nhóm thematic bao gồm hạng 1, 4, 6, 10. Đặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì khi thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a. Thêm vào đó là thân động từ hiện tại của những nhóm thematic không biến đổi khi động từ được chia. Tất cả những nhóm khác — 2, 3, 5, 7, 8, và 9 — đều là athematic. Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a và thân động từ biến đổi khi được chia.

3. Bốn nhóm thân động từ hiện tại thematic sẽ được giảng thuật rõ ràng trong các bài kế đến. Trước hết, ta nên lưu ý rằng chúng được hình thành qua các tiếp vĩ âm –a, –ya hoặc –aya. Ví dụ:

Gốc động từ √ Thân động từ hiện tại
Nhóm 1 nam nam-a “chào”
Nhóm 4 krudh krudh-ya “làm giận”
Nhóm 6 viś viś-a “bước vào”
Nhóm 10 pūj pūj-aya “tôn kính”

Các thân động từ athematic sẽ được xử lí trong những bài sau cùng. Cách lập thân động từ hiện tại thường không theo quy tắc. Thế nên ta không những học thuộc gốc động từ mà cũng nên học luôn cả thân động từ hiện tại bởi vì nó không những là thân động từ hiện tại, mà cũng là cơ sở thành lập của imperfect và hai hình thức imperative optative.

4. Vì lí do này mà trong từ điển, người ta liệt kê mỗi động từ dưới dạng gốc √, thân động từ hiện tại với số nhóm, thêm vào đó là thông tin về cách chia theo parasmaipada hoặc ātmanepada qua việc đưa dạng chia số ít, ngôi thứ ba, hiện tại, năng động, bởi vì dạng thứ ba này cũng cho biết luôn cả cách chia parasmaipada hoặc ātmanepada. Ví dụ:

gam (1) gacchati “đi”

gam “đi” thuộc nhóm động từ 1 và cho biết qua ngôi thứ 3, hiện tại, chủ động gacchati “ông ấy, cô ấy, nó đi” thân động từ hiện tại là gaccha, vần kết thúc là –ti cho biết động từ gam được chia theo lối parasmaipada.

Hiện tại parasmaipada — (ngôi thứ ba)[sửa]

Hiện tại parasmaipada được tạo bằng cách chắp vào thân động từ hiện tại các âm kết thúc của parasmaipada. Các âm kết thúc của ngôi xưng thứ ba là: Sing. –ti; Dual: –taḥ; Plur.: –anti.

Nếu âm kết thúc của ngôi xưng bắt đầu bằng một nguyên âm, ví như –anti được gắn vào một thân động từ hiện tại athematic thì âm kết thúc –a của thân này bỏ bớt. Ví dụ với động từ gam “đi”:

Số ít Số hai Số nhiều
3. Pers. gacch-a-ti gacch-a-taḥ gacch-anti
ông ta đi ông ta đi các anh ấy (>2) đi

Động từ tiếp đầu âm (verbal prefix)[sửa]

Phạn ngữ có hàng loạt tiếp đầu âm có thể đặt trước các gốc động từ (xem bảng liệt kê dưới 8.5). Có ba trường hợp cần được phân biệt khi một động từ xuất hiện với một hoặc nhiều tiếp đầu âm.

1. Tiếp đầu âm có một nghĩa căn bản nhất định bổ sung ý nghĩa căn bản của động từ. Như vậy, ý nghĩa của động từ mang tiếp đầu ngữ là bao gồm ý nghĩa của gốc động từ và tiếp đầu âm. Ví dụ: Nếu tiếp đầu âm apa–, “chỗ khác, đi mất” được gắn vào động từ gam (1) gacchati “đi” thì động từ apa-gam (1) apagacchati có nghĩa là “đi mất, đi nơi khác.”

2. Động từ có tiếp đầu âm không giản đơn là tổng số ý nghĩa của gốc động từ và tiếp đầu âm như trường hợp 1. Nghĩa mới có thể khác biệt nghĩa trước đây của hai thành phần. Ví dụ: ava– có nghĩa “xuống dưới, bên dưới” và cùng với động từ skand (1) skandati “nhảy”, nó tạo ra động từ avaskand (1) avaskandati với nghĩa “nhảy xuống dưới”. Nhưng avagam (1) avagacchati không chỉ có nghĩa “đi xuống dưới” mà còn là “hiểu”.

3. Tiếp đầu âm không chuyển đổi nghĩa của gốc động từ. Ví dụ: pra– có nghĩa là “trước, phía trước”, nhưng hoàn toàn không biến đổi nghĩa của động từ viś (6) viśati “bước vào”. Thế nên, praviś (6) praviśati vẫn có nghĩa “bước vào” như viś (6) viśati.

Vì nghĩa của các động từ có tiếp đầu âm không thể suy luận được nên ta phải học chúng như những động từ độc lập.

Danh từ nam tính có âm kết thúc –a— (nominative & accusative)[sửa]

Danh từ nam tính có âm kết thúc –a được biến chuyển bằng cách cho thêm vào âm kết thúc của thân danh từ –a các âm kết thúc của sự kiện (casus) hoặc trước hết âm kết thúc –a được bỏ đi và các âm kết thúc của sự kiện được gắn vào. Sau đây là bảng từ hình biến hoá với ví dụ bāla, “thằng bé, đứa trẻ”:

Singular Dual Plural
Nominative बालः bāla-ḥ बालौ bālau बालाः bālāḥ
Accusative बालम् bālam बालौ bālau बालान् bālān
Instrumental बालेन bālena बालाभ्याम् bālābhyām बालैः bālaiḥ
Dative बालाय bālāya बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ
Ablative बालात् bālāt बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ
Genitive बालस्य bāla-sya बालयोः bāla-y-oḥ बालानाम् bālā-n-ām
Locative बाले bāle बालयोः bāla-y-oḥ बालेषु bāle-ṣu
Vocative बाल bāla बालौ bālau बालाः bālāḥ

Danh từ trung tính có âm kết thúc –a— (nominative & accusative)[sửa]

Cách biến chuyển của danh từ trung tính có âm kết thúc –a chỉ khác nam tính –a nominative, accusative vocative. Ví dụ: phala “quả”

Singular Dual Plural
Nominative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni
Accusative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni
Instrumental फलेन phalena फलाभ्याम् phalābhyām फलैः phalaiḥ
Dative फलाय phalāya फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ
Ablative फलात् phalāt फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ
Genitive फलस्य phala-sya फलयोः phala-y-oḥ फलानाम् phalā-n-ām
Locative फले phale फलयोः phala-y-oḥ फलेषु phale-ṣu
Vocative फल phala फले phale फलानि phalāni

Chức năng của nominative (chủ cách)[sửa]

1. Nominative chỉ chủ thể (subject) của một câu

bālaḥ khādati “thằng bé ăn”

Các danh từ dạng nominative đi đôi với động từ vị ngữ (verbal predicate). Ví dụ:

Sing.: bāla-ḥ gacch-a-ti thằng bé đi
Dual: bālau gacch-a-taḥ hai thằng bé đi
Plur.: bālāḥ gacchanti những thằng bé đi

2. Mặt khác, chủ từ cũng là vị từ của một câu. Ta nên lưu ý là trong Phạn ngữ, động từ liên hệ (copula) thường vắng mặt.

bālaḥ śiṣyaḥ “Cậu bé là một học sinh”

Thỉnh thoảng vị từ đứng trước chủ từ.

Chức năng của accusative (trực bổ cách)[sửa]

1. Accusative chỉ đối tượng trực tiếp của một động từ cập vật (transitive verb).

bālaḥ śikṣakaṃ paśyati “Cậu bé thấy thầy giáo”

2. Nơi những động từ chuyển động thì accusative chỉ cho hướng, mục đích.

bālaḥ kṣetraṃ gacchati “Cậu bé đi đến sân trường”

Theo các nhà văn phạm truyền thống thì các động từ chỉ sự chuyển động cũng là động từ cập vật, chỉ đạo một accusative.

3. Một loạt hậu trí từ (postposition, 後置詞) chỉ đạo một accusative, ví dụ như prati “đến…”

bālaḥ kṣetraṃ prati gacchati “Cậu bé đi đến sân trường”

Quy luật cho vần kết thúc –m[sửa]

Nếu một từ kết thúc bằng âm –m và chữ kế đến bắt đầu bằng một phụ âm thì –m được chuyển thành một tuỳ âm (anusvāva) – và hai chữ được viết rời nhau.

-m + phụ âm → - + phụ âm
phalam + khādati → phalaṃ + khādati

Lưu ý: Tuỳ âm ở cuối chữ đọc như m.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.