Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 11

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Mệnh lệnh (imperative) parasmaipada và ātmanepada[sửa]

1. Mệnh lệnh cách (imperative) trong Phạn ngữ được chia theo ba ngôi xưng như ba thời, và được lập bằng cách gắn những đuôi nhân xưng của mệnh lệnh cách vào thân hiện tại của động từ. Trong số hai (dual) và phần lớn ở số nhiều (plural), các đuôi gần giống nhau. Cách chia imperative parasmaipada như sau:

Singular Dual Plural
1. Pers. गच्छानि gacch-ā-ni गच्छाव gacch-ā-va गच्छाम gacch-ā-ma
2. Pers. गच्छ gacch-a गच्छतम् gacch-a-tam गच्छत gacch-a-ta
3. Pers. गच्छतु gacch-a-tu गच्छताम् gacch-a-tām गच्छन्तु gacch-a-ntu

2. Imperative ātmanepada

Singular Dual Plural
1. Pers. लभै labh-ai लभावहै labh-ā-vahai लभामहै labh-ā-mahai
2. Pers. लभस्व labh-a-sva लभेथाम् labh-ethām लभध्वम् labh-a-dhvam
3. Pers. लभताम् labh-a-tām लभेताम् labh-etām लभन्ताम् labh-a-ntām

3. Ở ngôi nhân xưng thứ hai, imperative chỉ một lời yêu cầu trực tiếp, một mệnh lệnh.

हे राम गृहं गच्छ। he rāma gṛhaṃ gaccha!
“Ô, Rāma, đi vào nhà!”
हे बालाः क्षीरं पिबत। he bālāḥ kṣīraṃ pibata
“Ồ, các em kia! Uống sữa đi!”

4. Ở ngôi thứ nhất — không thường thấy — imperative chỉ một ý muốn (“muốn”) hoặc một trách nhiệm (“nên/phải”).

अधुना संस्कृतपुस्तकं पठानि। adhunā saṃkṛtapustakaṃ paṭhāni
Bây giờ tôi muốn/nên/phải đọc một quyển sách tiếng Phạn
अद्य मन्दिरं गच्छाम। adya mandiraṃ gacchāma
Hôm nay chúng ta nên/muốn đi đến chùa/đền thờ

5. Ở ngôi thứ ba, imperative chỉ một yêu cầu, mệnh lệnh, một trách nhiệm hoặc một ý muốn (“nên”).

रामः पुस्तकं पठतु। rāmaḥ pustakaṃ paṭhatu
Rāma nên đọc quyển sách
नरा देवान् पूजयन्तु। narā devān pūjayantu
Người ta nên tôn thờ chư thiên.

6. Ở dạng imperative phủ định (prohibitive, cấm chỉ), tiểu từ न na “không” không được dùng mà thay vào đó là tiểu từ मा “không được/chớ”

अद्य नगरं मा गच्छ। adya nagaraṃ mā gaccha
Hôm nay bạn không được/chớ đi vào thành phố!

Bất định đại danh từ (indefinite pronoun)[sửa]

Qua sự gắn một trong ba tiểu từ –चिद् -cid –चन -cana hoặc –अपि api vào dạng được biến hoá của nghi vấn đại danh từ किम् kim thì đại danh từ này mất đi chức năng nghi vấn, trở thành một bất định đại danh từ.

Masculine

कश्चिद् / कश्चन / कोऽपि
kaś-cid / kaś-cana / ko’pi
“một ông nào đó / một cái (nam tính) gì đó”

Feminine

काचिद् / चाचन / कापि
kā-cid / kā-cana / kāpi
“một bà nào đó / một cái (nữ tính) gì đó”

Neuter

किंचिद् / किंचन / किमपि

kiṃ-cid / kiṃ-cana / kimapi

“một cái (trung tính) gì đó”

Nên lưu ý là cả ba tiểu từ (-cid, -cana, -api) được gắn vào một dạng đã được biến hoá của किम् kim với luật sandhi được áp dụng. Trong trường hợp dùng như một hình dung từ thì bất định đại danh từ được sử dụng như một quán từ bất định. Ví dụ:

तत्र कश्चित् / कश्चन / कोऽपि तिष्ठति।
tatra kaścit / kaścana / ko’pi tiṣṭhati
“Một người nào đó đứng ở đó.”
रामः किंचिद् / किंचन / किमपि अवदत्।
rāmaḥ kiṃcid / kiṃcana / kimapi avadat
“Rāma đã nói một cái gì đó.”
रामः कयाचिद् / कयाचन / कयापि कन्यया सह नृत्यति।
rāmaḥ kayācid / kayācana / kayāpi kanyayā saha nṛtyati
“Rāma nhảy với một cô gái nào đó”
रामः कस्मिंश्चिद् / कस्मिंश्चन / कस्मिन्नपि नगरे वसति।
rāmaḥ kasmiṃścid / kasmiṃścana / kasminnapi nagare vasati
“Rāma sống trong một thành phố nào đó.”
रामो न कस्माच्चिद् / कस्माच्चन / कस्मादपि शङ्कते।
rāmo na kasmāccid / kasmāccana / kasmādapi śaṅkate
“Rāma không sợ trước bất cứ cái gì cả.”

Ba tiểu từ –चिद् –cid –चन –cana hoặc –अपि –api cũng được gắn vào từ nghi vấn để hình thành các phó/trạng từ bất định. Sau đây là những ví dụ với कुत्र kutra “ở đâu” và कदा kadā “lúc nào”

कुत्रचिद् / कुत्रचन / कुत्रापि
kutracid / kutracana / kutrāpi
“ở đâu đó, một chỗ nào đó”
न कदाचिद् / न कदाचन / न कदापि
na kadācid / na kadācana / na kadāpi
“không bao giờ”

Chỉ thị đại danh từ (demonstrative pronoun)[sửa]

Chỉ thị đại danh từ एतद् etad chỉ một vật nào đó gần nhìn từ người nói (“cái này, người này”) và được biến hoá như तद् tad, như vậy thì nom. sing. एषः eṣaḥ (m.) एषा eṣā (f.) एतत् etat (n.). Trong acc. sing. एतम् etam (m.), एताम् etām (f.) एतत् etat (n.), và dạng एषः biến đổi trước các phụ âm khởi đầu tương tự trường hợp सः (xem phần 3.7, ngoại hạng).

Những chỉ thị đại danh từ và số hình dung từ/đại danh từ khác[sửa]

Có một loạt từ thuộc vào loại chỉ thị danh từ, bất định đại danh từ và số từ, được dùng với chức năng hình dung từ hoặc đại danh từ. Số từ hoặc bất định hình dung từ eka “một, một duy nhất, một cái gì đó…” đã được trình bày ở 5.8. Những từ quan trọng khác thuộc nhóm này là:

अन्य anya “cái khác”
पूर्व pūrva “trước đây”
पर para “sau này, khác, bên kia”
सर्व sarva “mỗi, từng, tất cả”

Trong bốn hình dung từ trên thì अन्य anya lúc nào cũng được biến hoá như तद् tad, có dạng trung tính nom. và acc. sing. अन्यत् anyat. Các hình dung từ còn lại cũng theo cách biến hoá của तद् tad, nhưng có dạng đuôi trung tính nom. và acc. sing. là –म् –m, thay vì –त् –t, tức là एकम् ekam पूर्वम् pūrvam. Ví dụ:

अन्यत् पुस्तकं पठामि।
anyat pustakaṃ paṭhāmi
“Tôi đọc quyển sách khác”
सर्वाणि पुस्तकानि पठामि।
sarvāṇi pustakāni paṭhāmi
“Tôi đọc mỗi quyển sách/tất cả những quyển sách.”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.