Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 23

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Cách biến hoá các thân phụ âm (consonantal declension)[sửa]

Khác với trường hợp những cách biến hoá danh từ có thân mẫu âm, cách biến hoá danh từ và hình dung từ có thân phụ âm có những điểm đặc biệt sau:

  1. Các thân danh từ có âm cuối là phụ âm theo một quy luật nhất định chung mà qua đó, chỉ một vài phụ âm nhất định được cho phép.
  2. Các thân danh từ có âm cuối là phụ âm của ba giới tính, nam, nữ và trung tính đều có đuôi biến hoá giống nhau ở tất cả những sự kiện. Chỉ những danh từ trung tính có những đuôi biến hoá khác ở nominative, accusative vocative.
  3. Người ta còn tìm thấy nguyên tắc phân độ thân danh từ ở những thân danh từ kết thúc bằng phụ âm. Bởi vì có những thân danh từ không những chỉ có một thân trong lúc được biến hoá, mà là hai, thậm chí ba dị dạng của thân chính. Chính vì vậy mà người ta phân biệt giữa
danh từ một thân
danh từ hai thân
danh từ ba thân

Những điểm đặc biệt của cách biến hoá danh từ có phụ âm kết thúc sẽ được giảng giải trong những phần kế đến.

Luật cho phụ âm cuối chữ[sửa]

1. Một chữ đứng cuối câu, hoặc được theo sau bởi một chữ khác trong câu, và như thế, theo luật hợp biến — nó không thể có một phụ âm cuối tuỳ tiện theo 33 phụ âm.

Trừ hai âm mũi –न् –n và –म् –m và phụ âm phụ visarga –ः – thì chỉ có những phụ âm sau được đứng cuối chữ, là phụ âm cuối tuyệt đối:

  1. –क् –k
  2. –ट् –ṭ
  3. –त् –t
  4. –प् –p

Nếu một chữ được kết thúc bằng một phụ âm khác thì nó sẽ được biến thành một trong bốn phụ âm bên trên theo những quy luật bên dưới. Những ví dụ sau đây dùng thân danh từ có phụ âm kết thúc và không mang đuôi ở sự kiện nominative, chỉ xuất hiện với phụ âm cuối này.

2. Những âm đóng có phát âm (ngoài các âm palatal), có hay không có tống khí và các âm có tống khí không phát âm (ngoài các âm palatal) được biến thành âm đóng không có tống khí, không phát âm, vì chỉ có những phụ âm này (–क् –k, –ट् –, –त् –t, –प् –p) mới được đứng cuối chữ làm âm cuối tuyệt đối.

उपनिषद् upaniṣad “áo nghĩa thư” → उपनिषत् upaniṣat
क्षुध् kṣudh “cơn đói” → क्षुत् kṣut
ककुभ् kakubh “đỉnh, ngọn” → ककुप् kakup

3. Các phụ âm palatal chuyển thành phụ âm cuối tuyệt đối như sau

–च् –c → –क् –k
–ज् –j → –क् –k, hoặc –ट् –ṭ
वाच् vāc “lời nói” → वाक् vāk
वणिज् vaṇij “thương gia” → वणिक् vaṇik
सम्राज् samrāj “nhà cai trị” → सम्राट् samrāṭ

4. Các âm xỉ sát (齒擦音) và tống khí được biến thành phụ âm kết thúc tuyệt đối như sau:

–श् –ś → –क् –k, hoặc –ट् –ṭ
–ष् –ṣ → –ट् –ṭ
–ह् –h → –क् –k, hoặc –ट् –ṭ
दिश् diś “miền, vùng” → दिश् dik
द्विष् dviṣ “kẻ thù” → द्विष् dviṭ

5. Luật phụ âm cuối tuyệt đối này không chỉ có giá trị cho những chữ đứng cuối câu hoặc giữa câu trước khi luật hợp biến được áp dụng, mà cũng còn có giá trị cho các thân danh từ trước khi tiếp vĩ âm của một sự kiện có khởi âm là một phụ âm được gắn vào (→ 23.4).

Cách biến hoá theo sự kiện của các thân phụ âm[sửa]

1. Tiếp vĩ âm theo sự kiện của các thân danh từ phụ âm không biến đổi về mặt âm khi được gắn vào thân và cũng không hoà hợp với phụ âm của thân danh từ. Chỉ có một ngoại hạng là tiếp vĩ âm của locative plural –सु –su, bị ảnh hưởng bởi luật uốn lưỡi (retroflexion, → 7.9).

Như vậy thì cách biến hoá từ hình của thân phụ âm khác với các thân mẫu âm đã học ở chỗ những tiếp vĩ âm của sự kiện ở nam, trung (với ba sự kiện ngoại hạng) và nữ tính đều như nhau.

2. Tiếp vĩ âm của danh từ nam và nữ tính kết thúc bằng phụ âm

Singular Dual Plural
Nominative –au –aḥ
Accusative –am –au –aḥ
Instrumental –ā –bhyām –bhiḥ
Dative –e –bhyām –bhyaḥ
Ablative –aḥ –bhyām –bhyaḥ
Genitive –aḥ –oḥ –ām
Locative –i –oḥ –su
Vocative –au –aḥ

Không có tiếp vĩ âm ở nom. và voc. sing.

3. Tiếp vĩ âm của danh từ trung tính khác tiếp vĩ âm của danh từ nam và nữ tính ở nominative, accusative vocative. Danh từ trung tính không có tiếp vĩ âm ở nom., acc. và voc. sing., có âm cuối là –ī ở nom., acc. và voc. dual, và có âm cuối là –i ở nom., acc. và voc. plur.

Singular Dual Plural
Nominative –ī –i
Accusative –ī –i
Instrumental –ā –bhyām –bhiḥ
Dative –e –bhyām –bhyaḥ
Ablative –aḥ –bhyām –bhyaḥ
Genitive –aḥ –oḥ –ām
Locative –i –oḥ –su
Vocative –ī –i

Danh từ có thân phụ âm đơn[sửa]

1. Thật danh từ có phụ âm kết thúc (ngoài các âm mũi) không có phân độ thân. Như đã nói, khi biến hoá các danh từ có phụ âm kết thúc, các tiếp vĩ âm sự kiện được gắn vào thân một cách đơn giản. Chủ cách số ít (nom. sing.) không có tiếp vĩ âm, và phụ âm cuối của thân danh từ được chuyển thành phụ âm cuối tuyệt đối theo 23.2.

2. Ta có thể thấy một điểm đặc biệt khi thân danh từ có phụ âm cuối được biến hoá. Điểm này không được thấy ở thân danh từ vừa có phụ âm cuối và có phân độ thân.

Nếu một tiếp vĩ tự có khởi âm là phụ âm được gắn vào thân, ví như tiếp vĩ tự –भ्याम् –bhyām trong dual, và các tiếp vĩ tự –भिः –bhiḥ, –भ्यः –bhyaḥ và –सु –su trong plural, thì — quy về luật hợp biến — cả thân lẫn tiếp vĩ tự được xử lí như hai chữ độc lập. Như vậy có nghĩa là, khi một thân có âm kết thúc là phụ âm được phối hợp với một tiếp vĩ tự có âm khởi đầu là phụ âm thì trường hợp này tương tự như hai chữ được hoà hợp nhau, và luật ngoại hợp biến được áp dụng. Tiếp vĩ tự có khởi đầu bằng mẫu âm không được xem như những chữ độc lập, và luật ngoại hợp biến cũng không được áp dụng.

3. Ví dụ với मरुत् marut (m.) “gió”

Ví dụ: मरुत् marut “gió” — masculine

Singular Dual Plural
Nominative मरुत् marut मरुतौ marutau मरुतः marutaḥ
Accusative मरुतम् marutam मरुतौ marutau मरुतः marutaḥ
Instrumental मरुता marutā मरुद्भ्याम् marudbhyām मरुद्भिः marudbhiḥ
Dative मरुते marute मरुद्भ्याम् marudbhyām मरुद्भ्यः marudbhyaḥ
Ablative मरुतः marutaḥ मरुद्भ्याम् marudbhyām मरुद्भ्यः marudbhyaḥ
Genitive मरुतः marutaḥ मरुतोः marutoḥ मरुताम् marutām
Locative मरुति maruti मरुतोः marutoḥ मरुत्सु marutsu
Vocative मरुत् marut मरुतौ marutau मरुतः marutaḥ

Nên lưu ý ở đây là:

a) Nom./voc. sing. không có tiếp vĩ âm, và phụ âm cuối của thân không biến đổi, vì theo luật phụ âm kết thúc tuyệt đối, phụ này — tức là –त् –t — được phép đứng ở cuối chữ,
b) khi tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm được gắn vào thân thì luật ngoại hợp biến được ứng dụng. Ví dụ như phụ âm cuối –त् –t biến thành –द् –d trước phụ âm khởi đầu –भ् –bh.
c) phụ âm cuối của thân danh từ không biến đổi trước tiếp vĩ tự bắt đầu bằng một mẫu âm.

4. Ví dụ với वाच् vāc (f.) “lời nói”

Ví dụ: वाच् vāc “lời nói” — feminine

Singular Dual Plural
Nominative वाक् vāk वाचौ vācau वाचः vācaḥ
Accusative वाचम् vācam वाचौ vācau वाचः vācaḥ
Instrumental वाचा vācā वाग्भ्याम् vāgbhyām वाग्भिः vāgbhiḥ
Dative वाचे vāce वाग्भ्याम् vāgbhyām वाग्भ्यः vāgbhyaḥ
Ablative वाचः vācaḥ वाग्भ्याम् vāgbhyām वाग्भ्यः vāgbhyaḥ
Genitive वाचः vācaḥ वाचोः vācoḥ वाचाम् vācām
Locative वाचि vāci वाचोः vācoḥ वाक्षु vākṣu
Vocative वाक् vāk वाचौ vācau वाचः vācaḥ

Cũng nên lưu ý ở đây rằng:

a) ở nom. sing., phụ âm kết thúc của thân danh từ là –च् –c biến thành –क् –k theo luật âm kết thúc tuyệt đối và
b) trước khi kết hợp với tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm thì trước hết –च् –c biến thành –क् –k theo luật âm kết thúc tuyệt đối, rồi sau đó luật ngoại hợp biến mới được áp dụng, biến thành –ग् –g.

Ví dụ sau đây sẽ làm sáng tỏ quy luật phụ âm cuối tuyệt đối và luật ngoại hợp biến.

Ví dụ: दिश् diś “miền, vùng” — feminine

Singular Dual Plural
Nominative दिक् dik दिशौ diśau दिशः diśaḥ
Accusative दिशम् diśam दिशौ diśau दिशः diśaḥ
Instrumental दिशा diśā दिग्भ्याम् digbhyām दिग्भिः digbhiḥ
Dative दिशे diśe दिग्भ्याम् digbhyām दिग्भ्यः digbhyaḥ
Ablative दिशः diśaḥ दिग्भ्याम् digbhyām दिग्भ्यः digbhyaḥ
Genitive दिशः diśaḥ दिशोः diśoḥ दिशाम् diśām
Locative दिशि diśi दिशोः diśoḥ दिक्षु dikṣu
Vocative दिक् dik दिशौ diśau दिशः diśaḥ

5. Danh từ trung tính được bổ sung âm mũi –न् –n ở ba sự kiện nom., acc. và voc. plural. Ví dụ: nom., acc. và voc. plural जगत् jagat “thế gian” là जगन्ति jaganti.

Danh từ có thân phụ âm đơn kết thúc bằng –स् –s[sửa]

  1. Một số danh từ có âm kết thúc là –स् –s, hoặc nói chính xác hơn là –अस् –as, –इस् –is và –उस् –us. Trong ba loại này thì danh từ có âm kết thúc là –अस् –as lại xuất hiện thường nhất. Tất cả những danh từ có phụ âm kết thúc –स् –s không có phân độ thân.
  2. Một quy tắc đến giờ chưa được nhắc đến là phụ âm cuối –स् –s biến thành visarga. Như vậy thì visarga đã xuất hiện trong những từ hình biến hoá được dạy từ trước đến bây giờ, như बालः bālaḥ, बालाः bālāḥ và बालैः balaiḥ. Chúng lúc nào cũng xuất phát từ âm kết thúc –स् –s. Tương tự như vậy, âm kết thúc –स् –s của các danh từ sẽ biến thành visarga trong các sự kiện.
  3. Trước khi kết hợp với tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm thì trước hết –स् –s của thân danh từ sẽ biến thành visarga, và sau đó luật ngoại hợp biến dành cho visarga được áp dụng. Ví dụ như trước khi được gắn tiếp vĩ tự instr. plur. là –भिः –bhiḥ thì âm cuối –स् –s của मनस् manas biến thành visarga ः , như vậy là thân danh từ là मनः manaḥ. Sau đó मनः manaḥ lại được kết hợp với –भिः –bhiḥ — với luật ngoại hợp biến — trở thành मनोभिः manobhiḥ. Trong trường hợp ज्योतिस् jyotis (n.) “ánh sáng” thì instr. plur. là ज्योतिर्भिः jyotirbhiḥ và trong trường hợp धनुस् dhanus (n.) “cây cung” là धनुर्भिः dhanurbhiḥ.
  4. Tất cả những danh từ có phụ âm cuối là –अस् –as đều là trung tính và như vậy, chúng đều mang âm cuối là –ई –ī –इ –i ở nom., acc. và voc. dual và plural. Ở plural, –अस् –as được kéo dài, và thêm âm mũi anusvāra.
  5. Ví dụ với मनस् manas (n.) “tâm, trí”

Ví dụ: मनस् manas “tâm, trí” — neuter

Singular Dual Plural
Nominative मनः manaḥ मनसी manasī मनांसि manāṃsi
Accusative मनः manaḥ मनसी manasī मनांसि manāṃsi
Instrumental मनसा manasā मनोभ्याम् manobhyām मनोभिः manobhiḥ
Dative मनसे manase मनोभ्याम् manobhyām मनोभ्यः manobhyaḥ
Ablative मनसः manasaḥ मनोभ्याम् manobhyām मनोभ्यः manobhyaḥ
Genitive मनसः manasaḥ मनसोः manasoḥ मनसाम् manasām
Locative मनसि manasi मनसोः manasoḥ मनःसु/ मनस्सु manaḥsu/ manassu
Vocative मनः manaḥ मनसी manasī मनांसि manāṃsi

6. Danh từ có âm kết thúc là –इस् –is và –उस् –us được biến hoá tương tự như vậy. Ta chỉ cần lưu ý thêm là âm –स् –s cuối sẽ biến thành –ष् – trước các tiếp vĩ âm bắt đầu bằng mẫu âm, đúng theo luật uốn lưỡi retroflexion (→ 7.9). ज्योतिस् jyotis (n.) “ánh sáng”

Ví dụ: ज्योतिस् jyotis “ánh sáng” — neuter

Singular Dual Plural
Nominative ज्योतिः jyotiḥ ज्योतिषी jyotiṣī ज्योतींषि jyotīṃṣi
Accusative ज्योतिः jyotiḥ ज्योतिषी jyotiṣī ज्योतींषि jyotīṃṣi
Instrumental ज्योतिषा jyotiṣā ज्योतिर्भ्याम् jyotirbhyām ज्योतिर्भिः jyotirbhiḥ
Dative ज्योतिषे jyotiṣe ज्योतिर्भ्याम् jyotirbhyām ज्योतिर्भ्यः jyotirbhyaḥ
Ablative ज्योतिषःjyotiṣaḥ ज्योतिर्भ्याम् jyotirbhyām ज्योतिर्भ्यः jyotirbhyaḥ
Genitive ज्योतिषः jyotiṣaḥ ज्योतिषोः jyotiṣoḥ ज्योतिषाम् jyotiṣām
Locative ज्योतिषि jyotiṣi ज्योतिषोः jyotiṣoḥ ज्योतिःषु jyotiḥṣu
Vocative ज्योतिःjyotiḥ ज्योतिषी jyotiṣī ज्योतींषि jyotīṃṣi

Ví dụ: धनुस् dhanus “cây cung” — neuter

Singular Dual Plural
Nominative धनुः dhanuḥ धनुषी dhanuṣī धनूंषि dhanūṃṣi
Accusative धनुः dhanuḥ धनुषी dhanuṣī धनूंषि dhanūṃṣi
Instrumental धनुषा dhanuṣā धनुर्भ्याम् dhanurbhyām धनुर्भिः dhanurbhiḥ
Dative धनुषे dhanuṣe धनुर्भ्याम् dhanurbhyām धनुर्भ्यः dhanurbhyaḥ
Ablative धनुषः dhanuṣaḥ धनुर्भ्याम् dhanurbhyām धनुर्भ्यः dhanurbhyaḥ
Genitive धनुषः dhanuṣaḥ धनुषोः dhanuṣoḥ धनुषान् dhanuṣām
Locative धनुषि dhanuṣi धनुषोः dhanuṣoḥ धनुःषु dhanuḥṣu
Vocative धनुः dhanuḥ धनुषी dhanuṣī धनूंषि dhanūṃṣi

8. Danh từ nam hoặc nữ tính có phụ âm –स् –s cuối rất hiếm. Hơn nữa, chúng đều là hợp từ (compound) được liệt kê trong những bộ từ điển. Cách biến hoá của chúng chỉ khác những danh từ trung tính ở nom., acc. và voc. Tuy nhiên, danh từ nam/nữ tính có âm cuối là –अस् –as được kéo dài mẫu âm ở nom. sing. thành –आः –āḥ. Danh từ có âm cuối là –इस् –is và –उस् –us lại được biến hoá như thường.

Ví dụ: अप्सरस् apsaras “nữ thần” — feminine

Singular Dual Plural
Nominative अप्सराः apsarāḥ अप्सरसौ apsarasau अप्सरसः apsarasaḥ
Accusative अप्सरसम् apsarasam अप्सरसौ apsarasau अप्सरसः apsarasaḥ
Instrumental अप्सरसा apsarasā अप्सरोभ्याम् apsarobhyām अप्सरोभिः apsarobhiḥ
Dative अप्सरसे apsarase अप्सरोभ्याम् apsarobhyām अप्सरोभ्यः apsarobhyaḥ
Ablative अप्सरसः apsarasaḥ अप्सरोभ्याम् apsarobhyām अप्सरोभ्यः apsarobhyaḥ
Genitive अप्सरसः apsarasaḥ अप्सरसोः apsarasoḥ अप्सरसाम् apsarasām
Locative अप्सरसि apsarasi अप्सरसोः apsarasoḥ अप्सरःषु apsaraḥṣu
Vocative अप्सरः apsaraḥ अप्सरसौ apsarasau अप्सरसः apsarasaḥ

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.