Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Nhân xưng đại danh từ (personal pronoun)[sửa]

Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba tat phân biệt ba giống, nam, nữ và trung tính và có ba cách biến hoá khác nhau cho mỗi giống. Sau đây là bảng từ hình biến hoá cho nam và trung tính “anh ấy, cái ấy”:

Masculine

Singular Dual Plural
Nominative सः sa-ḥ तौ tau ते te
Accusative तम् ta-m तौ tau तान् tān
Instrumental तेन tena ताभ्याम् tā-bhyām तैः taiḥ
Dative तस्मै ta-smai ताभ्याम् tā-bhyām तेभ्यः te-bhyaḥ
Ablative तस्मात् ta-smāt ताभ्याम् tā-bhyām तेभ्यः te-bhyaḥ
Genitive तस्य ta-sya तयोः ta-y-oḥ तेषाम् te-ṣām
Locative तस्मिन् ta-smin तयोः ta-y-oḥ तेषु te-ṣu

Neuter

Singular Dual Plural
Nominative तत् ta-t ते te तानि tāni
Accusative तत् ta-t ते te तानि tāni
Instrumental Như Masc.
Dative
Ablative
Genitive
Locative

Nghi vấn đại danh từ (masc. & neut.) — (nominative & accusative)[sửa]

Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronoun) với thân kim, “ai, cái gì, cái nào” cũng có ba cách chuyển biến khác nhau cho mỗi giống, được biến hoá như tat. Sau đây là bảng từ hình biến hoá cho nam và trung tính:

Masculine

Singular Dual Plural
Nominative कः ka-ḥ कौ kau के ke
Accusative कम् ka-m कौ kau कान् kān
Instrumental केन kena काभ्याम् kā-bhyām कैः kaiḥ
Dative कस्मै ka-smai काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ
Ablative कस्मात् ka-smāt काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ
Genitive कस्य ka-sya कयोः ka-y-oḥ केषाम् ke-ṣām
Locative कस्मिन् ka-smin कयोः ka-y-oḥ केषु ke-ṣu

Neuter

Singular Dual Plural
Nominative किम् kim के ke कानि kāni
Accusative किम् kim के ke कानि kāni
Instrumental Như Masc.
Dative
Ablative
Genitive
Locative

Ví dụ:

kaḥ paṭhati? “Ai đọc?”
bālaḥ kaṃ paśyati? “Cậu bé thấy ai?”
bālaḥ kiṃ khādati? “Cậu bé ăn cái gì?”

Sắp đặt đồng hàng từ ngữ (coordination)[sửa]

Các từ được sắp xếp đồng hàng bằng tiểu từ bất biến ca (particle, bất biến hoá tiểu từ 不變化小詞) “và”. Ca xuất hiện sau mỗi từ hoặc sau từ cuối cùng của nhóm chữ được sắp đặt: X ca Y ca = “X và Y” hoặc X Y ca = “X và Y”.

bālau rāmaṃ ca gopālaṃ ca hvayataḥ “Hai cậu bé gọi Rāma và Gopāla”
bālau rāmaṃ gopālaṃ ca hvayataḥ “Hai cậu bé gọi Rāma và Gopāla”

Về cách sắp đặt đồng hàng câu xin xem qua phần 4.8.

Phủ định[sửa]

Câu phủ định được lập bằng tiểu từ bất biến na, thường đứng trước động từ hoặc đầu câu.

bālaḥ phalaṃ na khādati “Cậu bé không ăn quả”

Bao hàm[sửa]

Một particle thường gặp nữa là api, biểu thị tính cách bao hàm và có nghĩa như “cũng, thậm chí cũng, ngay cả”. Particle này xuất hiện sau từ mà nó ảnh hưởng. Ví dụ (không có hợp biến [sandhi]):

rāmaḥ api phalaṃ khādati “Thậm chí Rāma cũng ăn quả”
rāmaḥ phalaṃ api khādati “Thậm chí quả Rāma cũng ăn”

Hợp biến (sandhi)[sửa]

  1. Nếu hai chữ trực tiếp đi theo nhau thì ta thường thấy sự biến đổi trong âm kết thúc của chữ đầu và khởi âm của chữ thứ hai vì nguyên do giản hoá và êm tai (euphony)
    abcd efgh → abcx efgh, hoặc abcd yfgh, hoặc abcx yfgh
    Trong văn cảnh nhất định, hai chữ đã biến đổi thường được viết chung và như vậy, việc phân biệt và nhận ra một chuỗi chữ đã biến đổi, thậm chí chưa quen không phải là dễ. Ví dụ như nhận chữ:
    abcxyfgxzjkl
    là chuỗi chữ
    abcd efgh ijkl
  2. Sự biến đổi âm cũng có thể xảy ra trong một chữ, ví dụ như trường hợp âm kết thúc của thân và âm đầu của phần đuôi (suffix) gặp nhau, với kết quả là âm kết thúc của thân và khởi âm của phần đuôi biến đổi. Sự biến đổi về âm này được ngữ pháp Phạn ngữ truyền thống gọi là sandhi, dịch sát nghĩa là "kết hợp", "liên hợp". Vì âm đọc biến đổi nên từ "hợp biến" cũng trình bày rất chính xác sự việc.

Người ta phân biệt hai loại hợp biến, hợp biến trong câu (ngoại hợp biến) và hợp biến ngay trong một chữ (nội hợp biến). Tóm tắt hết các luật hợp biến thì có khoảng 25 luật. Sau đây là một vài ví dụ cho những quy luật âm vận cực kì phức tạp này:

  1. rāmaḥ atra tiṣṭhati → rāmo ’tra tiṣṭhati
  2. tatra + udyānaṃ kṛṣati → tatrodyānaṃ kṛṣati
  3. gṛhe + ācāryaḥ + tiṣṭhati → gṛha ācāryastiṣṭhati

Sandhi của âm kết thúc –aḥ và –āḥ[sửa]

Luật 1: Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng những phụ âm có âm vang sau:

ग ga घ gha ङ ṅa
ज ja झ jha ञ ña
ड ḍa ढ ḍha ण ṇa
द da ध dha न na
ब ba भ bha म ma
य ya र ra ल la व va
ह ha

thì –aḥ biến thành o.

aḥ + phụ âm có âm vang → –o + phụ âm có âm vang
rāmaḥ gacchati rāmo gacchati “Rāma đi”
naraḥ namati naro namati “Ông ta chào”
rāmaḥ viśati → rāmo viśati “Rāma bước vào”

Luật 2: Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng a– thì âm đuôi –aḥ biến thành –o và khởi âm a– được bỏ, và thay thế bằng một dấu ’ trong hệ thống phiên âm La-tinh và dấu avagraha ऽ trong hệ thống chữ Devanāgarī.

aḥ + a– → –o + ’–
rāmaḥ atra tiṣṭhati → rāmo’tra tiṣṭhati “Rāma đứng ở đây”
naraḥ annaṃ khādati → naro’nnam khādati “Người đàn ông ăn món ăn”

Luật 3: Nếu một chữ kết thúc bằng –aḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng một mẫu âm khác a– thì âm đuôi –aḥ biến thành –a.

–aḥ + mẫu âm khác-a— → –a + mẫu âm khác a–
rāmaḥ āgacchati → rāma āgacchati “Rāma đến”
rāmaḥ icchati → rāma icchati “Rāma muốn”

Luật 4: Nếu một chữ kết thúc bằng –āḥ và chữ theo sau bắt đầu bằng một mẫu âm hoặc phụ âm phát nghe âm, thì âm đuôi –āḥ biến thành –ā.

–āḥ + mẫu âm/phụ âm có âm → –ā + mẫu âm/phụ âm có âm
narāḥ āgacchanti → narā āgacchanti “Các ông ấy đến”
narāḥ gacchanti → narā gacchanti “Các ông ấy đi”

Ngoại hạng

Dạng nam tính của nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba, nom., sing. saḥ cũng như chỉ thị đại danh từ (demonstrative pronoun) eṣaḥ “cái này” là hai dạng ngoại hạng so với các luật hợp biến bên trên. Trước tất cả những phụ âm khởi đầu, saḥ biến thành sa, có nghĩa là, phóng xuất âm (visarga) bị loại. Trước những mẫu âm khởi đầu thì luật hợp biến bên trên lại có giá trị, cụ thể là

  1. trước a– thì saḥ biến thành so a– biến mất và
  2. trước tất cả những mẫu âm ngoài a– thì saḥ biến thành sa, có nghĩa là, phóng xuất âm bị loại.

Như vậy thì saḥ lúc nào cũng xuất hiện dưới dạng sa ngoài trường hợp trước chữ có âm khởi đầu là a–. Trong trường hợp này thì saḥ biến thành so. Ở cuối câu thì saḥ không đổi dạng.

Ví dụ:

saḥ + gacchati → sa gacchati “Anh ấy đi”
saḥ + khādati → sa khādati “Anh ấy ăn”
saḥ atra gacchati → so’tra gacchati “Ông ta đi ở đây”
saḥ āgacchati → sa āgacchati “Ông ấy đến”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.