Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 08

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Từ vị[sửa]

Động từ[sửa]

  • अस् (2) अस्ति → thì, mà. là, ở
  • उद्-गम् (1) उद्गच्छति → đứng lên, đi lên, (hành tinh) mọc
  • कथ् (10) कथयति → kể chuyện, nói
  • काङ्क्ष् (1) काङ्क्षति → mong muốn
  • कृ (8) करोति → làm
  • त्यज् (1) त्यजति → xả bỏ, từ khước
  • तॄ (1) तरति → đi qua, vượt qua, băng qua
  • परि-नी (1) परिणयति → dẫn đi quanh, cưới
  • प्र-इष् (caus. 10) प्रेषयति → gửi
  • प्रति-गम् (1) प्रतिगच्छति → trở về
  • प्लु (1) प्लवते → nhảy nhót
  • बुध् (1) बोधति → nhận thức, biết được
  • मृ (6) मारयति → chết
  • रच् (10) रचयति → gom lại, sản xuất
  • रुच् (1) रोचते → cái gì đó (nom.) vừa lòng ai (dative)
  • वन्द् (1) वन्दते → tôn kính
  • विद् (6) विन्दति → tìm thấy, đạt được
  • व्यध् (4) व्यध्यति → đâm thủng, gây thương tích

Danh từ[sửa]

  • अग्नि (m.) → lửa
  • अरि (m.) → kẻ thù
  • असि (m.) → gươm, kiếm
  • आदेश (m.) → mệnh lệnh
  • ईश्वर (m.) → thượng đế, trời cao nhất
  • ऋषि (m.) → người thấy, một thấu thị giả (thấy xuyên suốt)
  • ओषधि (f.) → dược thảo
  • कपि (m.) → con khỉ
  • कवि (m.) → thi sĩ, người có trí
  • कीर्ति (f.) → vinh dự
  • कुटुम्ब (n.) → gia đình
  • गिरि (m.) → núi
  • चरित (n.) → tiểu sử
  • दशरथ (m.) → tên của một ông vua (cha của Rāma)
  • धर्म (m.) → pháp, pháp luật, quy luật vũ trụ
  • ध्यान (n.) → thiền định
  • नायक (m.) → người dẫn đầu
  • नृपति (m.) → vua
  • पाणि (m.) → bàn tay
  • पूजन (n.) → sự tôn kính
  • भरत (m.) → tên riêng cho nam giới
  • भूमि (f.) → đất, nữ thần đất
  • भोजन (n.) → thức ăn, thực phẩm nói chung
  • मुक्ति (f.) → sự giải thoát
  • राक्षस (m.) → quỷ la-sát
  • रात्रि (f.) → ban đêm
  • रामायण (n.) → câu chuyện về Rāma
  • रावण (m.) → tên của một la-sát
  • लक्ष्मण (m.) → tên riêng nam tính
  • हनुमत् (m.) → tên riêng nam tính
  • लङ्का (f.) → đảo Śrī Laṅka, Tích Lan
  • वृत्तान्त (n.) → sự kiện, một tích
  • शत्रुघ्न (m.) → tên riêng nam tính (“sát tặc”)
  • श्रुति (f.) → thánh điển
  • सत्य (n.) → sự thật
  • समुद्र (m.) → biển, đại dương
  • सीता (f.) → tên riêng nữ tính
  • सूर्य (m.) → mặt trời
  • हिमालय (m.) → Tuyết sơn, rặng Hi-mã-lạp sơn

Phó từ/Phân từ/Số từ[sửa]

  • अपि → cũng, thậm chí
  • इत्थम् → như thế, như vậy
  • इव → tương tự như…, giống như…
  • एकदा → một thuở nọ, ngày xưa…
  • एवम् → như vầy, như thế này…
  • चतुर् (चत्वारः ) → bốn (4) (catvāraḥ चत्वारः Nom. Pl.)
  • तले → dưới, bên dưới (postp. với gen.)
  • सर्वत्र → khắp nơi
  • सायम् → mỗi tối

Bài văn/Luyện tập[sửa]

“Thấu thị giả kể Gopāla nghe Trường sử thi Rāmāyaṇa”[sửa]

1. गोपालो ग्रामे वसति। 2. तस्य ग्रामस्य समीपे वनं वर्तते। 3. तस्मिन् वने तापसा वसन्ति। 4. वनस्य मध्य आश्रमो वर्तते। 5. तापसास्तस्मिन्नाश्रमे वसन्ति। 6. ते कुटुम्बानि त्यजन्ति वनं च गच्छन्ति। 7. तत्र ते मुक्तिं काङ्क्षन्ति। 8. आश्रमे ते कथं मुक्तिं लभन्ते ?। 9. प्रातर्यदा सूर्य उद्गच्छति तदा तापसा ईश्वरं पूजयन्ति। 10. ततो वृक्षाणां तले भूमावुपविशन्ति ध्यानं च कुर्वन्ति। 11. सायमपि पूनरीश्वरं पूजयन्ति। 12. रात्र्यामपि ते ध्यानं कुर्वन्ति। 13. एवं तापसा ईश्वरस्य पू्जनेन मुक्तिं लभन्ते। 14. आश्रमे सर्वत्र वृक्षा रोहन्ति। 15. भोजनाय तापसा वृक्षेभ्यः (ablative) फलान्यानयन्ति खादन्ति च (neut., dat.)। 16. वृक्षेषु कपयो वसन्ति। 17. ते वृक्षाद्वृक्षं प्लवन्ते। 18. कपिभ्योऽपि वृक्षाणां फलानि रोचन्ते ते च तानि खादन्ति। 19. अस्ति तस्मिन्न्नाश्रम एक ऋषिः। 20. ऋषिः सत्यं बोधति। 21. स श्रुतीनां सुक्तानि पश्यति। 22. शिष्याः श्रुतीः पठन्ति। 23. गोपालोऽपि तस्यर्षेः शिष्योऽस्ति। 24. स ऋषिं वन्दते। 25. अद्य स ऋषेर्दर्शनाय गच्छति। 26. गोपाल आश्रमं प्रविशति। 27. ऋषये फलानि प्रयच्छति। 28. स ऋषेः पादौ पाणिभ्यां स्पृशति। 29. ऋषिः कट उपविशति 30. अद्य स रामायणं गोपालाय कथयति। 31. रामस्य चरितमित्थमस्ति। 32. अस्ति नृपतिर्दशरथो नाम। 33. तस्य चत्वारः पुत्राः सन्ति। 34. रामो लक्ष्मणो भरतः शत्रुघ्नश्चेति।35. रामः सीतां (acc.) परिणयति। 36. दशरथस्यादेशाद्रामो वनं गच्छति। 37. रामेण सह सीता (nom.) लक्ष्मणश्च वनं गच्छतः। 38. वने राक्षसो रावणः सीतां (acc.) हरति। 39. रामः कपीन्‌ सीताया (gen.) दर्शनाय प्रेषयति।40. तेषु कपिर्हनुमान् (nom.) नाम समुद्रं तरति लङ्कां (acc.) च प्रविशति।41. तत्र स सीतां (acc.) विन्दति।42. तदनु रामः कपीनां सैन्यं रचयति।43. स लङ्कां (acc.) तेन सैन्येनाक्रामति। 44. युद्धे राक्षसा लक्ष्मणं व्यध्यन्ति। 45. तस्मात्‌ कपीनां एक ओषधये हिमालयं गच्छति। 46. हिमालयात्‌ स एकं गिरिमानयति। 47. तस्मिन्‌ गिरावोषधयः सन्ति। 48. स ओषध्या लक्ष्मणम्‌ रक्षति। 49. रामो रावणं मारयति सीतां च विन्दति। 50. अरीणां गृहाणि कपयोऽग्निना दहन्ति। 51. एवं रामो धर्मं रक्षति। 52. ततो रामः स्वदेशं प्रतिग्च्छति। 53. तत्र प्रासादे कवयो रामं प्रशंसन्ति। 54. रामः कीर्तिं लभते। 55. कविभिः सह स शिवं पूजयति। 56. एवमृषिर्गोपालाय रामायणं कथयति। 57. पश्चाद्गोपालो वनाद्गृहं गच्छति। 58. मार्गे गोपालो रामायणस्य वृत्तन्तं स्मरति।

Tập dịch Việt—Phạn[sửa]

1. Ở gần thành phố có một ngọn núi (một ngọn núi trú ở gần thành phố). 2. Từ ngọn núi này những kẻ thù (bọn giặc) tấn công thành phố. 3. Vị vua của thành phố này gọi các chiến sĩ lại để chiến đấu. 4. Sau đó bọn giặc bước vào thành phố của vua. 5. Chúng đốt nhà của mọi người bằng lửa. 6. Vua nổi giận và tấn công bọn giặc. 7. Ông ta thắng bọn giặc trong cuộc chiến. 8. Như vậy ông ta cứu thành phố và bảo vệ luật pháp. 9. Mọi người vui mừng và đi đến cung điện. 10. Nơi đó họ cùng các thi sĩ ca tụng vị vua

Tập biến hoá từ hình[sửa]

Hãy biến hoá các danh từ sau

कवि (m.) “thi hào”, रात्रि (f.) “đêm”, नायक (m.) “ông bá tước”, सूक्त (n.) “bài ca”

Tập chia động từ[sửa]

Hãy biến đổi câu bên dưới bằng cách thay đổi hai động từ vị ngữ bằng ba số và ba ngôi xưng (chia hai động từ dưới ba số và ba ngôi xưng)

यदा ऋषिं पश्यामि तदा तं वन्दे।
yadā ṛṣiṃ paśyāmi tadā taṃ vande
“Nếu tôi thấy thấu thị giả thì tôi tôn kính ngài”
इप्रतिदिनं अहं देवानां पूजां करोमि ध्यानं च ककरोमि।
pratidinaṃ ahaṃ devānāṃ pūjāṃ karomi dhyānaṃ ca karomi
“Mỗi ngày tôi làm lễ tôn kính các thiên thần và hành (làm) thiền”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.