Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 31

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Tác phẩm Śrīrāmodantam[sửa]

Kể từ bài tập này, tác phẩm Śrīrāmodantam (Śrīrāma + udantam) sẽ được lấy làm văn bản chính để sinh viên dùng học thể văn vần. Śrīrāmodantam là một bài văn đơn giản theo thể văn vần Śloka, tóm tắt trong 200 câu kệ bảy chương của trường sử thi Rāmāyaṇa. Śrīrāmodantam rất được chuộng tại Nam Ấn Độ, được biên soạn vào khoảng thế kỉ 10-12 tại Kerala bởi một tác giả không được biết rõ. Ở đây, Śrīrāmodantam được xem là bài tập tiêu chuẩn đầu của những người học Phạn văn. Śrīrāmodantam không phải đơn thuần là một bản tóm tắt của Rāmāyaṇa mà chủ yếu là một bài kệ hướng dẫn học Phạn văn. Thế nên, trong một khía cạnh nào đó, Śrīrāmodantam đòi hỏi người học phải biết chút ít gì về tác phẩm Rāmāyaṇa.

Vì lí do thời gian và khoá học (10 bài cuối của Phạn văn khoá II), sinh viên không thể nào xử lí toàn bộ Śrīrāmodantam. Trong 7 chương của Rāmāyaṇa thì 10 bài kế đến chỉ xử lí năm chương đầu, tức là từ Bālakāṇḍa đến Kiṣkindakāṇḍa, và bài tóm tắt chương 7. Một vài câu kệ trong chương 1 phải được loại bỏ.

Đương nhiên, Śrīrāmodantam không phải là bài văn tương đương hoàn toàn về mặt văn phạm so với những gì được dạy ở mười bài cuối. Tuy vậy, những dạng văn phạm chưa được xử lí như đệ tam quá khứ (aorist) xuất hiện rất ít và nếu xuất hiện, chúng sẽ được chú giải tường tận.

Bài văn/Luyện tập[sửa]

Śrīrāmodantam — Bālakāṇḍa kệ 2, 6, 9, 10[sửa]

पुरा विश्रवसः पुत्रो रावणो नाम राक्षसः।
आसीदस्यानुजौ चास्तां कुम्भकर्णविभीषणौ ॥२॥
विश्रवस् (m.) → tên của một Ṛṣi
अनुज (m.) → em trai
विश्रवसः → gen. sing. của विश्रवस् (m.)
आस्तां → imperf. 3. pers. dual của अस्
कुम्भकर्ण (m.) → tên riêng, “lỗ tai bình đất”
विभीषण (m.) → tên riêng, “kinh dị”
अस्य → gen. इदम्
आसीदस्यानुजौ चास्तां → आससीद् अस्य अनुजौ च आस्ताम्
रावणस्तु ततो गत्वा रणे जित्वा धनाधिपम्।
लङ्कापुरीं पुष्पकं च हृत्वा तत्रावसत् सुखम्॥६॥
धनाधिप (m.) → “ông chúa của sự giàu sang”, biệt danh của Kubera.
पुष्पक (n.) → chiếc xe thần của Kubera
पुरी (f.) → thành phố
आक्रमयन् → participle present active của आ-क्रम् (caus. 10) bước qua = trong lúc ông ta bước qua.
रसां रसातलं चैव विजित्य स तु रावणः।
लोकानाक्रमयन् सर्वान् जहार च विलासिनीः॥ ९ ॥
रसा (f.) → đất
वि-जि (1) विजयति → thắng, hàng phục
आक्रमयन् → phân từ chủ động par. của आ-क्रम् (caus. 10) = trong khi ông ta bước qua
रसातल (n.) → thế giới bên kia/phía dưới, âm phủ
विलासिनी (f.) → vợ, phụ nữ
जहार → perf. 3. pers. sing. của हृ (1) हरति đoạt, lấy đi
दूषयन् वैदिकं कर्म द्विजानर्दयति स्म सः।
आत्मजेन ततो युद्धे वासवं चाप्यपीडयत्॥१०॥
दूष् (denom. 10) दूषयति → hạ miệt, làm nhục
कर्मन् → nghi lễ
अर्द् (10) अर्दयति → hành hạ
वासव → biệt danh của Indra
आत्मजेन → với con trai ông ấy
वैदिक → thuộc về veda
द्विज → “người sinh hai lần”, bà-la-môn
आत्मज → con trai
दूषयन् → phân từ hiện tại của दूष् (denom. 10) दूषयति “trong khi ông ta hạ nhục…”

Bālakāṇḍa kệ 12, 13, 15[sửa]

ततस्तस्मिन्नवसरे विधातारं दिवौकसः।
उपगम्योचिरे सर्वं रावणस्य विचेष्टितम्॥ १२॥
अवसर (m.) → thời cơ, thời gian
दिवौकस् (m.) → người sống trên trời, thiên (diva = trời, okas = chỗ ở, bahuvrīhi: ông ấy, người có chỗ ở trên trời)
उपगम्य ऊचिरे → ऊचिरे perf, ātm. 3. pers. plur. của वच् (2) वक्ति nói (thay vì dạng hiện tại ब्रू (2) ब्रवीति)
विधातृ (m.) → người sắp xếp, người tạo tác, biệt danh của Brahma
विचेष्टित (n.) → hành động, cử chỉ, tính nết
तदाकर्ण्य सुरैः साकं प्राप्य दुग्धोदधेस्तटम्।
तुष्टाव च हृषीकेशं विधाता विविधैः स्तवैः ॥ १३॥
सुर → thiên, thiên thần
प्र-आप् (5) प्राप्नोति → thành đạt, thành tựu, đến nơi
स्तु (2) स्तौति → tán thán
विविध → đa dạng
तुष्टाव → perf. 3. pers. sing. của स्तु (2) स्तौति tán thán
साकम् → với (postp. với instr.)
दुग्धोदधि (m.) → biển sữa (chỗ trú của Viṣṇu. dugdha = Milch, udadhi = Meer)
हृषीकेश (m.) → “Vua của các giác quan”, biệt danh của Viṣṇu
स्तव (m.) → bài ca tán thán
ततो दशाननात् पीडामजस्तस्मै न्यवेदयत्।
तच्छ्रुत्वोवाच धातारं हर्षयन् विष्टरश्रवाः॥ १५॥
दशानन (m.) → biệt danh của Rāvaṇa
अज (m.) → bất sinh, không có sinh ra. Biệt danh của Brahman; con dê đực
धातृ (m.) → đấng tạo tác
विष्टर → rải rắc, rộng rãi
विष्टर-श्रवस् (m.) → bahuvr.: Ông ta, người có danh tiếng lan xa, biệt danh của Viṣṇu.
पीडा (f.) → sự hành hạ, đau khổ
नि-विद् (caus. 10) निवेदयति → cho biết, báo cáo
हृष् (1) हर्षते → vui mừng
श्रवस् (n.) → vinh dự
हर्षयन् → phân từ chủ động của हृष् (1) हर्षते vui mừng

Bālakāṇḍa kệ 16–19[sửa]

अलं भयेनात्मयोने गच्छ देवगणैः सह।
अहं दाशरथिर्भूत्वा हनिष्यामि दशाननम् ॥ १६॥
योनि (f.) → nguồn, gốc
दाशरथि (m.) → con trai của दशरथ (tiếp vĩ âm thứ yếu –i “hậu bối của…”)
अलम् → cai quản một instrumental, ở đây là भयेन — भयेन आत्म-योने
आत्मयोनि (m.) → bahuvr.: Ông ta, người có gốc là linh hồn/tự ngã, biệt danh của Brahma.
हन् (2) हन्ति → giết hại
आत्मांशैश्च सुराः सर्वे भूमौ वानररूपिणः।
जायेरन् मम साहाय्यं कर्तुं रावणनिग्रहे॥ १७॥
अंश (m.) → phần, thành phần, thân phần
निग्रह (m.) → bắt, trừng phạt
वानर-रूपिणः → những người có dạng khỉ
रूपिन् (adj.) → có hình tướng
आत्म-अंशैः च… जायेरन् → qua những thành phần của chính họ… họ sẽ sinh ra/hiện thân…
रावण-निग्रहे
एवमुक्त्वा विधातारं तत्रैवान्तर्दधे प्रभुः।
पद्मयोनिस्तु गीर्वाणैः समं प्रायात् प्रहृष्टधीः॥१८॥
अन्तर्-धा (3) अन्तर्दधाति /-दत्ते → biến mất
गीर्वाण (m.) → một hộ thần, thiên thần
प्र-या (2) प्रयाति → khởi hành
धी (f.) → trí, sự suy nghĩ, lí trí
पद्मयोनिः (m.) → bahuvr.: ông ta, người có gốc từ hoa sen → Liên hoa sinh, người xuất sinh từ hoa sen, biệt danh của Brahma
समम् → cùng với (postp. với instr.)
प्रहृष्ट → vui mừng, ppp của प्र-हृष्.
तत्र एव अन्तर्दधे → अन्तर्दधे perf. ātm. 3. pers. sing.; प्रायात् imperf. 3. sing.; प्रहृष्ट-धीः bahuvr.: ông ta, người có ý nghĩ vui.
अजीजनत् ततः शक्रो वालिनं नाम वानरं।
सुग्रीवमपि मार्ताण्डो हनुमन्तं च मारुतः ॥१९॥
शक्र (m.) → mạnh, biệt danh của Indra
सुग्रीव (m.) → tên một con khỉ
हनुमत् (m.) → tên một con khỉ
अजीजनत् → redupl. aorist (bài 40) của जन् (caus. 10) जनयति tạo tác, sinh sản. Aorist được dịch như imperf.
वालिन् (m.) → tên một con khỉ
मार्ताण्ड (m.) → thần mặt trời
मारुत (m.) → thần gió

Bālakāṇḍa kệ 20–21[sửa]

पुरैव जनयामास जाम्बवन्तं च पद्मजः।
एवमन्ये च विबुधाः कपीनजनयन् बहून्॥ २०॥
जाम्बवत् (m.) → tên một con khỉ
विबुध (adj. m.) → thông minh, người có trí, thiên thần
पद्मज (m.) → biệt danh của Brahma (giải: पद्मात् जातः यः सः ) → Liên hoa sinh
कपीन् अजनयन् →
ततो वानरसङ्घानां वाली परिवृढोऽभवत्।
अमीभिरखिलैः साकं किष्किन्धामध्युवास च॥ २१॥
सङ्घ (m.) → nhóm, đoàn
अखिल → tất cả
अधि-वस् (1) अधिवसति →
अध्युवस → perf. 3. pers. sing. của अधि-वस् (1) अधिवसति cư ngụ (đi với acc.)
परिवृढ (m.) → người dẫn đầu
किष्किन्धा (f.) → tên riêng, tên một cái động trên một ngon núi
अमीभिः → instr. plur. của अदस् cái kia.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.