Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 37

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Locativus absolutus (vị trí cách tuyệt đối)[sửa]

1. Trong một cấu trúc câu thì một thành phần câu được gọi là “cấu trúc tuyệt đối” nếu

a. vị ngữ của thành phần câu này không là một động từ hữu hạn định mà là một absolutive hoặc một phân từ và
b. chủ thể của thành phần câu và câu chính khác nhau.
Ví dụ từ Anh ngữ: “The sun having set, we went home”.

2. Trong Phạn ngữ thì cả hai, phân từ hiện tại chủ động/thụ động và phân từ quá khứ thụ động/chủ động đều có thể là vị ngữ của một cấu trúc tuyệt đối như vậy. Đặc điểm trong Phạn ngữ ở đây là chủ thể của phân từ — vốn khác với chủ thể của câu chính — đứng ở locative và phân từ — vì là vị ngữ phải có cùng sự kiện với chủ thể — cũng đứng ở locative:

[chủ thể locative… vị ngữ locative] câu chính [chủ thể… vị ngữ]

Một cấu trúc câu như vậy được gọi là locativus absolutus. Trong một thành phần câu có locativus absolutus thì phân từ không những tương đồng với chủ thể về sự kiện, mà cũng tương đồng về mặt số và giới tính.

Locativus absolutus với phân từ hiện tại chủ động/thụ động[sửa]

1. Nếu hành động của thành phần câu phụ đồng thời với hành động của câu chính thì thành phần câu phụ này có thể được diễn bày bằng locativus absolutus với một phân từ hiện tại. Trong trường hợp này, phân từ hiện tại chỉ sự đồng thời:

[क्षत्रियेषु बाणान् क्षिपत्सु] नृपः कुन्तम् आस्यत्। [kṣatriyeṣu bāṇān kṣipatsu] nṛpaḥ kuntam āsyat|
“Trong khi các chiến sĩ phóng những cây cung, nhà vua đã phóng một cây lao”

Nên lưu ý rằng chủ thể của cấu trúc tuyệt đối क्षत्रियेषु kṣatriyeṣu đứng ở loc. plur. và phân từ क्षिपत्सु kṣipatsu có cùng sự kiện, số và giới tính với chủ thể, trong khi đối tượng trực tiếp của phân từ vị ngữ lại đứng bình thường ở acc.

2. Trong khi phân từ hiện tại chủ động xuất hiện ở ví dụ trên thì trong ví dụ bên dưới, phân từ hiện tại thụ động được dùng:

[कथायां गुरुणा कथ्यमानायां] शिष्या अशृण्वन्। [kathāyāṃ guruṇā kathyamānāyāṃ] śiṣyā aśṛṇvan|
“Trong khi một câu chuyện được kể bởi vị thầy, các học sinh đã lắng nghe”

Chủ thể và phân từ vị ngữ ở ví dụ này cũng đứng ở locative, và người thực hiện của vị ngữ thụ động đứng ở instrumental.

3. Những ví dụ khác:

[सीतायां गृहे तिष्ठन्त्यां] रामो वनं गच्छति। [sītāyāṃ gṛhe tiṣṭhantyāṃ] rāmo vanaṃ gacchati
“Trong khi Sītā ở nhà thì Rāma đi vào rừng”
[मुनौ ध्यानं कुर्वति] भार्या पचति। [munau dhyānaṃ kurvati] bhāryā pacati
“Trong khi/bởi vì mâu-ni thiền định, người vợ nấu ăn”

4. Nên lưu ý rằng nơi những động từ thematic thì dạng của phân từ hiện tại chủ động ở locative singular masculine, ví dụ như गच्छति gacchati có cùng dạng với 3. pers. sing. parasmaipada, ví dụ गच्छति gacchati. Bởi vậy, để phân biệt được giữa dạng động từ hữu hạn định và phân từ của locativus absolutus, ta cần phải để ý đến sự kiện của chủ thể.

[बाले पाठशालां गच्छति] रामो वनं गच्छति। [bāle pāṭhaśālāṃ gacchati] rāmo vanaṃ gacchati
“Trong khi cậu bé đi đến trường thì Rāma đi vào rừng”

Locativus absolutus với phân từ quá khứ thụ động/chủ động (ppp/ppa)[sửa]

Nếu hành động trong thành phần câu phụ xảy ra trước hành động của câu chính thì thành phần câu phụ có thể được trình bày qua locativus absolutus với một phân từ quá khứ. Trong trường hợp này, phân từ quá khứ chỉ sự việc xảy ra trước. Ví dụ với ppp:

[नृपे शत्रुभिर्हते] क्षत्रिया अबिभयुः। [nṛpe śatrubhir hate] kṣatriyā abibhayuḥ
“Sau khi nhà vua bị những kẻ thù giết thì những chiến sĩ đã lo sợ”
[क्षत्रियेषु जितेषु] शत्रवो नगरम् अविशन्। [kṣatriyeṣu jiteṣu] śatravo nagaram aviśan
“Sau khi những chiến sĩ bị hàng phục, bọn giặc đã bước vào thành”

Ví dụ với phân từ quá khứ chủ động

[रामे भोजनं खादितवति] सीता एकानिन्यखादत् । [rāme bhojanaṃ khāditavati] sītā ekāniny akhādat
“Sau khi Rāma ăn xong Sītā đã ăn một mình”
[सीतायां हूतवत्यां] रामो गृहं प्रत्यगच्छत्। [sītāyāṃ hūtavatyāṃ] rāmo gṛhaṃ pratyagacchat
“Sau khi Sītā đã gọi, Rāma đã trở về nhà”

Genitivus ablolutus (sở hữu cách tuyệt đối)[sửa]

Trong một cấu trúc câu thì chủ thể và phân từ vị ngữ cũng có thể đứng ở genitive. Trong trường hợp này thì thêm vào quan hệ đồng thời, ta còn thấy mối quan hệ nhượng bộ (concessivity) với nghĩa “mặc dù vậy”, “ngay cả khi”. Thường là tiểu từ अपि api được bổ sung thêm vào cấu trúc genitivus absolutus:

सिंहानां वने जिवतां रामस्तत्र गच्छति। siṃhānāṃ vane jivatāṃ rāmas tatra gacchati
“Mặc dù sư tử sống trong rừng, Rāma (vẫn) đi đến nơi ấy”
रज्ञो युद्धे हतस्यापि क्षत्रिया धैर्येण अयुद्ध्यन्। rajño yuddhe hatasyāpi kṣatriyā dhairyeṇa ayuddhyan
“Mặc dù nhà vua đã bị giết trong trận chiến, các chiến sĩ vẫn đã (tiếp tục) chiến đấu với sự dũng cảm”
गुरोः पश्यतोऽपि शिष्या भाषन्ते। guroḥ paśyato’pi śiṣyā bhāṣante
“Mặc dù vị thầy nhìn mà các học sinh vẫn nói chuyện”.

Tỉ giảo cấp (comparative) và tối cao cấp (superlative) của hình dung từ[sửa]

Cấp gia tăng các hình dung từ, tức là cách lập dạng của tỉ giảo cấp và tối cao cấp (lớn, lớn hơn, lớn nhất) được thực hiện với hai cặp tiếp vĩ tự trong Phạn ngữ.

Cách lập với tiếp vĩ tự –तर –tara (comparative) và –तम –tama (superlative)[sửa]

1. Cách dùng hai tiếp vĩ âm này là cách phổ biến nhất để tạo cấp so sánh và tối cao của hình dung từ. Hai tiếp vĩ âm này được gắn ngay vào thân danh từ. Ví dụ: सुन्दर sundara “đẹp” — सुन्दरतर sundaratara “đẹp hơn”— सुन्दरतम sundaratama “đẹp nhất”. Những điểm sau cần được lưu ý:

ở những hình dung từ với phân độ hai thân (hình dung từ có âm cuối là –वत् –vat/ –मत् –mat, → 24.2) thì tiếp vĩ âm được gắn vào thân yếu.
nơi những hình dung từ có phân độ ba thân (hình dung từ có âm cuối là –अच् –ac, → 25.2 cũng như –वांस् –vāṃs, → 27.4) thì tiếp vĩ âm được gắn vào thân yếu.
hình dung từ có phụ âm kết thúc xuất hiện trước tiếp vĩ âm dưới dạng tương ưng luật phụ âm cuối tuyệt đối, có nghĩa rằng dưới dạng mà chúng sẽ giữ trước khi một sự kiện tiếp vĩ âm được gắn vào, ví như trong trường hợp hình dung từ có âm kết thúc là –इन् –in/ –विन् –vin.
Chỉ định (positive) Tỉ giảo (comparative) Tối cao (superlative)
दीर्घ dīrgha “dài” दीर्घतर dīrghatara दीर्घतम dīrghatama
शुचि śuci “thanh tịnh, sạch” शुचितर śucitara शुचितम śucitama
साधु sādhu “tốt” साधुतर sādhutara साधुतम sādhutama
बलिन् balin “mạnh” बलितर balitara बलितम balitama
धनवत् dhanavat “giàu, có của” धनवत्तर dhanavattara धनवत्तम dhanavattama
प्राच् prāc “phương đông” प्राक्तर prāktara प्राक्तम prāktama
प्रत्यच् pratyac “phương tây” प्रत्यक्तर pratyaktara प्रत्यक्तम pratyaktama
विद्वांस् vidvāṃs “có trí” विद्वत्तर vidvattara विद्वत्तम vidvattama

2. Những dạng so sánh và tối cao của các hình dung từ với –तर –tara và –तम –tama được biến hoá như những danh từ nam và trung tính có âm cuối là –अ –a. Các dạng nữ tính là –तरा –tarā –तमा –tamā và chúng được biến hoá như những danh từ nữ tính có âm kết thúc là –आ –ā.

3. Trong Phạn ngữ, đối tượng so sánh được đặt ở ablative:

अहं रामाद् धनवत्तरः। ahaṃ rāmād dhanavattaraḥ
“Tôi giàu có hơn Rāma”
इयं कन्या तस्याः कन्यायाः प्रियतरा। iyaṃ kanyā tasyāḥ kanyāyāḥ priyatarā
“Cô bé này dễ thương hơn cô bé kia”

4. Nếu ở tối cao cấp với nhiều đối tượng so sánh mà trong đó, một đối tượng có tính cất cao nhất thì những đối tượng còn lại được đặt ở locative hoặc genitive plural.

सर्वेषां योधानां / सर्वेषु योधेषु रामो बलवत्तमः। sarveṣāṃ yodhānāṃ/ sarveṣu yodheṣu rāmo balavattamaḥ
“Trong những người chiến sĩ thì Rāma là người mạnh nhất”

5. Hai tiếp vĩ âm so sánh तर tara và तम tama cũng xuất hiện cùng với thật danh từ và trạng từ bất biến. Ở trường hợp này cũng có thể dưới dạng तराम् tarām hoặc तमाम् tamām. Ví dụ với सिंह siṃha (m.) “sư tử” và उच्चैः uccaiḥ “ồn”: सिंहतर siṃhatara “một sư tử lớn hơn”, सिंहतम siṃhatama “sư tử lớn nhất”; उच्चैस्तराम् uccaistarām “ồn hơn”, उच्चैस्तमाम् uccaistamām “ồn nhất”.

Cách lập với tiếp vĩ tự –ईयस् –īyas (comparative) và –इष्ठ –iṣṭha (superlative)[sửa]

6. Cách lập này chỉ được áp dụng cho một số hình dung từ cơ bản nhất định. Các tiếp vĩ âm không được gắn vào thân mà là gốc động từ mà từ đó, các hình dung từ được phái sinh. Nếu một gốc động từ không có thì tiếp vĩ âm được gắn vào dạng được giản hoá của hình dung từ — chỉ còn lại một âm tiết duy nhất. Mẫu âm của gốc động từ hoặc dạng được giản hoá của hình dung từ thường đứng ở phân độ guṇa. Ở bảng liệt kê dưới thì thân hình dung từ được ghi ở cấp chỉ định căn bản chứ không phải gốc động từ hoặc dạng giản hoá của danh từ.

Chỉ định (positive) Tỉ giảo (comparative) Tối cao (superlative)
अणु aṇu “rất nhỏ” अणीयस् aṇīyas अणिष्ठ aṇiṣṭha
अल्प alpa “nhỏ” अल्पीयस् alpīyas अल्पिष्ठ alpiṣṭha
क्षिप्र kṣipra “nhanh” क्षेपियस् kṣepiyas क्षेपिष्ठ kṣepiṣṭha
गुरु guru “nặng” गरीयस् garīyas गरिष्ठ gariṣṭha
दीर्घ dīrgha “dài” द्राघीयस् drāghīyas द्राघिष्ठ drāghiṣṭha
दूर dūra “xa” दवीयस् davīyas दविष्ठ daviṣṭha
पटु paṭu “khôn” पटीयस् paṭīyas पटिष्ठ paṭiṣṭha
पाप pāpa “ác” पापीयस् pāpīyas पापिष्ठ pāpiṣṭha
पृथु pṛṭhu “rộng” प्रथीयस् prathīyas प्रथिष्ठ prathiṣṭha
बल bala “mạnh” बलीयस् balīyas बलिष्ठ baliṣṭha
महत् mahat “lớn” महीयस् mahīyas महिष्ठ mahiṣṭha
मृदु mṛdu “mềm” म्रदीयस् mradīyas म्रदिष्ठ mradiṣṭha
युवन् yuvan “trẻ” यवीयस् yavīyas यविष्ठ yaviṣṭha
लघु laghu “nhẹ” लघीयस् laghīyas लघिष्ठ laghiṣṭha
स्थूल sthūla “dầy, mập” स्थवीयस् sthavīyas स्थविष्ठ sthaviṣṭha
ह्रस्व hrasva “ngắn” ह्रसीयस् hrasīyas ह्रसिष्ठ hrasiṣṭha

7. Một vài hình dung từ có những dạng so sánh hoặc có thêm những dị dạng đặc biệt. Tiếp vĩ âm được gắn vào những gốc có cấu trúc âm tiết khác đến nỗi ta hoàn toàn không tìm thấy mối quan hệ giữa hình dung từ căn bản và cấp so sánh/tối cao (so sánh với Đức ngữ: gut—besser—am besten)

Chỉ định (positive) Tỉ giảo (comparative) Tối cao (superlative)
अल्प alpa “nhỏ” कनीयस् kanīyas कनिष्ठ kaniṣṭha
युवन् yuvan “trẻ” कनीयस् kanīyas कनिष्ठ kaniṣṭha
प्रशस्य praśasya “tốt” श्रेयस् śreyas श्रेष्ठ śreṣṭha
बहु bahu “nhiều” भूयस् bhūyas भूयिष्ठ bhūyiṣṭha
वृद्ध vṛddha “già” ज्यायस् jyāyas ज्येष्ठ jyeṣṭha

8. Các dạng so sánh có tiếp vĩ âm –ईयस् –īyas có cách biến hoá riêng ở nam tính và trung tính với hai thân mạnh và yếu: thân mạnh –ईयांस् –īyāṃs và thân yếu –ईयस् –īyas. Sau đây là cách biến hoá của गरीयस् garīyas “nặng hơn” (dạng tỉ giảo của गुरु guru “nặng”).

गरीयस् — masculine[sửa]

Singular Dual Plural
Nominative गरीयान् garīyān गरीयांसौ garīyāṃsau गरीयांसः garīyāṃsaḥ
Accusative गरीयांसम् garīyāṃsam गरीयांसौ garīyāṃsau गरीयसः garīyasaḥ
Instrumental गरीयसा garīyasā गरीयोभ्याम् garīyobhyām गरीयोभिः garīyobhiḥ
Dative गरीयसे garīyase गरीयोभ्याम् garīyobhyām गरीयोभ्यः garīyobhyaḥ
Ablative गरीयसः garīyasaḥ गरीयोभ्याम् garīyobhyām गरीयोभ्यः garīyobhyaḥ
Genitive गरीयसः garīyasaḥ गरीयसोः garīyasoḥ गरीयसाम् garīyasām
Locative गरीयसि garīyasi गरीयसोः garīyasoḥ गरीयःसु garīyaḥsu
Vocative गरीयन् garī गरीयांसौ garīyāṃsau गरीयांसः garīyāṃsaḥ

गरीयस् — neuter[sửa]

Singular Dual Plural
Nominative गरीयः garīyaḥ गरीयसी garīyasī गरीयांसि gariyāṃsi
Accusative गरीयः garīyaḥ गरीयसी garīyasī गरीयांसि gariyāṃsi
Instrumental गरीयसा garīyasā गरीयोभ्याम् garīyobhyām गरीयोभिः garīyobhiḥ
Dative गरीयसे garīyase गरीयोभ्याम् garīyobhyām गरीयोभ्यः garīyobhyaḥ
Ablative गरीयसः garīyasaḥ गरीयोभ्याम् garīyobhyām गरीयोभ्यः garīyobhyaḥ
Genitive गरीयसः garīyasaḥ गरीयसोः garīyasoḥ गरीयसाम् garīyasām
Locative गरीयसि garīyasi गरीयसोः garīyasoḥ गरीयःसु garīyaḥsu
Vocative गरीयः garīyaḥ गरीयसी garīyasī गरीयांसि gariyāṃsi

Ở dạng nữ tính, những dạng tỉ giảo có tiếp vĩ âm –ईयसी –īyasī và chúng được biến hoá như những danh từ nữ tính có âm kết thúc – ई–ī.

9. Những dạng tối cao của các hình dung từ với –इष्ठ –iṣṭha được biến hoá như những danh từ nam và trung tính có âm cuối là –अ –a. Dạng nữ tính có tiếp vĩ âm –इष्ठा –iṣṭhā và được biến hoá như những danh từ nữ tính có âm kết thúc là –आ –ā.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.