Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 21

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Vị lai (future)[sửa]

Phạn ngữ phân biệt giữa một thời vị lai đơn giản và một vị lai nói vòng quanh (periphrastic, 迂迴說), và vị lai đơn giản là dạng thường gặp hơn. Periphrastic future được trình bày ở 26.5.

Vị lai đơn giản[sửa]

1. Vị lai đơn giản được lập bằng cách gắn vào gốc động từ — thường ở phân độ guṇa — một tiếp vĩ âm –स्य –sya rồi sau đó, các đuôi nhân xưng của hiện tại parasmaipada hoặc ātmanepada được gắn vào.

2. Các gốc động từ được bổ sung âm tiếp nối –इ– –i– ở absolutive, infinitive và ppp cũng giữ âm nối này ở dạng vị lai. Người học phải học thuộc phần này. Ngoài ra ta cũng thấy một loạt động từ xuất hiện dưới cả hai dạng, có và không có âm nối (xem नृत् nṛt “khiêu vũ”).

Vì theo luật phát âm uốn lưỡi (retroflexion) cho –स्– –s– (7.8) nên âm –इ–स्य –isya lúc nào cũng được chuyển thành –इ–ष्य –i–ṣya và –स्य –sya được chuyển thành –ष्य –ṣya trong một vài trường hợp.

3. Sau đây là bảng liệt kê những dạng vị lai đơn giản.

√ (nhóm) Vị lai, 3. pers. sing.
क्षिप् kṣip (6) phóng, quăng, ném क्षेप्स्यति
गम् gam (1) đi गमिष्यति
जि ji (1) thắng, chinh phục, khắc phục जेष्यति
जीव् jīv (1) sống जीविष्यति
नी nī (1) dẫn, dắt नेष्यति
नृत् nṛt (4) nhảy múa नर्तिष्यति / नर्त्स्यति
पत् pat (1) té पतिष्यति
भू bhū (1) thì, mà, trở thành भविष्यति
लिख् likh (6) viết लेखिष्यति
शुच् śuc (1) buồn शोचिष्यति
सेव् sev (1) phục vụ, hầu सेविष्यति
स्था sthā (1) đứng स्थास्यति
स्मृ smṛ (1) nhớ đến, tưởng nhớ स्मरिष्यति

4. Những gốc động từ có âm kết thúc là phụ âm được biến hoá theo luật nội hợp biến với những biến đổi của phụ âm kết thúc thường gặp. Tuy nhiên, thời vị lai đơn giản cũng có cách biến đổi riêng cho một vài trường hợp.

a. Các phụ âm cuối nếu thuộc loại có phát âm (ngoài hàng chữ thuộc palatum ca, छ cha, ज ja, झ jha) sẽ được chuyển thành phụ âm không phát âm tương ưng trước khi đuôi vị lai –स्य –sya được gắn vào.
विद् vid (6) tìm thấy वेत्स्यति vet-sya-ti
b. Các phụ âm cuối nếu thuộc loại có phát âm và tống khí (ngoài hàng chữ thuộc palatum च ca, छ cha, ज ja, झ jha) không sẽ được chuyển thành phụ âm không phát âm tương ưng, mà còn loại bỏ tống khí trước khi đuôi vị lai –स्य –sya được gắn vào.
लभ् labh (1) nhận được, đạt được लप्स्यते lap-sya-te
आरभ् ārabh (1) bắt đầu आरप्स्यते ā-rap-sya-te
युध् yudh (4) chiến đấu योत्स्यते yot-sya-te
क्रुध् krudh (4) giận dữ क्रोत्स्यति krot-sya-ti
Nếu phụ âm khởi đầu của gốc động từ có thể chuyển thành phụ âm có tống khí thì sẽ được chuyển thành phụ âm tống khí tương ưng.
बुध् budh (1) nhận thức भोत्स्यते bhot-sya-te
c. Những gốc động từ có âm cuối là một phụ âm palatal — –च् –c –छ् –ch –ज् –j –झ् –jh hoặc –श् –ś, –ष् – và –ह् –h thì chuyển âm cuối này thành –क् –k trước khi đuôi –स्य –sya được gắn vào:
पच् pac (1) nấu पक्ष्यति pak-ṣya-ti
प्रच्छ् pracch (6) hỏi प्रक्ष्यति prak-ṣya-ti
त्यज् tyaj (1) lìa bỏ त्यक्ष्यति tyak-ṣya-ti
विश् viś (4) bước vào वेक्ष्यति vek-ṣya-ti
तुष् tuṣ (4) vui lòng तोक्ष्यति tok-ṣya-ti
वह् vah (1) mang, gánh वक्ष्यति vak-ṣya-ti
d. Gốc động từ có phụ âm cuối là –स् –s phần lớn được biến thành –त् –t trước khi –स्य् –sya được gắn vào.
वस् vas (1) sống, cư ngụ वत्स्यति vat-sya-ti
e. Ở một vài động từ, mẫu âm giữa ऋ không xuất hiện dưới phân độ guṇa (như vậy là अर्) mà được thay thế bằng र ra.
दृश् dṛś (4) thấy द्रक्ष्यति drak-ṣya-ti
सृज् sṛj (6) tạo tác स्रक्ष्यति srak-ṣya-ti
f. Phụ âm cuối न् –n và –म् –m biến thành tuỳ âm (anusvāra) trước khi –स्य् –sya được gắn vào.
मन् man (4) cho rằng मंस्यते maṃ-sya-te
यम् yam (1) đưa, trao यंस्यति yaṃ-sya-ti

5. Thời vị lai của động từ nhóm 10 được lập bằng cách đuôi –स्य् –sya được gắn vào thân hiện tại và — tương tự cách lập absolutive và infinitive — âm nối –इ– –i– thay đuôi –अ –a của đuôi lập thân hiện tại –अय– –aya–.

क्षल् kṣal (10) rửa, giặt क्षालयिष्यति kṣāl-ayi-ṣya-ti
चिन्त् cint (10) suy nghĩ चिन्तयिष्यतi cint-ayi-ṣya-ti

6. Trong lúc chia thì âm cuối –अ –a của đuôi vị lai –स्य –sya được xử lí như âm cuối –अ –a của thân hiện tại. Hãy so sánh cách chia của गम् gam và लभ् labh bên dưới:

Từ hình biến hoá cho गम् — future

Singular Dual Plural
1. Pers. गमिष्यामि gamiṣyāmi गमिष्यावः gamiṣyāvaḥ गमिष्यामः gamiṣyāmaḥ
2. Pers. गमिष्यसि gamiṣyasi गमिष्यथः gamiṣyathaḥ गमिष्यथ gamiṣyatha
3. Pers. गमिष्यति gamiṣyati गमिष्यतः gamiṣyataḥ गमिष्यन्ति gamiṣyanti

Từ hình biến hoá cho लभ् — future

Singular Dual Plural
1. Pers. लप्स्ये lapsye लप्स्यावहे lapsyāvahe लप्स्यामहे lapsyāmahe
2. Pers. लप्स्यसे lapsyase लप्स्येथे lapsyethe लप्स्यध्वे lapsyadhve
3. Pers. लप्स्यते lapsyate लप्स्येते lapsyete लप्स्यन्ते lapsyante

7. Future passive chỉ khác future active ở đuôi ātmanepada.

रामो नगरं गमिष्यति। rāmo nagaraṃ gamiṣyati
“Rāma sẽ đi đến thành phố”
रामेण नगरं गमिष्यते। rāmeṇa nagaraṃ gamiṣyate
“Nó sẽ được đi đến thành phố bởi Rāma” = “Rāma sẽ đi đến thành phố”

Như vậy thì những động từ vốn được chia ở vị tự cách như लभ् labh có dạng vị lai chủ và thụ động hoàn toàn giống nhau.

रामो दानं लप्स्यते। rāmo dānaṃ lapsyate
“Rāma sẽ nhận một món quà”
रामेण दानं लप्स्यते। rāmeṇa dānaṃ lapsyate
“Một món quà sẽ được nhận bởi Rāma” = “Rāma sẽ nhận một món quà”

Điều kiện cách (conditional)[sửa]

1. Ta có thể xem conditional là sự phối hợp giữa imperfect và future vì một mặt đuôi vị lai –स्य् –sya được gắn vào và mặt khác, chữ gia tăng tiếp đầu अ– a– và các đuôi chia của imperfect được áp dụng.

–अ + गमिष्य –त् → अगमिष्यत्
–a + gam-i-ṣya –t → agamiṣyat
chữ gia tăng + thân vị lai đuôi thì anh ấy đã đi

Từ hình biến hoá cho गम् — conditional

Singular Dual Plural
1. Pers. अगमिष्यम् agamiṣyam अगमिष्याव agamiṣyāva अगमिष्याम agamiṣyāma
2. Pers. अगमिष्यः agamiṣyaḥ अगमिष्यतम् agamiṣyatam अगमिष्यत agamiṣyata
3. Pers. अगमिष्यत् agamiṣyat अगमिष्यताम् agamiṣyatām अगमिष्यन् agamiṣyan

2. Trong Phạn văn, trong một cấu trúc điều kiện यदि yadi… तर्हि tarhi… “Nếu… thì…” thì điều kiện cách chỉ sự kiện đã không thể xảy ra (tương đương Konjunktiv II của Đức ngữ). Điều kiện cách xuất hiện ở cả hai thành phần câu quan hệ.

यदि रामो गृहम् अगमिष्यत् तर्हि तत्र सीतां नाद्रक्ष्यत्। yadi rāmo gṛham agamiṣyat tarhi tatra sītāṃ nādrakṣyat
“Nếu Rāma đã về nhà thì đã không thấy được Sītā”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.