Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 05

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Thân hiện tại của các động từ nhóm 4 và 6[sửa]

1. Thân hiện tại của các động từ nhóm 4 được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –ya vào gốc, và gốc giữ nguyên dạng.

snih, snih-ya-ti thương yêu
tuṣ, tuṣ-yati vui sướng, hài lòng
nṛt, nṛt-ya-ti khiêu vũ, nhảy

2. Thân hiện tại của các động từ nhóm 6 được hình thành bằng cách gắn tiếp vĩ âm a vào gốc và khác trường hợp nhóm 1 — gốc nhóm 1 chuyển sang phân độ mẫu âm guṇa — gốc của nhóm 6 vẫn được giữ nguyên.

viś, viś-a-ti bước vào
tud, tud-a-ti đánh, đập
sṛj, sṛj-a-ti tạo tác, kiến lập

Tuy nhiên, một vài động từ được kéo dài bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như trường hợp âm cuối của gốc là – thì được biến thành –riy và – thành –ir. Ví dụ: mṛ “chết” mriyate kṝ “rắc, vung rắc” kir-a-ti. Người ta cũng thường thấy ở một số ít gốc động từ được bổ sung thêm âm mũi cùng hạng trước phụ âm cuối gốc. Ví dụ: sic “đổ ra” siñc-a-ti.

Hiện tại ātmanepada (vị tự cách)[sửa]

Các dạng hiện tại vị tự cách ātmanepada được hình thành bằng cách bổ sung các đuôi ātmanepada vào thân hiện tại. Đuôi của ngôi nhân xưng thứ ba như sau: Số ít –te, số hai –ete và số nhiều –ante.

Như đã nói bên trên, nếu đuôi động từ chia vị tự cách bắt đầu bằng một mẫu âm — như số hai –ete và số nhiều –ante — thì mẫu âm đuôi –a của thân hiện tại bị loại. Ví dụ: Động từ labh (1) “nhận”:

Singular Dual Plural
2. Pers. labh-a-te labh-ete labh-ante
“Anh ta nhận” “Hai người ấy nhận” “Những người ấy nhận”

Danh từ nam & trung tính có âm kết thúc –a — (instrumental & dative)[sửa]

Như đã đề cập ở bài 2, cách biến chuyển của danh từ trung tính có âm kết thúc –a chỉ khác nam tính –a nominative, accusative vocative. Trong hai sự kiện instrumental (dụng cụ cách) và dative (gián bổ cách) thì bāla, “thằng bé, đứa trẻ” và phala “quả” được biến hoá như sau:

Masculine

Singular Dual Plural
Nominative बालः bāla-ḥ बालौ bālau बालाः bālāḥ
Accusative बालम् bālam बालौ bālau बालान् bālān
Instrumental बालेन bālena बालाभ्याम् bālābhyām बालैः bālaiḥ
Dative बालाय bālāya बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ
Ablative बालात् bālāt बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ
Genitive बालस्य bāla-sya बालयोः bāla-y-oḥ बालानाम् bālā-n-ām
Locative बाले bāle बालयोः bāla-y-oḥ बालेषु bāle-ṣu
Vocative बाल bāla बालौ bālau बालाः bālāḥ

Neuter

Singular Dual Plural
Nominative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni
Accusative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni
Instrumental फलेन phalena फलाभ्याम् phalābhyām फलैः phalaiḥ
Dative फलाय phalāya फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ
Ablative फलात् phalāt फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ
Genitive फलस्य phala-sya फलयोः phala-y-oḥ फलानाम् phalā-n-ām
Locative फले phale फलयोः phala-y-oḥ फलेषु phale-ṣu
Vocative फल phala फले phale फलानि phalāni

Chức năng của instrumental[sửa]

1. Dụng cụ cách chỉ phương pháp/dụng cụ được sử dụng khi thực hiện một hành động (“với, bằng, qua”)

rāmaḥ kuntena mārayati “Rāma giết bằng một cây lao”

2. Thêm vào đó, instrumental chỉ sự đi kèm, đi theo, chỉ “với ai” một hành động được thực hiện. Trong trường hợp này, instrumental đi cùng với hậu trí tự (postposition) saha “cùng với”.

rāmo bālena saha gṛhaṃ gacchati (rāmaḥ bālena saha gṛham gacchati)
“Rāma đi với cậu bé về nhà”

Tuy nhiên, hậu trí từ saha có thể bị loại.

rāmo bālena gṛhaṃ gacchati (rāmaḥ bālena gṛham gacchati)
“Rāma đi với cậu bé về nhà”

3. Một hậu trí từ khác đi cùng với instrumental vinā “không cùng, không có, không”

rāmo bālena vinā gṛhaṃ gacchati (rāmaḥ bālena vinā gṛham gacchati)
“Rāma đi về nhà không cùng với cậu bé”

Chức năng của dative[sửa]

1. Dative hoặc gián bổ cách chỉ đối tượng/vật thể gián tiếp của một động từ cập vật (transitive verbs, 及物動詞)

rāmo bālāya phalaṃ yacchati (rāmaḥ bālāya phalam yacchati)
“Rāma trao cậu bé một trái cây”

2. Dative chỉ mục đích của một hành động (“làm… để được…, làm… vì…”)

rāmaḥ putrāya devaṃ yajati (rāmaḥ putrāya devam yajati)
“Rāma cúng thiên thần vì con trai”

Và dative cũng có thể đứng thế một động từ bất định tối hậu (final infinitive)

phalāya nagaraṃ gacchāmi (phalāya nagaram gacchāmi)
“Tôi lên thành phố vì trái cây” (= để mua trái cây)

3. Dative xuất hiện cùng với những động từ mang nghĩa “sân hận ai…” hoặc “mong mỏi được…”. Ví dụ:

śikṣakaḥ śiṣyāya krudhyati
“Thầy giáo tức giận cậu học sinh”

Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba — (instrumental & dative)[sửa]

Masculine

Singular Dual Plural
Nominative सः sa-ḥ तौ tau ते te
Accusative तम् ta-m तौ tau तान् tān
Instrumental तेन tena ताभ्याम् tā-bhyām तैः taiḥ
Dative तस्मै ta-smai ताभ्याम् tā-bhyām तेभ्यः te-bhyaḥ
Ablative तस्मात् ta-smāt ताभ्याम् tā-bhyām तेभ्यः te-bhyaḥ
Genitive तस्य ta-sya तयोः ta-y-oḥ तेषाम् te-ṣām
Locative तस्मिन् ta-smin तयोः ta-y-oḥ तेषु te-ṣu

Neuter

Singular Dual Plural
Nominative तत् ta-t ते te तानि tāni
Accusative तत् ta-t ते te तानि tāni
Instrumental Như Masc.
Dative
Ablative
Genitive
Locative

Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronouns, masc. & neut.) — (instrumental & dative)[sửa]

Nghi vấn đại danh từ kim, “ai, cái gì/cái nào” được chia theo masc. và neut. ở instrumental và dative tương tự nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba tat.

Masculine

Singular Dual Plural
Nominative कः ka-ḥ कौ kau के ke
Accusative कम् ka-m कौ kau कान् kān
Instrumental केन kena काभ्याम् kā-bhyām कैः kaiḥ
Dative कस्मै ka-smai काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ
Ablative कस्मात् ka-smāt काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ
Genitive कस्य ka-sya कयोः ka-y-oḥ केषाम् ke-ṣām
Locative कस्मिन् ka-smin कयोः ka-y-oḥ केषु ke-ṣu

Neuter

Singular Dual Plural
Nominative किम् kim के ke कानि kāni
Accusative किम् kim के ke कानि kāni
Instrumental Như Masc.
Dative
Ablative
Genitive
Locative

Bất xác định đại danh từ (indefinite pronoun)[sửa]

Bất xác định đại danh từ eka “một, một duy nhất, một người nào đó” thường xuất hiện với chức năng hình dung từ và được biến hoá như tat. Ví dụ như trong thể nam tính: ekaḥ, ekam, ekena, ekasmai… Các trường hợp ngoại hạng là nominative và acc. của trung tính. Âm cuối không phải là –t mà là –m.

ekaṃ pustakaṃ paṭhāmi “Tôi đọc một quyển sách” hoặc
“Tôi đọc một quyển sách nào đó” hoặc
“Tôi đọc một quyển sách duy nhất”.

Nội hợp biến: Luật phát âm uốn lưỡi (retroflexion) cho –n–[sửa]

Luật phát âm uốn lưỡi (retroflexion) cho –n– khá phức tạp. Nói một cách giản đơn: Luật này chỉ rằng, nếu một chữ nào đó có những âm như r, ṛ, ṝ hoặc thì dưới những điều kiện nhất định nào đó âm n (âm răng) kế tiếp sẽ biến thành (âm uốn lưỡi). Những ví dụ cụ thể là dạng instrumental của nāra → nāreṇa rāma → rāmeṇa. Và cũng từ luật này mà ta có dạng thân danh từ brāhmaṇa.

Nếu r, ṛ, ṝ hoặc đi trước c/ch, j/jh, ñ, ṭ/ṭh, ḍ/ḍh, ṇ, t/th, d/dh, n, l, ś, s không đứng ở giữa n → ṇ nếu mẫu âm, m, y, v hoặc n theo sau.

Như vậy thì đuôi instrumental –ena và đuôi –āni của nom./acc. của các danh từ âm cuối là a, trung tính, số nhiều sẽ biến thành –eṇa và đuôi –āṇi trong những trường hợp sau:

putreṇa, kṣīreṇa, mārgeṇa, rūpāṇi, puṣpeṇa, puṣpāṇi, gṛheṇa, kāryeṇa, kāryāṇi, gṛhāṇi

Nhưng lại không biến thành –– trong

rājyena, rathena

Hợp biến của âm kết thúc –ḥ (visarga)[sửa]

Luật 9: Nếu một chữ kết thúc bằng một mẫu âm ngoài –a/–ā và – (như vậy thì liên quan đến –oḥ, –aiḥ v.v…) và chữ kế đến bắt đầu với một mẫu âm hoặc một phụ âm có phát âm (âm vang), thì – biến thành –r và hai chữ được viết dính liền nhau:

Mẫu âm khác –a/ā—ḥ + mẫu âm/phụ âm có phát âm— → Mẫu âm ngoài –a/ā—r—mẫu âm/phụ âm có phát âm—
naraiḥ + bālaiḥ ca saha → narairbālaiśca saha
“Với những người đàn ông và những cậu bé”

Nhưng, nếu chữ thứ hai bắt đầu bằng phụ âm có phát âm r– thì trường hợp hai chữ –rr– được tránh bằng cách chữ –r đầu bị loại (-r xuất phát từ chữ đầu, từ -) và mẫu âm cuối ngắn của chữ đầu được kéo dài.

Mẫu âm khác –a/ā—ḥ + r— → [Mẫu âm ngoài –a/ā]kéo dài—r—
nṛpatiḥ + rakṣati → nṛpatīrakṣati “Vua bảo vệ”

Hợp biến của mẫu âm đơn kết thúc khác –a/ā và mẫu âm đầu[sửa]

Luật 10: Nếu một chữ kết thúc bằng một mẫu âm đơn khác –a/ā, như vậy là i, ī, u, ū, ṛ, ṝ và chữ sau bắt đầu bằng một mẫu âm đơn không giống hoặc một phức âm, thì mẫu âm đơn của của chữ thứ nhất sẽ biến thành bán mẫu âm tương ưng, như vậy là –y, –v hoặc –r và được viết cùng với chữ thứ hai.

–i/ī + mẫu âm– → –y-mẫu âm–
–u/ū + mẫu âm– → –v-mẫu âm–
–ṛ/ṝ + mẫu âm– → –r-mẫu âm–
paśyāmi + aśvam → paśyāmyaśvam “Tôi thấy con ngựa”
astu + evam → astvevam “Nó nên như thế”
pitṛ + icchā → pitricchā “Nguyện vọng của người cha”

Luật 11: Nếu một chữ kết thúc bằng một phức âm –e hoặc –o và chữ theo sau bắt đầu bằng a–, thì chữ a– này bị loại bỏ và được thay thế bằng một dấu ’ trong hệ thống phiên âm La-tinh và dấu avagraha ऽ trong hệ thống chữ Devanāgarī.

–e + a– → –e + ’–
–o + a– → –o + ’–
gṛhe + annaṃ khādanti → gṛhe ’nnaṃ khādanti “Họ ăn thực phẩm trong nhà”
prabho annaṃ yaccha → prabho ’nnaṃ yaccha “Ô thưa ngài, hãy cho thức ăn”

Luật 12: Nếu một chữ kết thúc bằng một phức âm –e hoặc –o và chữ theo sau bắt đầu bằng một mẫu âm khác a– hoặc một phức âm thì –e hoặc –o sẽ biến thành –a và mẫu âm đầu của chữ thứ hai vẫn giữ dạng.

–e + mẫu âm khác a– → –a + mẫu âm khác a–
–o + mẫu âm khác a– → –a + mẫu âm khác a–
gṛhe + ācāryaḥ + tiṣṭhati → gṛha ācāryastiṣṭhati “Thầy giáo đứng trong nhà”
prabho + icchāmi dānam → prabha icchāmi dānam “Ô thưa ngài, tôi muốn một món quà”


Luật 13: Nếu một chữ kết thúc bằng một phức âm –ai hoặc –au và chữ theo sau bắt đầu bằng một mẫu âm hoặc phức âm, thì âm –ai biến thành –ā và hai chữ viết rời, trong khi âm cuối –au biến thành –āv và được viết dính liền với chữ sau.

–ai + mẫu âm– → –ā + mẫu âm–
–au + mẫu âm– → –āv–mẫu âm–
kasmai + annaṃ yacchasi? → kasmā + annaṃ yacchasi? “Bạn trao thức ăn cho ai?”
bālau + āgacchataḥ → bālāvāgacchataḥ “Hai cậu bé đến”

Lưu ý: Luật hợp biến 6, 10-12 không có giá trị cho các dạng dual, tức là các âm cuối của các dạng dual như ī, ū, e của các danh và động từ không biến đổi. Ví dụ:

mitre + āgacchataḥ → mitre + āgacchataḥ — “Hai đứa bạn đến”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.