Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 40

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Aorist — Đệ tam quá khứ[sửa]

Aorist là dạng quá khứ thứ ba trong Phạn văn (và cũng được gọi là đệ tam quá khứ). Ban đầu aorist chỉ quá khứ gần, tức là sự hoàn tất một hành động ngay trong ngày. Như đã nói trước đây, những điểm khác biệt giữa ba dạng quá khứ đã bị xoá mờ trong Hoa văn Phạn ngữ và như thế, cả ba dạng này được sử dụng với nghĩa như nhau. Tuy vậy, so với hai dạng imperfect perfect thì aorist xuất hiện ít hơn rất nhiều.

Người ta phân biệt nhiều cách thành lập aorist khác nhau nhưng đặc điểm có chung của tất cả những dạng aorist là chữ gia tăng (augment) –अ –a đứng trước gốc. Sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm của imperfect được gắn vào gốc động từ đã được bổ sung chữ gia tăng, hoặc trước hết một âm xỉ sát (sibilant bắt đầu bằng s–) được gắn vào gốc động từ đã được bổ sung chữ gia tăng trước khi những nhân xưng tiếp vĩ âm của imperfect được gắn vào. Vì vậy, nhìn tổng quát, ta có thể phân aorist thành hai loại:

  1. Aorist đơn giản
  2. Sibilantic aorist

Thêm vào đó, aorist đơn giản phân biệt ba nhóm phụ và sibilantic aorist phân biệt bốn nhóm, và như vậy, có tổng cộng bảy cách lập aorist.

Aorist đơn giản[sửa]

1. Root aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc + nhân xưng tiếp vĩ âm athematic của imperfect

Aorist gốc được lập bởi những gốc có mẫu âm kết thúc là –आ –ā — ví dụ như दा “đưa” — và gốc động từ भू bhū “là, trở thành”.

1. Root aorist
दा भू
Sing. Dual Plur. Sing. Dual Plur.
1. अदाम् अदाव अदाम अभूवम् अभूव अभूम
2. अदाः अदातम् अदात अभूः अभूतम् अभूत
3. अदात् अदाताम् अदुः अभूत् अभूताम् अभूवन्
2. Thematic aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc + mẫu âm thematic अ a + nhân xưng tiếp vĩ âm thematic của imperfect

Aorist này được lập bởi gốc động từ của tất cả các nhóm, đặc biệt là nhóm 4 và có cấu trúc như imperfect của nhóm 6. Ví dụ với gốc गम् gam “đi” và gốc वच् vac “nói” với dạng thân bất quy tắc वोच् voc.

2. Thematic aorist
गम् वच्
Sing. Dual Plur. Sing. Dual Plur.
1. अगमम् अगमाव अगमाम अवोचम् अवोचाव अवोचाम
2. अगमः अगमतम् अगमत अवोचः अवोचतम् अवोचत
3. अगमत् अगमताम् अगमन् अवोचत् अवोचताम् अवोचन्
3. Reduplicated aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc được trùng tự hoá + mẫu âm thematic a + nhân xưng tiếp vĩ âm thematic của imperfect

Aorist trùng tự hoá thường xuất hiện với những gốc lập thân với tiếp vĩ âm –अय –aya. Như vậy là những gốc động từ thuộc nhóm 10, thân causative denominative. Trong quá trình lập aorist này, mẫu âm gia tăng अ a và những nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn vào dạng của thân không có tiễp vĩ tự lập thân –अय –aya. Ví dụ như trong trường hợp ज्ञा jñā thì aorist trùng tự hoá có thân अजिज्ञप a-ji-jñap-a và thân này có chức năng causative “khiến cho biết = dạy”. Nói cách khác: Những dạng aorist được lập từ 1-9 lúc nào cũng là causative (vì không phải động từ nhóm 10 hoặc denominative), và những dạng causative này lập aorist trùng tự hoá không có tiếp vĩ tự lập thân là –अय –aya.

Sự biến đổi của mẫu âm được trùng tự hoá rất phức tạp (được dẫn ở Kielhorn §414-417). Điểm đặc biệt ở đây là mẫu âm इ i và उ u được kéo dài và अ a được thay thế bởi इ i, trừ trường hợp âm tiết gốc bắt đầu với hai phụ âm hoặc dài. Ví dụ với causative của तुद् tud “đẩy ra, đánh”:

Singular Dual Plural
1. Pers. अतूतुदम् atūtudam अतूतुदाव atūtudāva अतूतुदाम atūtudāma
2. Pers. अतूतुदः atūtudaḥ अतूतुदतम् atūtudatam अतूतुदत atūtudata
3. Pers. अतूतुदत् atūtudat अतूतुदताम् atūtudatām अतूतुदन् atūtudan

Sibilantic aorist[sửa]

Tất cả bốn dạng của sibilantic aorist đều có một tiếp vĩ âm là một sibilant hoặc một tiếp vĩ âm bao gồm một sibilant sau gốc và trước những nhân xưng tiếp vĩ âm. Thêm vào đó là chúng được chia ở cả hai dạng, parasmaipada ātmanepada. Aorist 5 và 6 xuất hiện thường nhất.

Nêu lưu ý rằng ba dạng aorist 4-6 có ba nhân xưng tiếp vĩ âm ngoại hạng:

2. person singular parasmaipada: –ईस् –īs
3. person singular parasmaipada: –ईत् –īt
3. person plural parasmaipada: –उः –uḥ
4. –s–aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc + –स्– –s– + nhân xưng tiếp vĩ âm athematic của imperfect

Mẫu âm kết thúc đứng ở phân độ vṛddhi parasmaipada guṇa ātmanepada, trong khi mẫu âm bên trong của gốc cũng đứng ở phân độ vṛddhi parasmaipada, nhưng lại giữ nguyên dạng ở ātmanepada. Ví dụ với कृ kṛ:

Singular Dual Plural
1. Pers. अकार्षम् akārṣam अकार्ष्व akārṣva अकार्ष्म akārṣma
2. Pers. अकार्षीः akārṣīḥ अकार्ष्टम् akārṣṭam अकार्ष्ट akārṣṭa
3. Pers. अकार्षीत् akārṣīt अकार्ष्टाम् akārṣṭām अकार्षुः akārṣuḥ
5. –iṣ–aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc + –इष्– –iṣ– + nhân xưng tiếp vĩ âm athematic của imperfect

Cách lập như ở –saorist, nhưng mẫu âm ở bên trong đứng ở phân độ guṇa ở cả hai thể parasmaipada ātmanepada.

Singular Dual Plural
1. Pers. अबोधिषम् abodhiṣam अबोधिष्व abodhiṣva अबोधिष्म abodhiṣma
2. Pers. अबोधीः abodhīḥ अबोधिष्टम् abodhiṣṭam अबोधिष्ट abodhiṣṭa
3. Pers. अबोधीत् abodhīt अबोधिष्टाम् abodhiṣṭām अबोधिषुः abodhiṣuḥ
6. –siṣ–aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc + –सिष्– –siṣ– + nhân xưng tiếp vĩ âm athematic của imperfect

Dạng aorist này chỉ được lập bởi một số gốc, trong đó có những gốc có âm cuối là आ ā, và chúng chỉ được chia ở parasmaipada. Ví dụ với या “đi”.

Singular Dual Plural
1. Pers. अयासिषम् ayāsiṣam अयासिष्व ayāsiṣva अयासिष्म ayāsiṣma
2. Pers. अयासीः ayāsīḥ अयासिष्तम् ayāsiṣṭam अयासिष्ट ayāsiṣṭa
3. Pers. अयासीत् ayāsīt अयासिष्टाम् ayāsiṣṭām अयासिषुः ayāsiṣuḥ
7. –sa–aorist
Chữ gia tăng अ a + gốc + –स– –sa– + nhân xưng tiếp vĩ âm thematic của imperfect

Aorist này chỉ xuất hiện với những gốc động từ có âm cuối là श् ś, ष् hoặc ह् h. Ba âm kết thúc này kết nối với –स– –sa– trở thành क्ष् kṣ. Ví dụ với दिश् diś “chỉ”.

Singular Dual Plural
1. Pers. अदिक्षम् adikṣam अदिक्षाव adikṣāva अदिक्षाम adikṣāma
2. Pers. अदिक्षः adikṣaḥ अदिक्षतम् adikṣatam अदिक्षत adikṣata
3. Pers. अदिक्षत् adikṣat अदिक्षताम् adikṣatām अदिक्षन् adikṣan

Aorist passive[sửa]

Aorist thỉnh thoảng xuất hiện dưới một dạng passive đặc biệt cho ngôi thứ ba số ít. Dạng passive này được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –इ –i vào gốc đã được bổ sung chữ gia tăng. Khi đó, mẫu âm cuối của gốc xuất hiện dưới phân độ vṛddhi, mẫu âm bên trong của gốc dưới phân độ guṇa, và mẫu âm आ ā cuối được bổ sung य् y.

नी nī अनायि anāyi “đã được dẫn”
कृ kṛ अकारि akāri “đa được thực hiện”
दा dā अदायि adāyi “đã được đưa”
चुर् cur अचोरि acori “đã bị trộm”

Injunctive (chỉ lệnh 指令)[sửa]

Trong Phạn văn Veda thì injunctive là dạng của imperfect hoặc aorist không có chữ gia tăng अ a phía trước. Trong Hoa văn Phạn ngữ, injunctive aorist chỉ còn được dùng với tiểu từ phủ định मा để chỉ một sự cấm chỉ (prohibitive).

मा गमः mā gamaḥ “cấm đi!”
मा भूत् mā bhūt “chớ để như vậy!”
मा कार्षीः mā kārṣīḥ “chớ làm!”

Precative/Benedictive (kì cầu thức 祈求式)[sửa]

Precative hoặc benedictive nguyên được sử dụng như một dạng aorist optative, nhưng lại có liên quan đến hiện tại và như thế, nó có nghĩa như một optative, vốn được lập từ thân hiện tại. Tuy vậy precative xuất hiện rất ít.

Precative parasmaipada được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –यास्– –yās– vào gốc và những nhân xưng tiếp vĩ âm athematic của optative được gắn tiếp theo. Trường hợp ngoại hạng là 2. và 3. pers. sing với tiếp vĩ âm precative không phải là –यास्– –yās– mà là –या– ––. Gốc xuất hiện như dạng passive. Ngoại hạng là những gốc có âm cuối là –आ –ā với sự chuyển hoá âm –आ –ā thành –ए –e.

ātmanepada, precative được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –सी– –– hoặc –षी– –ṣī– vào gốc động từ. Ngoại hạng là 2. và 3. pers. dual với hai tiếp vĩ âm là –सीया –sīyā– hoặc –षीया– –ṣīyā–. Nhân xưng tiếp vĩ âm chính là nhân xưng tiếp vĩ âm athematic của optative ātmanepada. Trước nhân xưng tiếp vĩ âm ngôi thứ nhất số ít thì य् y được bổ sung và trước những nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng त् t và थ् th thì स् s được bổ sung (hãy chú ý luật retroflexion dành cho स् s, → 7.8). Mẫu âm của gốc thường đứng ở phân độ guṇa.

Cách lập precative với भू bhū

Precative/benedictive भू bhū
parasmaipada ātmanepada
Sing. Dual Plur. Sing. Dual Plur.
1. भूयासम् भूयासव भूयास्म भविषीय भविषीवहि भविषीमहि
2. भूयाः भूयास्तम् भूयास्त भविषीष्ठः भविषीयास्थाम् भविषीध्वम्
3. भूयात् भूयास्ताम् भूयासुः भविषीष्ट भविषीयास्ताम् भविषीरन्

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.