Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 34
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
Thân hiện tại của các động từ nhóm 2[sửa]
1. Nhóm thứ hai không có tiếp vĩ âm lập thân. Như vậy thân hiện tại chính là gốc động từ. Vì thế nên nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn ngay vào gốc động từ (= thân hiện tại). Ở những gốc động từ có âm cuối ví dụ là –आ –ā thì nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn ngay vào gốc động từ. Ví dụ với động từ या yā “đi”: यामि yā-mi, यासि yā-si, याति yā-ti v.v…
2. Nhưng thường là thân mạnh được lập bằng gốc đứng ở phân độ guṇa. Theo đó mà động từ द्विष् dviṣ “ghét” có thân mạnh là द्वेष् dveṣ, và thân yếu là द्विष् dviṣ.
3. Một động từ quan trọng đặc biệt trong nhóm hai này là अस् as “thì, là”, đã được trình bày trước ở 8.3. Động từ này có thân mạnh là अस् as, thân yếu là स् s. Nên lưu ý là अस् as “thì, là” có thân mạnh bất quy tắc ở dual và plural imperfect.
4. Vì nhiều gốc động từ có phụ âm kết thúc nên thường xảy ra trường hợp hai phụ âm — phụ âm cuối của gốc và phụ âm khởi đầu của nhân xưng tiếp vĩ âm — được hoà hợp. Trong trường hợp này — khi hai phụ âm chạm trán nhau — thì những quy luật nội hợp biết tương ưng và phụ âm cuối tuyệt đối được áp dụng. Và đây cũng là điểm phức tạp nhất của nhóm động từ này.
Luật âm cuối cho cách chia động từ nhóm hai sau đây có giá trị: Ở âm cuối tuyệt đối chỉ được một phụ âm. Nếu hai phụ âm xuất hiện ở cuối thì phụ âm thứ hai (phụ âm cuối) bị loại. Như vậy thì hai nhân xưng tiếp vĩ âm –ः –ḥ và –त् –t của hai ngôi xưng thứ 2 và 3 sing. imperfect sẽ bị loại khi gặp những gốc có âm cuối là phụ âm. Phụ âm cuối tuyệt đối của gốc được xử lí như những luật đã được trình bày (23.2). Theo đó, chữ ष् ṣ cuối của gốc động từ द्विष् dviṣ “ghét” ở 3. pers. sing. imperfect अद्वेष् a-dveṣ được biến thành ट् ṭ trong अद्वेट् a-dveṭ. Thêm vào những gì đã được nói về nội hợp biến ở 15. 4 thì những luật đặc biệt sau đây đáng được lưu ý.
- a. Một phụ âm đóng có phát âm — trước một phụ âm không phát âm — sẽ chuyển biến thành một phụ âm đóng không phát âm tương ưng: विद् vid “biết” + –ति –ti → वेत्ति vetti.
- b. Sau một phụ âm retroflex (uốn lưỡi cong trở lại) ví dụ như ष् ṣ thì một âm răng đóng chuyển thành một âm đóng retroflex tương ưng: द्विष् dviṣ “ghét” + –ति –ti → द्वेष्टि dveṣ-ṭi. Nhưng khi âm răng đóng द् d đi sau một phụ âm retroflex ष् ṣ thì nó sẽ chuyển hoá thành phụ âm retroflex đóng: द्विष् dviṣ + –ध्वे –dhve → द्विड्ढ्वे dviḍ-ḍhve.
- c. Trước phụ âm स् s thì ष् ṣ biến thành क् k, và स् s biến thành ष् ṣ: द्विष् dviṣ + –सि –si → द्वेक्षि dvek-ṣi.
- d. Phụ âm च् c chuyển thành क् k trước tất cả những phụ âm khác phụ âm mũi và व् v: वच् vac + –ति –ti → वक्ति vakti.
5. Từ hình biến hoá cho विद् vid “biết” và द्विष् dviṣ “ghét” sẽ làm sáng tỏ sự việc. विद् vid ở ngôi thứ ba số nhiều imperfect có tiếp vĩ âm bất quy tắc là उः uḥ.
अस् (2) “thì, là”, विद् (2) “biết”, chỉ parasmaipada[sửa]
-
-
Present Parasmaipada अस् as “thì, là” Parasmaipada विद् vid “biết” Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur. Indicative 1. अस्मि स्वः स्मः वेद्मि विद्वः विद्मः 2. असि स्थः स्थ वेत्सि वित्थः वित्थ 3. अस्ति स्तः सन्ति वेत्ति वित्तः विदन्ति Optative 1. स्याम् स्याव स्याम विद्याम् विद्याव विद्याम 2. स्याः स्यातम् स्यात विद्याः विद्यातम् विद्यात 3. स्यात् स्याताम् स्युः विद्यात् विद्याताम् विद्युः Imperative 1. असानि असाव असाम वेदानि वेदाव वेदाम 2. एधि स्तम् स्त विद्धि वित्तम् वित्त 3. अस्तु स्ताम् सन्तु वेत्तु वित्ताम् विदन्तु Imperfect 1. आसम् आस्व आस्म अवेदम् अविद्व अविद्म 2. आसीः आस्तम् आस्त अवेत् अवित्तम् अवित्त 3. आसीत् आस्ताम् आसन् अवेत् अवित्ताम् अविदुः (!)
-
द्विष् (2) “ghét”, parasmaipada và ātmanepada[sửa]
-
-
Present parasmaipada ātmanepada Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur. Indicative 1. द्वेष्मि द्विष्वः द्विष्मः द्विषे द्विष्वहे द्विष्महे 2. द्वेक्षि द्विष्ठः द्विष्ठ द्विक्षे द्विषाथे द्विड्ढ्वे 3. द्वेष्टि द्विष्टः द्विषन्ति द्विष्टे द्विषाते द्विषते Optative 1. द्विष्याम् द्विष्याव द्विष्याम द्विषीय द्विषीवहि द्विषीमहि 2. द्विष्याः द्विष्यातम् द्विष्यात द्विषीथाः द्विषीयाथाम् द्विषीध्वम् 3. द्विष्यात् द्विष्याताम् द्विष्युः द्विषीत द्विषीयाताम् द्विषीरन् Imperative 1. द्वेषाणि द्वेषाव द्वेषाम द्वेषै द्वेषावहै द्वेषामहै 2. द्विड्ढि द्विष्टम् द्विष्ट द्विक्ष्व द्विषाथाम् द्विड्ढ्वम् 3. द्वेष्टु द्विष्टाम् द्विषन्तु द्विष्टाम् द्विषाताम् द्विषताम् Imperfect 1. अद्वेषम् अद्विष्व अद्विष्म अद्विषि अद्विष्वहि अद्विष्महि 2. अद्वेट् अद्विष्टम् अद्विष्ट अद्विष्ठाः अद्विषाथाम् अद्विड्ढ्वम् 3. अद्वेट् अद्विष्टाम् अद्विषन् अद्विष्ट अद्विषाताम् अद्विषत
-
6. Một số động từ quan trọng có những điểm bất quy tắc khác nhau trong khi chia. Gốc ब्रू brū “nói” giữ mẫu âm ई ī ở thân mạnh trước các nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm, và làm ngắn mẫu âm gốc trong thân yếu trước những nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng mẫu âm với sự bổ sung của phụ âm व् v.
ब्रू (2) “nói”, parasmaipada và ātmanepada[sửa]
-
-
Present parasmaipada ātmanepada Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur. Indicative 1. ब्रवीमि (!) ब्रूवः ब्रूमः ब्रुवे ब्रूवहे ब्रूमहे 2. ब्रवीषि (!) ब्रूथः ब्रूथ ब्रूषे ब्रुवाथे ब्रूध्वे 3. ब्रवीति (!) ब्रूतः ब्रुवन्ति ब्रूते ब्रुवाते ब्रुवते Optative 1. ब्रूयाम् ब्रूयाव ब्रूयाम ब्रुवीय ब्रुवीवहि ब्रुवीमहि 2. ब्रूयाः ब्रूयातम् ब्रूयात ब्रुवीथाः ब्रुवीयाथाम् ब्रुवीध्वम् 3. ब्रूयात् ब्रूयाताम् ब्रूयुः ब्रुवीत ब्रुवीयाताम् ब्रुवीरन् Imperative 1. ब्रवाणि ब्रवाव ब्रवाम ब्रवै ब्रवावहै ब्रवामहै 2. ब्रूहि ब्रूतम् ब्रूत ब्रूष्व ब्रुवाथाम् ब्रूध्वम् 3. ब्रवीतु ब्रूताम् ब्रुवन्तु ब्रूताम् ब्रुवाताम् ब्रुवताम् Imperfect 1. अब्रवम् अब्रूव अब्रूम अब्रुवि अब्रूवहि अब्रूमहि 2. अब्रवीः अब्रूतम् अब्रूत अब्रूथाः अब्रुवाथाम् अब्रूध्वम् 3. अब्रवीत् अब्रूताम् अब्रुवन् अब्रूत अब्रुवाताम् अब्रुवत
-
7. Những gốc khác như स्वप् svap “ngủ” bổ sung mẫu âm –इ– –i– trước những nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm.
स्वप् (2) “ngủ”[sửa]
-
स्वप् Indicative
Parasmaip.Sing. Dual Plur. 1. स्वपिमि स्वपिवः स्वपिमः 2. स्वपिषि स्वपिथः स्वपिथ 3. स्वपिति स्वपितः स्वपन्ति (!)
8. Một gốc khác thường gặp là हन् han “giết” (paras.). Thân yếu loại bỏ âm mũi cuối của gốc trước nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng त्– t–. Trước स् s thì âm mũi न् n biến thành tuỳ âm –ं –ṃ và trước nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng mẫu âm thì gốc chuyển thành घ्न् ghn ở thân yếu. 2. pers. sing. imperative là जहि jahi.
हन् (2) “giết”, इ (2) “đi” — chỉ parasmaipada[sửa]
-
-
Present Parasmaip. हन् han “giết” Parasmaip. इ i “đi” Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur. Indicative 1. हन्मि हन्वः हन्मः एमि इवः इमः 2. हंसि हथः हथ एषि इथः इथ 3. हन्ति हतः घ्नन्ति एति इतः यन्ति Optative 1. हन्याम् हन्याव हन्याम इयाम् इयाव इयाम 2. हन्याः हन्यातम् हन्यात इयाः इयातम् इयात 3. हन्यात् हन्याताम् हन्युः इयात् इयाताम् इयुः Imperative 1. हनाणि हनाव हनाम अयानि अयाव अयाम 2. जहि (!) हतम् हत इहि इतम् इत 3. हन्तु हताम् घ्नन्तु एतु इताम् यन्तु Imperfect 1. अहनम् अहन्व अहन्म आयम् (!) ऐव ऐम 2. अहन् अहतम् अहत ऐः ऐतम् ऐत 3. अहन् अहताम् अघ्नन् ऐत् ऐताम् अयन्
-
9. Động từ इ i “đi” có thân mạnh là ए e và có thân yếu là य् y trước mẫu âm. Nên lưu ý cách áp dụng luật nội hợp biến trong hai trường hợp nhất định: Ở 1. pers. sing. imperfect thì ऐ ai (được lập từ augment अ– a– + thân mạnh ए e → ऐ ai) biến thành आय् āy. Ở imperative sing. thì ए e (thân mạnh) chuyển thành अय् ay trước mẫu âm.
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.