Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 27

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Đệ nhị quá khứ (perfect, hoàn thành quá khứ)[sửa]

1. Song song với đệ nhất quá khứ (imperfect) đệ nhị quá khứ là dạng quá khứ thứ hai thường gặp trong Hoa văn phạn ngữ. Như đã trình bày ở 9.3, hai thời quá khứ được dùng như nhau, không phân biệt ý nghĩa.

2. Khác với đệ nhất quá khứ, đệ nhị quá khứ phần lớn xuất hiện ở ngôi xưng thứ ba. Lí do là đệ nhị quá khứ nguyên được dùng khi người nói muốn tả một sự kiện, một hành động ở quá khứ mà ông ta không tự chứng kiến — và vì vậy thường diễn tả hành động của một người thứ ba. Vì lí do này mà sinh viên học Phạn văn nên ghi nhớ của cách chia động từ ngôi xưng thứ ba của đệ nhị quá khứ.

3. Người ta phân biệt hai cách lập đệ nhị quá khứ trong Phạn ngữ:

Trùng tự đệ nhị quá khứ (reduplicated perfect)
Đệ nhị quá khứ nói vòng (periphrastic perfect)

Ngoài một vài gốc động từ được chia theo cả hai loại đệ nhị quá khứ thì nhìn tổng quát, cách lập đệ nhị quá khứ được thực hiện như sau:

a. Trùng tự đệ nhị quá khứ được lập ở các nhóm 1-9. Thuộc ngoại hạng là những gốc động từ có mẫu âm đầu là आ– ā–. Chúng được chia dưới dạng đệ nhị quá khứ nói vòng.
b. Đệ nhị quá khứ nói vòng được lập bởi những gốc động từ nhóm 10, những gốc động từ phái sinh (causative, desiderative, denominative, → 37.1) cũng như những động từ của nhóm 1-9 với mẫu âm đầu là आ– ā–. Trường hợp ngoại hạng quan trọng là gốc động từ आस् ās “ngồi” (→ 27.3)

Đệ nhị quá khứ có trùng tự[sửa]

1. Đệ nhị quá khứ với trùng tự được lập từ gốc động từ. Các dạng trùng tự đệ nhị quá khứ có ba yếu tố và một đặc điểm:

a. Gốc động từ được trùng tự hoá → thân đệ nhị quá khứ.
b. Phân độ thân động từ mạnh và yếu
c. Âm nối –इ– –i
d. Nhân xưng tiếp vĩ âm đặc thù.

2. Như vậy thì những dạng đệ nhị quá khứ được hình thành như sau:

a. Gốc động từ, nói chính xác hơn là âm tiết đầu tiên của gốc động từ được trùng tự hoá. Dạng thân động từ được lập qua quá trình này được gọi là thân đệ nhị quá khứ.
b. Thân đệ nhị quá khứ được lập như vậy lại phân biệt giữa hai thân, mạnh và yếu. Dưới những dạng thân mạnh — thường là ở parasmaipada singular —, gốc động từ thường xuất hiện dưới phân độ guṇa, và giữ nguyên dạng gốc ở những dạng khác của thân yếu.
c. Trước những nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng một phụ âm thì âm nối –इ– –i– thường được gắn vào
d. Cuối cùng, các nhân xưng tiếp vĩ âm của đệ nhị quá khứ được gắn vào.

Ví dụ với gốc बुध् budh (1) “nhận thức”:

1. pers. singular parasmaipada (thân mạnh): बुबोध bubodh-a
2. pers. plural parasmaipada (thân yếu): बुबुधिम bubudh-i-ma

Ở dạng 1. pers. singular parasmaipada — một thân mạnh — thì a) âm tiết gốc đầu tiên của बुध् budh là बु bu được trùng tự hoá (→ बुबुध् bubudh), b) mẫu âm gốc của gốc động từ chính nó lại xuất hiện dưới phân độ guṇa, như vậy là बोध् bodh (→ बुबोध् bubodh) và c) nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng mẫu âm, tức là –अ –a được gắn vào: बुबोध bubodh-a.

Ở dạng 1. pers. plural parasmaipada — một thân yếu — thì a) âm tiết gốc đầu tiên của बुध् budh là बु bu cũng được trùng tự hoá, b) gốc động từ chính nó không thay đổi và c) âm nối –इ– –i– được bổ sung vì nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng một phụ âm: बुबुधिम bubudh-i-ma.

3. Những thành phần của đệ nhị quá khứ sẽ được trình bày tường tận bên dưới, cụ thể là a) trùng tự hoá, b) phân biệt giữa thân mạnh và yếu, c) những nhân xưng tiếp vĩ âm và d) âm nối –इ– –i– được bổ sung. Có nhiều quy tắc và ngoại hạng cần được lưu ý. Tuy nhiên, điểm quan trọng của việc hướng dẫn lập đệ nhị quá khứ vẫn là sự hướng dẫn cụ thể để có thể nhận ra những dạng ngôi xưng thứ ba trong văn bản. Thế nên, những lời giảng giải ở đây nên được hiểu là một cách giải thích cách lập ngôi xưng thứ ba của đệ nhị quá khứ.

Trùng tự hoá (reduplication)[sửa]

Trùng tự hoá là một quá trình hình thái quan trọng của cách chia động từ trong Phạn ngữ. Quá trình trùng tự hoá này không những xuất hiện ở đệ nhị quá khứ, mà còn xuất hiện ở cách lập thân động từ của các gốc động từ thuộc nhóm 3 (→ 34), khi lập thân của những dạng desiderative, intensive (→ 39) và ở cách lập một dạng của đệ tam quá khứ (aorist, → 40). Trong quá trình trùng tự hoá thì một phần của gốc (âm tiết đầu tiên) được biến chuyển theo những quy luật nhất định. Những quy luật trùng tự hoá này đều có giá trị chung cho tất cả những cách trùng tự hoá trong phạm vi chia động từ, và chúng chỉ được giảng giải tường tận trong bài này.

1. Một phụ âm velar được thay thế bằng một phụ âm palatal, có hay không phát âm và không có tống khí tương ưng. Ví dụ:

कम्प् kamp “run” चकम्प् cakamp
खाद् khād “ăn” चखाद् cakhād
गम् gam “đi” जगम् jagam

2. Phụ âm ह् h khởi đầu được thay thế bằng ज् j:

हस् has “cười” जहस् jahas
हिंस् hiṃs “hại” जिहिंस् jihiṃs

3. Một phụ âm khởi đầu có tống khí được thay thế bằng một phụ âm không có tống khí:

धाव् dhāv “chạy” दधाव् dadhāv
भाष् bhāṣ “nói” बभाष् babhāṣ

4. Nếu một gốc động từ bắt đầu bằng sự phối hợp của phụ âm thì phụ âm đầu hoặc đại diện của nó được trùng hoá (luật 1 và 3). Ví dụ:

क्षिप् kṣip “quăng, ném” चिक्षिप् cikṣip
त्वर् tvar “nhanh, gấp” तत्वर् tatvar

5. Nếu phụ âm đầu là một xỉ sát âm (齒擦音, sibilant) và phụ âm thứ hai là một âm đóng không phải âm mũi thì âm đóng đó được trùng hoá theo luật 1 và 3. Ví dụ:

स्था sthā “đứng” तस्थ् tasth
स्पृश् spṛś “chạm xúc, sờ” पस्पृश् paspṛś
Nhưng:
स्मृ smṛ “nhớ” सस्मृ sasmṛ

6. Một mẫu âm dài được thay bằng một mẫu âm ngắn:

धाव् dhāv “chạy” दधाव् dadhāv
भाष् bhāṣ “nói” बभाष् babhāṣ

7. Mẫu âm gốc ऋ được thay thế bằng mẫu âm अ a. Ví dụ:

भृ bhṛ “vác, gánh” बभृ babhṛ
स्मृ smṛ “nhớ” सस्मृ sasmṛ

8. Trước phụ âm đơn thì mẫu âm अ a cuối được biến thành आ ā. Ví dụ:

अस् as (4) “phóng, ném” आस् ās

9. Mẫu âm kết thúc इ i và उ u trở thành ई ī và ऊ ū ở thân yếu, trong khi chúng trở thành इय् iy và उव् uv ở thân mạnh. Ví dụ:

इष् iṣ “mong muốn” इयेष्/ ईष् iyeṣ/īṣ

10. Khởi âm व va cũng như य ya trong trường hợp gốc यज् yaj “cúng tế” được trùng tự hoá bằng các mẫu âm उ u và इ i. Khi ấy, trong thân yếu, mẫu âm gốc nguyên không được trùng tự hoá cũng chuyển biến thành उ u và इ i, và qua đó, cả hai mẫu âm hoà hợp lại thành ऊ ū và ई ī. Ví dụ:

वच् vac “nói” th. mạnh → उवाच् uvāc th. yếu → ऊच् ūc
वह् vah “gánh vác” th. mạnh → उवाह् uvāh th. yếu → ऊह् ūh
यज् yaj “cúng tế” th. mạnh → इयाज् iyāj th. yếu → ईज् īj

Phân biệt phân độ thân mạnh và yếu[sửa]

Phần không được trùng tự hoá của gốc, tức là âm tiết gốc thứ hai trải qua quá trình phân độ thân: Thân mạnh ở singular parasmaipada, còn lại là thân yếu. Lúc đó, mẫu âm gốc của thân mạnh xuất hiện dưới dạng guṇa hoặc vṛddhi, trong khi nó vẫn giữ nguyên dạng ở thân yếu.

1. Gốc động từ có mẫu âm इ i, उ u và ऋ ở giữa hoặc khởi đầu trước một phụ âm đơn có phân độ guṇa ở dạng thân mạnh. Ví dụ:

thân mạnh thân yếu
क्षिप् kṣip “ném, phóng” चिक्षेप् cikṣep चिक्षिप् cikṣip
कुप् kup “nổi giận” चुकोप् cukop चुकुप् cukup
कृष् kṛṣ “cày bừa” चकर्ष् cakarṣ चकृष् cakṛṣ

2. Gốc có mẫu âm अ a ở giữa nằm trước một phụ âm đơn thì có phân độ guṇa hoặc vṛddhi ở 1. pers. sing., có guṇa ở 2. pers. sing., và có vṛddhi ở 3. pers. sing. Ví dụ:

हस् has “cười” thân mạnh thân yếu
1. जहस् /जहास् jahas/jahās जहस् jahas
2. जहस् jahas जहस् jahas
3. जहास् jahās जहस् jahas

Một vài gốc động từ quan trọng với mẫu âm अ a ở giữa đứng trước một âm mũi như गम् gam “đi”, हन् han “giết hại”, जन् jan “sinh thành” खन् khan “đào” loại bỏ mẫu âm trong những dạng thân yếu. Ví dụ:

गम् gam “đi” thân mạnh thân yếu
1. जगम् / जगाम् jagam/jagām जग्म् jagm
2. जगम् jagam जग्म् jagm
3. जगाम् jagām जग्म् jagm

3. Những gốc động từ có mẫu âm dài ở giữa hoặc mẫu âm ngắn đứng trước hai phụ âm không biến đổi. Ví dụ:

thân mạnh thân yếu
वन्द् vand “chào hỏi” ववन्द् vavand ववन्द् vavand
जीव् jīv “sinh sống” जिजीव् jijīv जिजीव् jijīv

4. Trong những thân mạnh, những gốc động từ kết thúc với mẫu âm — tương tự trường hợp 2 bên trên — có phân độ guṇa hoặc vṛddhi ở 1. pers. sing., có guṇa ở 2. pers. sing., và có vṛddhi ở 3. pers. sing. Ví dụ:

कृ kṛ “làm” thân mạnh thân yếu
1. चकर् / चकार् cakar/cakār चक्र् cakr
2. चकर् cakar चक्र् cakr
3. चकार् cakār चक्र् cakr

Nhân xưng tiếp vĩ âm[sửa]

Nhân xưng tiếp vĩ âm của đệ nhị quá khứ, parasmaipada như sau:

Singular Dual Plural
1. Pers. –a –va –ma
2. Pers. –tha –athuḥ –a
3. Pers. –a –atuḥ –uḥ

Nhân xưng tiếp vĩ âm của đệ nhị quá khứ, ātmanepada như sau:

Singular Dual Plural
1. Pers. –e –vahe –mahe
2. Pers. –se –āthe –dhve
3. Pers. –e –āte –re

Âm nối[sửa]

Trước những tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm thì các gốc động từ (thân đệ nhị quá khứ) rất thường bổ sung âm nối –इ– –i–, và âm nối này bắt buộc phải xuất hiện trước âm –रे –re của 3. pers. plur. ātmanepada. Bảng chia động từ ở đệ nhị quá khứ của động từ बुध् budh “nhận thức” cụ thể như sau.

बुध् budh — parasmaipada

Singular Dual Plural
1. Pers. बुबोध bubodh-a बुबुधिव bubudh-i-va बुबुधिम bubud-i-ma
2. Pers. बुबोदिथ bubodh-i-tha बुबुधथुः bubudh-athuḥ बुबुध bubudh-a
3. Pers. बुबोध bubodh-a बुबुधतुः bubudh-atuḥ बुबुधुः bubudh-uḥ

बुध् budh — ātmanepada

Singular Dual Plural
1. Pers. बुबुधे bubudh-e बुबुधिवहे bubudh-i-vahe बुबुधिमहे bubudh-i-mahe
2. Pers. बुबुधिषे bubudh-i-ṣe बुबुधाथे bubudh-āthe बुबुधिध्वे bubudh-i-dhve
3. Pers. बुबुधे bubudh-e बुबुधाते bubudh-āte बुबुधिरे bubudh-i-re

Một vài gốc kết thúc bằng उ u và ऋ , ví dụ như श्रु śru và कृ kṛ không bổ sung âm nối –इ– –i–, ngoại trừ trước âm cuối –रे –re của 3. pers. plur. ātmanepada.

Một vài đặc điểm[sửa]

1. Các gốc kết thúc bằng âm आ ā và phức âm có tiếp vĩ âm –औ –au ở 1. và 3. pers. sing. Thêm vào đó là chúng loại bỏ mẫu âm gốc trước tất cả những nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng mẫu âm cũng như trước âm nối –इ– –i–. Sau đây là những ví dụ với ngôi xưng thứ ba:

स्था sthā “đứng” — parasmaipada

3. pers. sing. dual plural
तस्थौ tasth-au तस्थतुः tasth-atuḥ तस्थुः tasth-uḥ

स्था sthā “đứng” — ātmanepada

3. pers. sing. dual plural
तस्थे tasth-e तस्थाते tasth-āte तस्थिरे tasth-i-re

गै gai “hát”

3. pers. sing. dual plural
जगौ jagau जगतुः jagatuḥ जगुः jaguḥ

Nhưng:

ह्वे “gọi” जुहाव juhāv-a

2. Những gốc có mẫu âm अ a ở giữa đứng trước một phụ âm, được trùng tự hoá với chính ngay phụ âm khởi đầu — như पत् pat “té” (पपत् papat) nhưng không phải हस् has “cười” (जहस् jahas) — lập thân yếu không có trùng tự và mẫu âm gốc अ a được thay thế bởi ए e.

Ví dụ với पत् pat “té”, parasmaipada

3. pers. sing. dual plural
पपात papāta पेततुः petatuḥ पेतुः petuḥ

3. Gốc विद् vid (2) “biết” lập đệ nhị quá khứ không có trùng tự, và thường có nghĩa hiện tại:

3. pers. sing. dual plural
वेद veda विदतुः vidatuḥ विदुः viduḥ

4. Gốc भू bhū có thân बभू babhū ở tất cả những dạng thân và bổ sung phụ âm nối –व्– –v– trước tất cả những tiếp vĩ tự bắt đầu bằng mẫu âm.

3. pers. sing. dual plural
बभूव babhūv-a बभूवतुः babhūv-atuḥ बभूवुः babhūv-uḥ

5. Động từ अह् ah “nói” chỉ được chia ở đệ nhị quá khứ, mà ngay ở đây cũng được chia không trọn vẹn (với nghĩa hiện tại và nghĩa quá khứ).

sing. dual plural
2. आत्थ āt-tha आहतुः āh-atuḥ XXX
3. आह āh-a आहतुः āh-atuḥ आहुः āh-uḥ

Mặc dù có nhiều quy tắc và ngoại hạng trong cách chia động từ theo đệ nhị quá khứ — trùng tự hoá, phân độ thân mạnh yếu, những điểm đặc thù của mỗi nhóm — nhưng cũng chính qua đó mà những dạng đệ nhị quá khứ dễ được nhận ra, ví như những nhân xưng tiếp vĩ âm đặc thù và sự trùng tự hoá. Bảng sau đây liệt kê những dạng đệ nhị quá khứ thường gặp. Nếu một động từ được chia cả ở parasmaipada ātmanepada thì chỉ những dạng parasmaipada được ghi ra.

Những dạng đệ nhị quá khứ thường gặp[sửa]

3. Pers. Singular Dual Plural Nghĩa
आरभ् (A) ārabh आरेभे ārebhe आरेभाते ārebhāte आरेभिरे ārebhire bắt đầu
इष् (P) iṣ इयेष iyeṣa ईषतुः īṣatuḥ ईषुः īṣuḥ mong muốn
कम्प् (A) kamp चकम्पे cakampe चकम्पाते cakampāte चकम्पिरे cakampire run
कृ (P) kṛ चकार cakāra चक्रतुः cakratuḥ चक्रुः cakruḥ làm
कृष् (P) kṛṣ चकर्ष cakarṣa चकृषतुः cakṛṣatuḥ चकृषुः cakṛṣuḥ cày bừa
क्रन्द् (P) krand चक्रन्द cakranda चक्रन्दतुः cakrandatuḥ चक्रन्दुः cakranduḥ than vãn
क्षिप् (P) kṣip चिक्षेप cikṣepa चिक्षिपतुः cikṣipatuḥ चिक्षिपुः cikṣipuḥ ném, phóng
खन् (P) khan चखान cakhāna चख्नतुः cakhnatuḥ चख्नुः cakhnuḥ đào, đào hố
गम् (P) gam जगाम jagāma जग्मतुः jagmatuḥ जग्मुः jagmuḥ đi
गै (P) gai जगौ jagau जगतुः jagatuḥ जगुः jaguḥ hát
जन् (A) jan जज्ञे jajñe जज्ञाते jajñāte जज्ञिरे jajñire phát sinh, hình thành
जि (P) ji जिगाय jigāya जिग्यतुः jigyatuḥ जिग्युः jigyuḥ thắng
जीव् (P) jīv जिजीव jijīva जिजीवतुः jijīvatuḥ जिजीवुः jijīvuḥ sinh sống
तुष् (P) tuṣ तुतोष tutoṣa तुतुषतुः tutuṣatuḥ तुतुषुः tutuṣuḥ vui mừng
त्यज् (P) tyaj तत्याज tatyāja तत्यजतुः tatyajatuḥ तत्यजुः tatyajuḥ lìa bỏ
दह् (P) dah ददाह dadāha देहतुः dehatuḥ देहुः dehuḥ cháy, đốt
दृश् (P) dṛś ददर्श dadarśa ददृशतुः dadṛśatuḥ ददृशुः dadṛśuḥ thấy
नम् (P) nam ननाम nanāma नेमतुः nematuḥ नेमुः nemuḥ chào hỏi
निन्द् (P) nind निनिन्द nininda निनिन्दतुः ninindatuḥ निनिन्दुः nininduḥ khiển trách
नी (P) nī निनाय nināya निन्यतुः ninyatuḥ निन्युः ninyuḥ dẫn
नृत् (P) nṛt ननर्त nanarta ननृततुः nanṛtatuḥ ननृतुः nanṛtuḥ nhảy múa
पच् (P) pac पपाच papāca पेचतुः pecatuḥ पेचुः pecuḥ nấu
पठ् (P) paṭh पपाठ papāṭha पेठतुः peṭhatuḥ पेठुः peṭhuḥ tụng đọc
पत् (P) pat पपात papāta पेततुः petatuḥ पेतुः petuḥ
पा (P) pā पपौ papau पपतुः papatuḥ पपुः papuḥ uống
प्रच्छ् (P) pracch पप्रच्छ papraccha पप्रच्छतुः papracchatuḥ पप्रच्छुः papracchuḥ hỏi
बुध् (P) budh बुबोध bubodha बुभुधतुः bubhudhatuḥ बुबुधुः bubudhuḥ nhận thức
भाष् (A) bhāṣ बभाषे babhāṣe बभाषाते babhāṣāte बभाषिरे babhāṣire nói
भू (P) bhū बभूव babhūva बभूवतुः babhūvatuḥ बभूवुः babhūvuḥ thì, là, trở thành
भ्रम् (P) bhram बभ्राम babhrāma बभ्रमतुः babhramatuḥ बभ्रमुः babhramuḥ đi dạo, đi vòng
मन् (A) man मेने mene मेनाते menāte मेनिरे menire tư duy
मुच् (P) muc मुमोच mumoca मुमुचतुः mumucatuḥ मुमुचुः mumucuḥ phóng thả
मृ (P) mṛ ममार mamāra मम्रतुः mamratuḥ मम्रुः mamruḥ chết
यज् (P) yaj इयाज iyāja ईजतुः ījatuḥ ईजुः ījuḥ cúng tế
रुह् (P) ruh रुरोह ruroha रुरुहतुः ruruhatuḥ रुरुहुः ruruhuḥ lớn, trưởng thành
लभ् (A) labh लेभे lebhe लेभाते lebhāte लेभिरे lebhire nhận lấy, đạt được
लिख् (P) likh लिलेख lilekha लिलिखतुः lilikhatuḥ लिलिखुः lilikhuḥ viết
वस् (P) vas उवास uvāsa ऊषतुः ūṣatuḥ ऊषुः ūṣuḥ trú, ngụ
वह् (P) vah उवाह uvāha ऊहतुः ūhatuḥ ऊहुः ūhuḥ vác
विद् (P) vid वेद veda विदतुः vidatuḥ विदुः viduḥ biết
विश् (P) viś विवेश viveśa विविशतुः viviśatuḥ विविशुः viviśuḥ bước vào
शंस् (P) śaṃs शशंस śaśaṃsa शशंसतुः śaśaṃsatuḥ शशंसुः śaśaṃsuḥ ca tụng
सद् (P) sad ससाद sasāda सेदतुः sedatuḥ सेदुः seduḥ ngồi
स्था (P) sthā तस्थौ tasthau तस्थतुः tasthatuḥ तस्थुः tasthuḥ đứng
स्मृ (P) smṛ सस्मार sasmāra सस्मरतुः sasmaratuḥ सस्मरुः sasmaruḥ nhớ lại, tưởng nhớ
हस् (P) has जहास jahāsa जहसतुः jahasatuḥ जहसुः jahasuḥ cười
हृ (P) hṛ जहार jahāra जह्रतुः jahratuḥ जह्रुः jahruḥ lấy, đoạt

Đệ nhị quá khứ nói vòng (periphrastic perfect)[sửa]

Đệ nhị quá khứ nói vòng được lập bằng sự phối hợp giữa một gốc động hoặc thân động từ hiện tại — cả hai đều được bổ sung một tiếp vĩ tự — và dạng đệ nhị quá khứ của một động từ tương trợ.


Gốc (n. 1-9)/Thân hiện tại (n.10) + tiếp vĩ âm –ām + dạng perfect của as, kṛ, bhū
1. Đuôi –आम् –ām được bổ sung vào gốc động từ nhóm1-9 và được bổ sung vào thân hiện tại nhóm 10 và những thân động từ phái sinh
2. Dạng vừa lập bên trên lại được bổ sung bởi những dạng perfect tương ưng của các động từ अस् as कृ kṛ भू bhū, được dùng với chức năng động từ phụ ở đây. अस् as và भू bhū chỉ được chia ở parasmaipada, कृ kṛ được chia ở cả hai cách, parasmaipada và ātmanepada, như vậy là: आस āsa, आसतुः āsatuḥ, आसुः āsuḥ; चकार cakāra, चक्रतुः cakratuḥ, चक्रुः cakruḥ; चक्रे cakre, चक्राते cakrāte, चक्रिरे cakrire; बभूव babhūva, बभूवतुः babhūvatuḥ, बभूवुः babhūvuḥ.

Động từ आस् ās (2) “ngồi” lúc nào cũng được chia với dưới dạng đệ nhị quá khứ nói vòng. Một vài động từ khác như विद् vid (2) “biết” được chia dưới cả hai dạng đệ nhị quá khứ.

Ví dụ với ngôi xưng thứ ba, số ít:

आस् ās (2) “ngồi” आसामास ās-ām-āsa
आसाम् चक्रे ās-ām cakre
आसाम् बभूव ās-ām bhabhūva
ईक्ष् īkṣ (1) “thấy” ईक्षामास īkṣ-ām-āsa
ईक्षाम् चक्रे īkṣ-ām cakre
ईक्षाम् बभूव īkṣ-ām babhūva
चिन्त् cint (10) “tư duy” चोरयामास corayāmāsa
चोरयां चकार corayāṃ cakāra
चोरयां बभूव corayāṃ babhūva
चुर् cur (10) “trộm” चिन्तयामास cintayāmāsa
चिन्तयां चकार cintayāṃ cakāra
चिन्तयां बभूव cintayāṃ babhūva

Phân từ đệ nhị quá khứ chủ động vị tha cách (participle perfect active parasmaipada)[sửa]

1. Song song với participle preterite (ppp) và participle present (ppr.), Phạn ngữ còn phân biệt một dạng participle perfect (Phân từ đệ nhị quá khứ chủ động) mặc dù dạng này rất ít xuất hiện trong Hoa văn Phạn ngữ.

Phân từ đệ nhị quá khứ chủ động vị tha cách (participle perfect active parasmaipada) được lập bằng cách bổ sung tiếp vĩ âm –वस् –vas vào thân yếu đệ nhị quá khứ. Ví dụ:

Thân đệ nhị quá khứ yếu Phân từ đệ nhị quá khứ
कृ kṛ “làm” चकृ cakṛ चकृवस् cakṛvas
नी nī “dẫn” निनी ninī निनीवस् ninīvas

2. Nếu thân yếu chỉ là một âm tiết đóng thì âm nối –इ– –i– được bổ sung. Ví dụ:

Thân đệ nhị quá khứ yếu Phân từ đệ nhị quá khứ
गम् gam “đi” जग्म् jagm जग्मिवस् jagm-i-vas
स्था sthā “đứng” तस्थ् tasth तस्थिवस् tasth-i-vas

3. Phân từ đệ nhị quá khứ chủ động vị tha cách (participle perfect active parasmaipada) phân độ ba thân và ba thân này được lập với những tiếp vĩ âm sau đây: Thân mạnh: –वांस् –vāṃs Thân yếu: –वत् –vat Thân yếu nhất: –उष् –uṣ

4. Như đã nói trước đây, phân từ đệ nhị quá khứ chủ động rất ít xuất hiện trong Hoa văn Phạn ngữ. Tuy nhiên, một dạng xuất hiện thường xuyên, đó là phân từ đệ nhị quá khứ của gốc विद् vid “biết” với thân yếu đệ nhị quá khứ không được trùng tự hoá là विद्वस् vidvas. Dạng này được liệt kê trong từ điển với nghĩa “trí giả”.

Cách biến hoá ở masc. như từ hình biến hoá bên dưới cho thấy. Nên lưu ý rằng ở nominative singular phụ âm cuối của thân mạnh là –स् –s bị loại bỏ và tuỳ âm –ं – biến thành âm mũi –न् –n.

Singular Dual Plural
Nominative विद्वान् vidvān विद्वांसौ vidvāṃsau विद्वांसः vidvāṃsaḥ
Accusative विद्वांसम् vidvāṃsam विद्वांसौ vidvāṃsau विदुषः viduṣaḥ
Instrumental विदुषा viduṣā विद्वद्भ्याम् vidvadbhyām विद्वद्भिः vidvadbhiḥ
Dative विदुषे viduṣe विद्वद्भ्याम् vidvadbhyām विद्वद्भ्यः vidvadbhyaḥ
Ablative विदुषः viduṣaḥ विद्वद्भ्याम् vidvadbhyām विद्वद्भ्यः vidvadbhyaḥ
Genitive विदुषः viduṣaḥ विदुषोः viduṣoḥ विदुषाम् viduṣām
Locative विदुषि viduṣi विदुषोः viduṣoḥ विद्वत्सु vidvatsu
Vocative विद्वन् vidvan विद्वांसौ vidvāṃsau विद्वांसः vidvāṃsaḥ

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.