Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 39

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Desiderative (hi cầu động từ 希求動詞)[sửa]

Thân động từ desiderative có thể được lập từ gốc của 9 nhóm động từ đầu và từ thân động từ của nhóm 9. Thân desiderative nói rằng, chủ thể của động từ có nguyện vọng hoặc đang có ý định thực hiện hành động được diễn tả bởi gốc động từ, hoặc trải qua trạng thái gốc động từ trình bày.

Cách lập thân desiderative được thực hiện như sau:

1. Âm tiết gốc đầu được trùng tự hoá.
2. Bổ sung tiếp vĩ âm –स –sa.
3. Bổ sung âm nối –इ– –i– ở một vài gốc nhất định và vì vậy, –स –sa chuyển thành –ष –ṣa. Những gốc khi lập ppp hoặc infinitive bổ sung âm nối –इ– –i– cũng bổ sung âm này khi lập thân desiderative. Ví dụ:
क्षिप् kṣip (6) phóng, quăng चिक्षिप्स cikṣip-sa
लिख् likh (6) viết लिलिखिष lilikh-i-ṣa
4. Những gốc thuộc nhóm 10 cũng bổ sung âm nối –इ– –i– và vì vậy tiếp vĩ âm –ष –ṣa. Ví dụ:
पूज् pūj (10) tôn kính पुपूजयिष pupūjay-i-ṣa
बोधय bodhaya (caus.) dạy बुबोधयिष bubodhay-i-ṣa

Thân desiderative này có thể được chia ở tất cả những thời thái và hình thức, và khi đó, chúng được chia theo cách chia của những thân hiện tại thematic, vốn cũng có –अ –a là âm cuối.

Ví dụ với 3. pers. sing. par.:

क्षिप् kṣip (6) quăng, phóng चिक्षिप्सति cikṣip-sa-ti
लिख् likh (6) viết लिलिखिषति lilikh-i-ṣa-ti
पूज् pūj (10) tôn kính पुपूजयिषयि pupūjay-i-ṣa-ti

Những đặc điểm sau nên được lưu ý khi lập thân desiderative:

1. Trùng tự hoá được thực hiện theo những quy tắc chung, nhưng lại có ngoại hạng như sau: Các mẫu âm अ a, आ ā, ऋ , ॠ ở âm bên trong hoặc ở âm cuối được thay thế bằng mẫu âm इ i ở âm tiết được trùng tự hoá. Phần lớn các gốc đều bị ảnh hưởng bởi đặc điểm này. Ví dụ:

कम्प् kamp (1) run चिकम्पिष cikamp-i-ṣa
गम् gam (1) đi जिगमिष jigam-i-ṣa
जन् jan (4) sinh khởi, phát sinh जिजनिष jijan-i-ṣa
तड् taḍ (10) đánh तिताडयिष titāḍay-i-ṣa
नम् nam (1) chào hỏi, tôn kính निनंस ninaṃ-sa
खाद् khād (1) ăn चिखादिष cikhād-i-ṣa
भाष् bhāṣ (1) nói बिभाषिष bibhāṣ-i-ṣa
राज् rāj (1) cai trị रिराजिष rirāj-i-ṣa
पा pā (1) uống पिपास pipā-sa
स्ना snā (2) tắm सिस्नास sisnā-sa
नृत् nṛt (4) nhảy múa निनृत्स ninṛt-sa
कृ kṛ (8) làm चिकीर्ष cikīr-ṣa (xem 2a)
हृ hṛ (1) nắm, lấy जिहीर्ष jihīr-ṣa
तॄ tṝ (1) cứu, băng qua तितीर्ष titīr-ṣa

2. Âm tiết gốc thường không thay đổi, nhưng những chuyển biến sau đây xảy ra:

a. Những mẫu âm cuối ऋ và ॠ được thay thế bởi ईर् īr hoặc sau những âm môi (labial) ऊर् ūr nếu âm nối –इ– –i– không được bổ sung. Ví dụ:
कृ kṛ (8) làm चिकीर्ष cikīr-ṣa
हृ hṛ (1) nắm, lấy जिहीर्ष jihīr-ṣa
मृ mṛ (6) chết मुमूर्ष mumūr-ṣa
तॄ tṝ (1) băng qua तितीर्ष titīr-ṣa
b. Các mẫu âm cuối इ i và उ u được kéo dài. Ví dụ:
जि ji (4) thắng जिगीष jigī-ṣa (lưu ý biến đổi i → g)
स्तु stu (2) tán thán तुष्टूष tuṣṭū-ṣa
c. Một số động từ quan trọng có âm tiết gốc giản hoá:
आप् āp (5) đạt được ईप्स īp-sa
दा dā (3) đưa दित्स dit-sa
धा dhā (3) đặt धित्स dhit-sa

Về cách chia: Như đã nói, thân desiderative có thể được chia ở tất cả thời thái và hình thức. Ở perfect thân này chỉ được chia ở dạng periphrastic. Nói chung, thân desiderative phần lớn xuất hiện ở present.

Cuối cùng, hai dạng thân danh từ được lập từ thân desiderative này:

1. Một hình dung từ desiderative được lập bằng cách thay thế mẫu âm अ a cuối của thân desiderative bằng उ u. Ví dụ:

कृ kṛ (8) làm चिकीर्षु cikīrṣu “có lòng muốn làm”
जि ji (5) thắng जिगीषु jigīṣu “có nguyện vọng thắng”
ज्ञा jñā (9) biết जिज्ञासु jijñāsu “mong muốn biết”

Những hình dung từ có mẫu âm cuối उ u này được biến hoá như danh từ có âm kết thúc là उ u cho cả ba giới tính, và chúng thường được dùng như danh từ (xem ví dụ bên dưới).

2. Một thật danh từ desiderative được lập bằng cách thay mẫu âm cuối अ a bằng आ ā. Ví dụ:

कृ kṛ (8) làm चिकीर्षा cikīrṣā “nguyện vọng làm”
जि ji (4) thắng जिगीषा jigīṣā “nguyện vọng thắng”
ज्ञा jñā (9) biết जिज्ञासा jijñāsā “nguyện vọng biết”

Những thật danh từ này được biến hoá như những danh từ nữ tính có âm kết thúc là –आ ā.

Ví dụ:

नृपः शत्रूणां देशं जिगीषति। nṛpaḥ śatrūṇāṃ deśaṃ jigīṣati
“Nhà vua mong hàng phục được đất nước của kẻ thù”
शत्रूणां देशं जिगीषुर्नृपः क्षत्रियान् ह्वयति। śatrūṇāṃ deśaṃ jigīṣur nṛpaḥ kṣatriyān hvayati
“Nhà vua, người mong muốn chinh phục nước của bọn giặc, gọi những chiến sĩ”
शत्रूणां देशस्य जिगीषा क्षत्रियाणामस्ति। śatrūṇāṃ deśasya jigīṣā kṣatriyāṇām asti
“Những chiến sĩ có nguyện vọng chinh phục đất nước của bọn giặc”
शत्रूणां देशं जिगीषवो युद्धाय गच्छन्ति। śatrūṇāṃ deśaṃ jigīṣavo yuddhāya gacchanti
“Những người mong muốn chinh phục đất nước của bọn giặc đi vào trận chiến”

Intensive/Frequentive (cường ý động từ 强意動詞)[sửa]

Từ gốc động từ của 9 nhóm đầu ta có thể lập một thân động từ phái sinh khác, được gọi là intensive hoặc frequentive. Thân intensive/frequentive có nghĩa rằng, một hành động hoặc sự kiện được thực hiện hoặc xảy ra thường.

Thân intensive được lập bằng cách gốc động từ được trùng tự hoá và sau đó tiếp vĩ âm –य –ya được gắn vào. Thân intensive được chia theo ātmanepada.

gốc được trùng tự hoá + –य –ya + nhân xưng tiếp vĩ âm ātmanepada

Trong quá trình lập thân intensive, mẫu âm cuối của gốc và mẫu âm của âm tiết được trùng tự hoá được biến đổi (chuyển thành cấp guṇa, kéo dài, xem văn phạm của Kielhorn §461ff.). Những thân intensive có gốc hàm chứa mẫu âm ऋ được bổ sung री vào gốc được trùng tự hoá và nếu gốc kết thúc bằng –अम् –am thì một tuỳ âm ं được bổ sung vào gốc được trùng tự hoá.

Ví dụ với 3. pers, sing. present:

कृ kṛ (8) làm चेक्रीयते cekrī-ya-te
गम् gam (1) đi जंगम्यते jaṃgam-ya-te
दा dā (3) đưa देदीयते dedī-ya-te
नृत् nṛt (4) nhảy múa नरीनृत्यते narīnṛt-ya-te
पच् pac (1) nấu पापच्यते pāpac-ya-te
बुध् budh (1) nhận biết बोबुध्यते bobudh-ya-te
लिह् lih (2) liếm लेलिह्यते lelih-ya-te
वद् vad (1) nói वावद्यते vāvad-ya-te

Mặc dù thân intensive trên lí thuyết có thể được lập một cách tuỳ nghi

रामो नगरं जंगम्यते। rāmo nagaraṃ jaṃgamyate
“Rāma thường đi đến thành phố”
रामः स्वपुत्रम् अपरीपृच्छत। rāmaḥ svaputram aparīpṛcchata
“Rāma hỏi đi hỏi lại con trai của mình”

nhưng chúng lại xuất hiện ít trong văn bản, ví dụ: लेलिह्यसे lelihyase “Ngươi liếm mạnh mẽ” (bhagavadgītā 11.30).

Denominative (danh xưng động từ 名稱動詞)[sửa]

Thân động từ cũng thường được phái sinh bằng cách gắn tiếp vĩ âm –य –ya vào danh từ (thật danh từ/ hình dung từ). Nghĩa của thân denominative thường được xác định bởi danh từ gốc (X) theo những nguyên tắc được liệt kê bên dưới. Và cũng nên phân biệt xem denominative được chia theo parasmaipada hoặc ātmanepada.

Loại Ia[sửa]

Thật danh từ X + –य –ya + nhân xưng tiếp vĩ âm par.: “xử lí như X/ cho là X”

Mẫu âm cuối अ a và आ ā chuyển thành ई ī. Mẫu âm cuối इ i và उ u được kéo dài thành ई ī và ऊ ū.

कृष्ण kṛṣṇa कृष्णीयति kṛṣṇī-ya-ti “xử sự với ai như thần Kṛṣṇa”, “cho rằng ai đó là Kṛṣṇa”
प्रासाद prāsāda प्रासादीयति prāsādī-ya-ti “nhìn nhận cái gì đó là một cung điện”

Loại Ib[sửa]

Thật danh từ X + –य –ya + nhân xưng tiếp vĩ âm par.: “mong muốn có X”
पुत्र putra पुत्रीयति putrī-ya-te “mong có một đứa con trai”

Loại II[sửa]

Thật danh từ X + –य –ya + nhân xưng tiếp vĩ âm ātm: “xử lí, đối xử như X”

Âm cuối अ a của thân denom. được kéo dài thành आ ā.

कृष्ण kṛṣṇa कृष्णायते kṛṣṇā-ya-te “xử sự như thần Kṛṣṇa”
सिंह siṃha सिंहायते siṃhā-ya-te “xử sự như một con sư tử”

Loại III[sửa]

Hình dung từ X + –य –ya + nhân xưng tiếp vĩ âm ātm: “trở thành X”
कृष्ण kṛṣṇa “màu đen” कृष्णायते kṛṣṇā-ya-te “trở thành đen”
शुक्ल śukla “màu trắng” शुक्लायते śuklā-ya-te “trở thành trắng”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.