Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 38

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Thân động từ phái sinh[sửa]

Trong quá trình lập thân hiện tại của các gốc động từ thì tiếp vĩ âm lập thân của nhóm thứ mười –अय –aya (ví dụ: चोरय cor-aya) khác tiếp vĩ âm lập thân của 9 nhóm còn lại qua hiện tượng thân này không chỉ xuất hiện ở hiện tại, mà còn xuất hiện ở những thời khác như ở vị lai hoặc periphrastic perfect (ví dụ: चोरयिष्यति cor-ay-iṣya-ti, चोरयां चकार cor-ayāṃ cakāra). Vì vậy người ta nói tổng quát rằng, tiếp vĩ âm –अय –aya không chỉ lập thân hiện tại cho những động từ nhóm mười mà còn phái sinh từ những gốc này một thân động từ, và từ thân này mà một số thân động từ thời khác được thành lập. Có nghĩa rằng, trong quá trình lập thân vị lai hoặc periphrastic perfect thì thân vị lai hoặc thân perfect của nhóm 10 không được lập trực tiếp từ gốc, mà từ một gốc mở rộng, một thân động từ phái sinh.

Cũng tương tự trường hợp một thân động từ có thể được phái sinh từ những gốc thuộc nhóm 10, một loạt thân động từ có thể được phái sinh từ tất cả những nhóm động từ khác. Ngoài ý nghĩa của động từ gốc, những thân phái sinh này có thêm một chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp. Ví dụ như chúng miêu tả sự sai khiển (causative 使役動詞, tức là sự sai khiến thực hiện hành động được diễn tả bởi gốc động từ), hoặc ý nguyện (desiderative 希求動詞, nguyện vọng thực hiện hành động được diễn tả bởi gốc động từ).

Người ta phân biệt bốn thân động từ phái sinh sau:

  1. Causative (sử dịch động từ 使役動詞)
  2. Desiderative (hi cầu động từ 希求動詞)
  3. Intensive/frequentive (cường ý động từ 强意動詞)
  4. Denominative (danh xưng động từ 名稱動詞)

Trong khi thân động từ của causative, desiderative intensive/frequentive phái sinh từ gốc và gốc này được bổ sung thêm thêm chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp thì thân động từ của denominative không được phái sinh từ một gốc động từ, mà từ một thân danh từ.

Causative[sửa]

Trước khi trình bày tường tận cách lập thân causative thì chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc causative nên được xử lí đôi chút. Một thân động từ causative được lập qua việc gắn tiếp vĩ âm –अय –aya vào gốc động từ. गम् gam “đi” → गमय gam-aya “khiến cho đi”

Cấu trúc causative[sửa]

Causative trình bày rằng, chủ thể của dạng động từ causative là người sai khiến hành động được gốc động từ diễn tả.

Trước hết, chúng ta hãy quan sát câu chủ động bên dưới với một động từ chỉ sự di chuyển mà trong đó, chủ thể của động từ là người thực hiện hành động:

बालो नगरं गच्छति। bālo nagaraṃ gacchati
“Cậu bé đi đến thành phố”

Nếu bây giờ thân động từ causative गमय gam-aya được phái sinh từ gốc गम् gam “đi” thì nghĩa “khiến làm” được thêm vào gốc động từ, như vậy là “khiến cho đi”, và chủ thể của thân động từ causative không chỉ người thực hiện nữa mà là người thực hiện thứ hai, người sai khiến:

रामो बालं नगरं गमयति। rāmo bālaṃ nagaraṃ gamayati
“Rāma sai đứa bé đi đến thành phố”

Danh từ chỉ người thực hiện việc sai khiến của thân động từ causative đứng ở nominative. Nên lưu ý đến sự kiện của người thực hiện hành động trong một cấu trúc causative. Trong ví dụ trên thì người thực hiện hành động đứng ở accusative. Trong khi danh từ chỉ chủ thể sai khiến lúc nào cũng đứng ở nominative thì chủ thể thực hiện hành động có thể đứng ở accusative hoặc instrumental, tuỳ theo gốc của thân động từ phái sinh là cập vật hay bất cập vật. Và như thế, ta có hai cách lập cấu trúc causative.

Cấu trúc I[sửa]

Chủ thể sai khiến ở nom. + người thực hiện ở acc. + động từ bất cập vật.

Nếu gốc của thân động từ phái sinh là một động từ bất cập vật thì danh từ chỉ người thực hiện hành động đứng ở accusative. Sự việc cũng tương tự như vậy trong trường hợp những gốc chỉ sự di chuyển, chỉ ăn, uống và chỉ sự hiểu biết. Sau đây là những động từ tiêu biểu cho trường hợp này: गम् gam “đi”, अश् “ăn”,पा “uống”, विद् vid “biết”, ज्ञा jñā “nhận thức”, वच् vac/ वद् vad “nói”, अधी adhī “học”, पठ् paṭh “đọc”, दृश् dṛś “thấy”. Ví dụ (với dạng không sai khiển và sai khiển để so sánh):

बालः कट उपविशति। bālaḥ kaṭa upaviśati
“Cậu bé ngồi xuống tấm chiếu”
रामो बालं कट उपवेशयति। rāmo bālaṃ kaṭa upaveśayati
“Rāma khiến đứa bé ngồi xuống chiếu”
बालो ग्रामं गच्छति। bālo grāmaṃ gacchati
“Cậu bé đi đến làng”
पिता बालं ग्रामं गमयति। pitā bālaṃ grāmaṃ gamayati
“Người cha sai cậu bé đi đến làng”
बालो जलं पिबति। bālo jalaṃ pibati
“Cậu bé uống nước”
माता बालं जलं पाययति। mātā bālaṃ jalaṃ pāyayati
“Bà mẹ khiến cậu bé uống bước”
बालः शास्त्राणि जानाति। bālaḥ śāstrāṇi jānāti
“Cậu bé biết những bài luận”
गुरुर्बालं शास्त्राणि ज्ञापयति। gurur bālaṃ śāstrāṇi jñāpayati
“Thầy giáo khiến cậu bé biết những bài luận”
बालो मन्दिरं पश्यति। bālo mandiraṃ paśyati
“Cậu bé thấy đền thờ”
रामो बालं मन्दिरं दर्शयति। rāmo bālaṃ mandiraṃ darśayati
“Rāma khiến cậu bé thấy đền thờ.” = “Rāma chỉ cậu bé đền thờ.”

Cấu trúc loại này thường bao hàm hai accusatives: người thực hiện và đối tượng trực tiếp hoặc phương hướng đi của sự di chuyển.

Cấu trúc II[sửa]

Chủ thể sai khiến ở nom. + người thực hiện ở instr. + động từ cập vật.

Nếu gốc của thân động từ phái sinh là một động từ bất cập vật thì danh từ chỉ người thực hiện hành động đứng ở instrumental. Ngoại hạng chính là những dạng động từ chỉ sự di chuyển, chỉ ăn, uống, chỉ sự hiểu biết và sự thông tin. Tuy nhiên, những động từ khác của nhóm này như नी “dẫn” वह् vah “gánh vác” lại được thành lập như những gốc động từ cập vật khác.

Ví dụ:

सेवको भोजनं पचति। sevako bhojanaṃ pacati
“Người hầu nấu món ăn”
नृपः सेवकेन भोजनं पाचयति। nṛpaḥ sevakena bhojanaṃ pācayati
“Vua để người hầu nấu món ăn”
क्षत्रियाः सत्रून् घ्नन्ति। kṣatriyāḥ satrūn ghnanti
“Các chiến sĩ giết bọn giặc”
नृपः क्षत्रियैः शत्रून् घातयति। nṛpaḥ kṣatriyaiḥ śatrūn ghātayati
“Nhà vua khiến các chiến sĩ giết giặc”
सेवको गजं नगरं नयति। sevako gajaṃ nagaraṃ nayati
“Người hầu dắt voi vào thành phố”
रामः सेवकेन गजं नगरं नाययति। rāmaḥ sevakena gajaṃ nagaraṃ nāyayati
“Rāma để người hầu dắt voi vào thành phố”

Hai dạng causative của कृ kṛ “làm” và हृ hṛ “lấy” xuất hiện với một danh từ chỉ người làm đứng ở accusative hoặc instrumental:

रामः सेवकं / सेवकेन कटं कारयति। rāmaḥ sevakaṃ/sevakena kaṭaṃ kārayati
“Rāma để người hầu làm một tấm lót (chiếu)”

Nguyên tắc causative đệ hồi (recursive 遞迴), có nghĩa rằng, trong câu ta có thể mở được một chỗ cho một người thực hiện khác, ví dụ người này khiến người kia khiến người nọ làm một cái gì đó. Trên nguyên tắc ta có thể lập một causative của một causative. Causative thứ nhất: “X khiến Y làm”. Causative thứ hai: “A khiến X khiến Y làm”. Tính chất causative phức hợp trong câu không thể được diễn tả qua dạng của thân động từ causative, chỉ có thể nhận ra được ở số lượng người thực hiện trong câu. Mỗi nhân vật thực hiện sự sai khiến thêm trong câu được bổ sung dưới dạng instrumental. Hãy so sánh những câu ví dụ bên dưới:

सीता बालं गृहं गमयति। sītā bālaṃ gṛhaṃ gamayati
“Sītā sai đứa bé đi vào nhà”
रामः सीतया बालं गृहं गमयति। rāmaḥ sītayā bālaṃ gṛhaṃ gamayati
“Rāma khiến Sītā khiến cậu bé đi vào nhà”
पुत्रः सेवकेन जलं हारयति। putraḥ sevakena jalaṃ hārayati
“Đứa con trai khiến người hầu lấy nước”
पिता पुत्रेण सेवकेन जलं हारयति। pitā putreṇa sevakena jalaṃ hārayati
“Người cha khiến người con trai khiến người hầu lấy nước”

Nếu một động từ causative được sử dụng dưới dạng thụ động thì cấu trúc sau được áp dụng:

Chủ thể sai khiến ở instr. + người thực hiện ở nom. + động từ causative ở passive.

Trong một cấu trúc causative passive, người ta không phân biệt giữa động từ cập vật và bất cập vật. Nên lưu ý ở cấu trúc này rằng, người thực hiện ở trong câu chủ động và người thực hiện trong câu thụ động đều đứng ở nominative (सेवकः sevakaḥ):

सेवकः कटं करोति। sevakaḥ kaṭaṃ karoti
“Người hầu làm một tấm chiếu”
रामेण सेवकः कटं कार्यते। rāmeṇa sevakaḥ kaṭaṃ kāryate
“Người hầu được sai khiển bởi Rāma làm một tấm chiếu”

Cách lập thân causative[sửa]

Một thân động từ causative của tất cả những nhóm động từ được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm अय –aya vào gốc động từ. Như vậy thì ở nhóm mười, thân causative cũng là thân hiện tại. Ví dụ:

गम् gam (1) đi गमय gam-aya
जन् jan (4) tạo tác, sinh ra जनय jan-aya
आप् āp (5) đạt được आपय āp-aya
प्रच्छ् pracch (6) hỏi प्रच्छय pracch-aya
अर्थ् arth (10) cầu xin अर्थय arth-aya

Tuy nhiên, trước khi gắn tiếp vĩ âm –अय –aya thì gốc động từ được biến hoá theo những quy luật sau:

1. Các mẫu âm इ i, उ u và ऋ nằm bên trong (ở giữa) gốc trước một phụ âm xuất hiện dưới phân độ guṇa. Ví dụ:

लिख् likh (6) viết लेखय lekh-aya
क्षिप् kṣip (6) quăng, phóng क्षेपय kṣep-aya
तुद् tud (6) đánh, đánh đập तोदय tod-aya
चुर् cur (10) ăn trộm चोरय cor-aya
कृष् kṛṣ (6) kéo, kéo cày कर्षय karṣ-aya
नृत् nṛt (4) nhảy, khiêu vũ नर्तय nart-aya

Trước hai phụ âm kế nhau thì mẫu âm này lại không biến đổi:

चिन्त् cint (10) suy nghĩ चिन्तय cint-aya

2. Mẫu âm अ a ở đầu hoặc bên trong gốc được kéo dài, ví dụ:

अद् ad (2) ăn आदय ād-aya
खन् khan (1) đào, bới खानय khān-aya
पठ् paṭh (1) đọc पाठय pāṭh-aya

Tuy vậy, ở một số gốc như गम् gam “đi” và जन् jan “xuất phát” cũng như nhiều gốc của nhóm 10 (hãy so sánh với bên trên) thì mẫu âm अ a không được biến đổi.

3. Những mẫu âm kết thúc ngoài आ ā ra xuất hiện dưới phân độ vṛddhi. Ví dụ:

नी nī (1) dẫn नायय nāy-aya (nai+aya → nāy-aya)
श्रु śru (5) nghe श्रावय śrāv-aya (śrau+aya → śrāv-aya)
भू bhū (1) thì, mà. là… trở thành भावय bhāv-aya (bhau+aya → bhāv-aya)
कृ kṛ (8) làm कारय kār-aya

4. Gốc có mẫu âm kết thúc là आ ā bổ sung trước tiếp vĩ âm –अय –aya phụ âm प् p. Ví dụ:

दा dā (3) đưa दापय dāp-aya
स्था sthā (3) đứng स्थापय sthāp-aya
ज्ञा jñā (9) biết ज्ञापय jñāp-aya

Nhưng पा (1) “uống” lại lập thân पायय pāy-aya; và cũng như vậy, gốc जि ji (4) “thắng”: जायय jāy-aya.

5. Một số động từ quan trọng lại theo một cách lập thân causative bất quy tắc:

अधी adhi-i (2) học अध्यापय adhyāp-aya
पा pā (2) bảo vệ, canh gác पालय pāl-aya
हन् han (2) giết घातय ghāt-aya

Cách chia động từ causative[sửa]

Một thân động từ causative được chia ở tất cả những thời thái và hình thức và xuất hiện hiện ở tất cả những dạng bất hạn định như infinitive, absolutive cũng như những dạng phân từ khác nhau. Thân động từ causative được chia như một động từ nhóm 10.

Như vậy thì ở perfect, causative chỉ được chia dưới dạng perfect nói vòng (periphrastic perfect). Thêm vào đó là trong khi lập những dạng future, absolutive, infinitive gerundive có âm cuối là –तव्य –tavya thì những dạng tiếp vĩ âm tương ưng được gắn vào thân động từ, và khi ấy, âm nối –इ– –i– thay thế âm cuối अ a của tiếp vĩ âm lập thân –अय –aya.

Cũng nên lưu ý đến cách lập thể thụ động và ppp. Tiếp vĩ âm của thể thụ động là –य –ya được gắn vào gốc động từ xuất hiện dưới dạng như trước khi tiếp vĩ âm causative –अय –aya được gắn vào. Như vậy thì: thường xuất hiện dưới phân độ guṇa hoặc vṛddhi và khi có mẫu âm kết thúc आ ā thì với phụ âm प् p.

Hãy so sánh dạng passive ở hiện tại của श्रु śru “nghe” và स्था sthā “đứng” — được lập từ gốc động từ và từ thân causative:

3. pers. sing. passive present 3. pers. sing. causative passive present
श्रूयते śrūyate श्राव्यते śrāv-yate
स्थीयते sthīyate स्थाप्यते sthāp-yate

Trong lúc lập ppp thì mẫu âm nối –इ– –i– được gắn vào gốc động từ xuất hiện dưới dạng như trước khi tiếp vĩ âm causative –अय –aya được gắn vào.

Hãy so sánh ppp của श्रु śru “nghe” स्था sthā “đứng” — được lập từ gốc động từ và từ thân causative:

ppp ppp causative
श्रुत śru-ta श्रावित śrāv-i-ta
स्थित sthi-ta स्थापित sthāp-i-ta

Sau đây là bảng liệt kê những dạng causative khác nhau của hai gốc động từ गम् gam và स्था sthā.

√ गम् parasmaipada ātmanepada passive
present गमयति gamayati गमयते gamayate गम्यते gamyate
imperfect अगमयत् agamayat अगमयत agamayata अगम्यत agamyata
imperative गमयतु gamayatu गमयताम् gamayatām गम्यताम् gamayatām
optative गमयेत् gamayet गमयेत gamayeta गम्येत gamyeta
future गमयिष्यति gamayiṣyati गमयिष्यते gamayiṣyate
perfect गमयां चकार gamayāṃ cakāra गमयां चक्रे gamayāṃ cakre
ppp गमित gamita
infinitive गमयितुम् gamayitum
absolutive गमयित्वा gamayitvā


√ स्था parasmaipada ātmanepada passive
present स्थापयति sthāpayati स्थापयते sthāpayate स्थाप्यते sthāpyate
imperfect अस्थापयत् asthāpayat अस्थापयत asthāpayata अस्थाप्यत asthāpyata
imperative स्थापयतु sthāpayatu स्थापयताम् sthāpayatām स्थाप्यताम् sthāpyatām
optative स्थापयेत् sthāpayet स्थापयेत sthāpayeta स्थाप्येत sthāpyeta
future स्थापयिष्यति sthāpayiṣyati स्थापयिष्यते sthāpayiṣyate
perfect स्थापयां चकार sthāpayāṃ cakāra स्थापयां चक्रे sthāpayāṃ cakre स्थापयां चक्रे sthāpayāṃ cakre
ppp स्थापित sthāpita
infinitive स्थापयितुम् sthāpayitum
absolutive स्थापयित्वा sthāpayitvā

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.