Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 04
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
- 1 Phân độ nguyên âm
- 2 Thân thời hiện tại của động từ nhóm 1
- 3 Hiện tại vị tha cách (present tense parasmaipada) — Ngôi xưng thứ 1 và 2
- 4 Hiện tại vị tha cách — Bảng từ hình biến hoá
- 5 Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất và nhì — (nominative)
- 6 Hai accusatives — accusative dùng làm phó từ — accusative chỉ thời gian
- 7 Chức năng của nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba
- 8 Sắp đặt đồng hàng câu (coordination)
- 9 Nói trực tiếp
- 10 Hợp biến của âm kết thúc –ḥ
- 11 Hợp biến của mẫu âm kết thúc và khởi đầu giống nhau
- 12 Hợp biến của mẫu âm cuối –a/–ā và mẫu âm khởi đầu không giống
Phân độ nguyên âm[sửa]
Dưới "phân độ nguyên âm" các nhà văn phạm hiểu một sự chuyển biến của nguyên âm hoặc phức hợp âm dưới nhiều dạng của một âm tiết căn bản. Các dạng khác nhau này có thể được hình thành qua sự biến đổi âm cuối của danh từ (loan khúc 彎曲, flexion) hoặc một sự diễn sinh từ một chữ gốc nhất định (derivation).
Theo các nhà văn phạm truyền thống thì các mẫu âm đơn như a, ā, i, ī, u, ū, ṛ, ṝ, ḷ, thường được biến đổi, và sự biến đổi này lại có hai phân độ, được gọi là guṇa, có thể gọi là cường hoá (強化), là tăng độ mạnh, và vṛddhi, tạm dịch là trường hoá (長化), tức là kéo dài.
Hai cấp guṇa và vṛddhi của các mẫu âm đơn nhìn cụ thể như sau:
-
Nguyên âm đơn a, ā i, ī u, ū ṛ, ṝ ḷ Phân độ guṇa a, ā e o ar al Phân độ vṛddhi ā ai au ār —
Các nguyên âm của hai cấp guṇa và vṛddhi trên tương ưng với biến âm khi các mẫu âm đơn căn bản được biến hoá bằng cách đặt mẫu âm a– phía trước. Nêu lưu ý là a không biến đổi ở cấp guṇa và ā vẫn giữ dạng gốc ở cả hai cấp guṇa và vṛddhi.
-
Nguyên âm đơn a, ā i, ī u, ū ṛ, ṝ ḷ Phân độ guṇa a, ā (a+a) e (= a+i, a+ī) o (a+u, a+ū) ar ar (=a+ṛ, ṝ) al Phân độ vṛddhi ā (a+ā) ai ai (a+e) au (a+o) ār (= a+ar) —
Khi
gốc
động
từ
được
biến
hoá,
ví
dụ
như
khi
thân
động
từ
hiện
tại
được
hình
thành,
ta
thường
thấy
sự
biến
đổi
âm
theo
hai
phân
độ
trên.
Ví
dụ
như
ṛ—ar—ār.
Một
ví
dụ
tiêu
biểu
khác
là
động
từ
hṛ
"nắm
lấy,
giữ
lấy".
Thân
động
từ
với
mẫu
âm
ṛ
được
thay
thế
bằng
ar
ở
cấp
guṇa
har-a-ti,
và
khi
chia
ở
dạng
sai
khiến
(causative)
thì
được
thay
bằng
ār
ở
cấp
vṛddhi
hār-aya-ti.
Thân thời hiện tại của động từ nhóm 1[sửa]
1. Thân hiện tại của các động từ nhóm 1 được tạo bằng cách gắn tiếp vĩ âm –a vào gốc động từ và mẫu âm cuối của gốc động từ được chuyển sang cấp guṇa.
-
yaj yaj-a-ti cúng tế ruh roh-a-ti lớn lên, trưởng thành smṛ smar-a-ti nhớ lại, nhớ đến
2. Tuy nhiên, nếu gốc động từ có mẫu âm dài và kết thúc bằng một phụ âm thì mẫu âm này không biến dạng. Các mẫu âm ngắn cũng được xếp vào hạng dài nếu chúng được kế tục bằng hai phụ âm. Ví dụ:
-
krīḍ krīḍ-a-ti chơi đùa nind nind-a-ti trách móc, rầy la
3. Nếu gốc động từ chấm dứt bằng i, ī, hoặc u, ū thì mẫu âm ở cấp guṇa e và o của chúng biến đổi sẽ chuyển thành ay và av trước tiếp vĩ âm –a theo luật nội hợp biến. Ví dụ:
-
ji (je + –a = jay-a) jay-a-ti thắng nī (ne + –a = nay-a) roh-a-ti dẫn dắt bhū (bho + –a = bhav-a) bhav-a-ti thì, mà, là, ở
4. Một vài thân động từ nhóm 1 được hình thành không hợp quy tắc, ví dụ như các gốc động từ đã được xử lí trong các bài qua:
-
gam gacch-a-ti đi sthā tiṣṭh-a-ti đứng yam yacch-a-ti đưa, trao pā pib-a-ti uống
Hiện tại vị tha cách (present tense parasmaipada) — Ngôi xưng thứ 1 và 2[sửa]
Cách biến hoá của đuôi cho ngôi xưng thứ nhất trong hiện tại vị tha cách như sau: Số ít –mi, số hai –vaḥ, số nhiều –maḥ. Quy tắc chung: Nếu tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm m– (–mi, –maḥ) hoặc v– (–vaḥ) được gắn vào một thân mẫu âm thematic thì mẫu âm a sẽ được kéo dài thành ā.
-
Singular Dual Plural 1. Pers. gacch-ā-mi gacch-ā-vaḥ gacch-ā-maḥ “Tôi đi” “Hai chúng tôi đi” “Chúng tôi đi”
Đuôi của ngôi xưng thứ hai là: Số ít –si, số hai –thaḥ, số nhiều –tha.
-
Singular Dual Plural 2. Pers. gacch-a-si gacch-a-thaḥ gacch-a-tha “Anh đi” “Hai Anh đi” “Các Anh đi”
Hiện tại vị tha cách — Bảng từ hình biến hoá[sửa]
-
Singular Dual Plural 1. Pers. गच्छामि gacch-ā-mi गच्छावः gacch-ā-vaḥ गच्छामः gacch-ā-maḥ 2. Pers. गच्छसि gacch-a-si गच्छथः gacch-a-thaḥ गच्छथ gacch-a-tha 3. Pers. गच्छति gacch-a-ti गच्छतः gacch-a-taḥ गच्छन्ति gacch-anti
Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất và nhì — (nominative)[sửa]
-
Singular Dual Plural 1. Pers. अहम् aham “Tôi” आवाम् āvām “Hai chúng tôi” वयम् vayam “Chúng tôi” 2. Pers. त्वम् tvam “Anh” युवाम् yuvām “Hai Anh” यूयम् yūyam “Các Anh”
Nếu nhân xưng đại danh từ xuất hiện trong một câu có động từ dưới dạng chủ cách thì không những nhân xưng đại danh từ chỉ chủ thể thôi, mà động từ — qua cách chia với đuôi biến hoá — cũng chỉ đến chủ thể. Ví dụ:
- ahaṃ gacch-ā-mi — Tôi đi
- tvaṃ gacch-a-si — Anh đi
- sa gacch-a-ti — Anh ấy đi
- āvāṃ gacch-ā-vaḥ — Hai chúng tôi đi
- yuvāṃ gacch-a-thaḥ — Hai Anh đi
- tau gacchataḥ — Hai anh ấy đi
- vayaṃ gacch-ā-maḥ — Chúng tôi đi
- yūyaṃ gacch-a-tha — Các Anh đi
- te gacch-anti Bọn họ đi
Vì trong một câu có động từ hữu hạn định đuôi động từ đã chỉ ngôi xưng (và số) của chủ từ nên nhân xưng đại danh từ phần lớn được loại bỏ — trừ khi người dùng muốn nhấn mạnh và sử dụng với dụng ý. Ví dụ như câu
- adya nagaraṃ gacchāmaḥ — “Hôm nay chúng tôi đi thành phố”.
thường thấy hơn là
- adya vayaṃ nagaraṃ gacchāmaḥ — “Hôm nay chúng tôi đi thành phố”
Hai accusatives — accusative dùng làm phó từ — accusative chỉ thời gian[sửa]
1. Một vài động từ chỉ suy nghĩ và nói cai quản hai accusatives: Nội dung của việc nói (hoặc suy nghĩ) và người được hướng đến. Những ví dụ cụ thể là động từ vad “nói” (về cái gì [acc.] với ai [acc.]) hoặc prach “hỏi” (hỏi ai [acc.] việc gì [acc.]).
- rāmo mārgaṃ bālaṃ pṛcchati (rāmaḥ mārgam bālam pṛcchati)
- Rāma hỏi cậu bé về đường đi
2. Accusative, sing. neuter của một hình dung từ (adjective) cũng mang ý nghĩa của một phó từ (trạng từ). Ví dụ hình dung từ sukha “hạnh phúc”
- nṛpaḥ sukhaṃ jīvati Vua sống hạnh phúc
3. Cùng với các danh từ chỉ thời gian thì accusative chỉ một giai đoạn
- nṛpaḥ sahasrāṇi varṣāṇi jīvati “Vua sống nghìn năm”
Chức năng của nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba[sửa]
1. Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba tat không chỉ có chức năng (i) là nhân xưng đại danh từ (anh ấy, cô ấy, nó) như trong ví dụ sau
- sa gṛhaṃ gacchati (saḥ gṛham gacchati) Anh ta đi vào nhà
mà cũng là (ii) chỉ thị đại danh từ và (iii) định quán từ (finite article, 定冠詞). 2. Và như vậy, tat xuất hiện dưới dạng chỉ thị đại danh từ để chỉ đến một cái gì đó xa hơn tính từ nơi nói (“cái kia, cái ấy”). Trong trường hợp này thì tat mang tính chất định ngữ (attribute, 定語) bổ sung cho danh từ, có cùng với danh từ đi kèm số, sự kiện và giống. Ví dụ
- sa naro gṛhaṃ gacchati (saḥ naraḥ gṛham gacchati) “Người đàn ông ấy đi vào nhà”
3. Cuối cùng, tat cũng có thể xuất hiện dưới dạng định quán từ (定冠詞, hoặc định mạo từ 定冐詞, finite article), chỉ cái gì đã biết, đã được nhắc đến trong lời nói (“cái anh mà, cái cô mà, cái mà…”).
- rāmo bālaṃ paśyati. taṃ bālaṃ hvayati. tadā sa bāla āgacchati.
- (rāmaḥ bālam paśyati. tam bālam hvayati. tadā saḥ bālaḥ āgacchati).
- “Rāma thấy một cậu bé. Ông gọi cậu bé này. Sau đó cậu bé này đến”
Trong câu đầu, người kể chuyện đưa một người dưới dạng cậu bé bāla và câu chuyện mà không nêu thân phận (identity) rõ ràng. Vì thế Phạn ngữ không dùng một quán từ hoặc bất định quán từ (xem 11.2). Trong câu thứ hai và thứ ba thì chữ bāla chỉ đến một người đã được nhắc đến trong phần trước của câu chuyện cho nên ta có thể dùng một định quán từ (finite article, 定冠詞), tương tự như trong Đức ngữ.
4. Tat cũng xuất hiện ngay đầu câu và cũng có thể chỉ thời gian hoặc điều kiện với nghĩa “sau đó, vì vậy”.
Sắp đặt đồng hàng câu (coordination)[sửa]
Nếu tiểu từ bất biến ca “và” nối hai câu thì lúc nào ca cũng xuất hiện sau chữ đầu tiên của câu thứ hai.
- bālaḥ sva-gṛhaṃ gacchati tatra ca rāmaṃ namati. “Cậu bé về nhà (của nó) và chào Rāma nơi ấy”
Nói trực tiếp[sửa]
Phạn ngữ không phân biệt giữa nói trực tiếp và gián tiếp, chỉ có một dạng là nói trực tiếp. Cách nói trực tiếp được đánh dấu bằng tiểu từ bất biến iti, thường được đặt sau câu nói trực tiếp (câu trích dẫn). Ví dụ vad “nói” (không có sandhi):
- kṣīraṃ na pibāmi iti bālo vadati
- “Cậu bé nói: 'Con không uống sữa'”
- “Cậu bé nói rằng hắn không uống sữa”
Như vậy thì iti có một chức năng kết nối (conjunction, liên tiếp từ 連接詞) — tương đương chữ “rằng, là” trong tiếng Việt. iti chỉ điểm kết thúc của một câu phụ. Vị ngữ (predicate, 客語, 謂語) của câu văn chính, tức là động từ vad “nói” có thể đứng sau hoặc trước câu trần thuật. Trong ví dụ ngay trên thì động từ đứng phía trước, trong ví dụ bên dưới thì phía trước
- bālo vadati kṣīraṃ na pibāmi iti
- “Cậu bé nói: 'Con không uống sữa'”
- “Cậu bé nói rằng hắn không uống sữa”
Trong mọi trường hợp, câu trần thuật trực tiếp được đánh dấu bằng iti phía sau. Theo cách này thì câu trực tiếp chấm dứt chỗ nào rất rõ, nhưng việc tìm chỗ bắt đầu của một câu trực tiếp/trích dẫn có thể phức tạp vì nhiều lúc khó phân biệt được một chữ nào đó thuộc câu chính hay câu phụ.
Câu chấm dứt bằng iti không những là nội dung của một câu trần thuật, mà cũng có thể là nội dung của của một quá trình nhận thức (cognitive process) với các động từ chỉ suy tư, nói và cảm nhận. Ví dụ (không có sandhi mẫu âm)
- rāmo jayati iti bālo manyate (rāmaḥ jayati iti bālaḥ manyate)
- “Cậu bé nghĩ rằng Rāma thắng trận”
Hợp biến của âm kết thúc –ḥ[sửa]
Luật 5: Nếu một chữ kết thúc bằng một mẫu âm và –ḥ (như vậy thì không những liên quan tới –aḥ/–āḥ, mà cũng liên quan đến –oḥ, –aiḥ v.v…) và chữ kế đến bắt đầu với một phụ âm không phát âm, thì ta phân biệt bốn trường hợp sau:
- (i) Trước c/ch–, âm cuối –ḥ biến thành ś và chữ trước và sau được ghi chung.
- –ḥ + c/ch– → –ś-c/ch-
- stenaḥ + corayati → stenaś-corayati “Tên trộm ăn cắp”
- (ii) Trước ṭ/ṭh–, âm cuối –ḥ biến thành ṣ và chữ trước và sau được ghi chung. Tuy nhiên, trường hợp này ít gặp.
- –ḥ + ṭ/ṭh– → –ṣ-ṭ/ṭh-
- (iii) Trước t/th–, âm cuối –ḥ biến thành s và chữ trước và sau được ghi chung.
- –ḥ + t/th– → –s-t/th-
- rāmaḥ tiṣṭhati → rāmas-tiṣṭhati “Rāma đứng”
- (iv) Trước các phụ âm không có âm vang k-, kh-, p-, ph-, ś-, ṣ-, s-, visarga –ḥ vẫn giữ dạng.
- –ḥ + k-, kh-, p-, ph-, ś-, ṣ-, s- → không có biến đổi.
- rāmaḥ + khādati → rāmaḥ + khādati “Rāma ăn”
- naraḥ + sīdati → naraḥ + sīdati “Người đàn ông kia ngồi”
Hợp biến của mẫu âm kết thúc và khởi đầu giống nhau[sửa]
Luật 6: Người ta gọi mẫu âm giống nhau nếu chúng chỉ khác nhau ở số lượng (quantity, ví dụ độ dài của âm) mà không khác nhau về đặc chất (quality). Ví dụ a và ā giống nhau, nhưng a và i thì không. Nếu một chữ kết thúc bằng một mẫu âm đơn (ngắn hoặc dài), và chữ kế tiếp bắt đầu bằng một mẫu âm đơn giống như vậy (ngắn hoặc dài), thì hai mẫu âm đơn giống nhau này hoà hợp lại thành một mẫu âm dài.
- –a/ā + a/ā → –ā–
- –i/ī + i/ī– → –ī–
- –u/ū + u/ū– → –ū–
- rāmaḥ na āgacchati → rāmo nāgacchati “Rāma không đến”
- gacchāmi + iti vadati → gacchāmīti vadati “Anh ấy nói: Tôi đi”, “Anh ấy nói rằng anh ấy đi”
- sādhu + udyānaṃ kṛṣati → sādhūdyānaṃ kṛṣati “Anh ta sới đất vườn tốt”
Hợp biến của mẫu âm cuối –a/–ā và mẫu âm khởi đầu không giống[sửa]
Luật 7: Nếu một chữ kết thúc bằng mẫu âm –a/ā, và chữ kế tiếp bắt đầu bằng một mẫu âm đơn không giống (i/ī–, u/ū–, ṛ–) thì hai mẫu âm sẽ hợp thành dạng guṇa của mẫu âm không giống ấy.
- –a/ā + i/ī– → –e–
- –a/ā + u/ū– → –o–
- –a/ā + ṛ– → –ar–
- kṣīraṃ na + icchāmi → kṣīraṃ necchāmi “Tôi không muốn sữa”
- tatra + udyānaṃ kṛṣati → tatrodyānaṃ kṛṣati “Anh ấy vun sới vườn nơi ấy”
- atra + ṛkṣaḥ + āgacchati → atrarkṣa āgacchati “Một con gấu đến đây”
Luật 8: Nếu một chữ kết thúc bằng mẫu âm –a/ā, và chữ kế tiếp bắt đầu bằng một mẫu âm phức (diphthong, phức âm) không giống (e, ai, o, au) thì hai mẫu âm sẽ hợp thành dạng vṛddhi của mẫu âm phức không giống ấy.
- –a/ā + e– → –ai–
- –a/ā + ai– → –ai–
- –a/ā + o– → –au–
- –a/ā + au– → –au–
- atra + evaṃ vadati → atraivaṃ vadati “Nơi đây anh ấy nói thế này”
- adhunā + oṣadhim + ānayati → adhunauṣadhim-ānayati “Bây giờ anh ta mang dược thảo đến”
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.