Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 28
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
Hợp thành từ — Dẫn nhập[sửa]
1. Một trong những điểm đặc thù nổi bật nhất của Phạn ngữ là số lượng lớn và cấu trúc phức tạp của hợp thành từ (合成詞). Tương tự Đức ngữ, hợp thành từ cũng được ghi chung và xuất hiện như một đơn vị từ thái.
Tuy nhiên, một hợp thành từ trong Phạn ngữ chỉ là một từ về mặt hình thái. Về mặt văn phạm thì hợp từ này không phải là một từ, mà là một cấu trúc ngữ nghĩa được hình thành từ nhiều chữ.
2. Trong Phạn văn, mỗi hình dung từ được phối hợp với một danh từ trong một phiến ngữ (phrase) đều có thể được phối hợp với một thật danh từ (substantive). Ví dụ như शान्त śānta “tĩnh lặng” có thể xuất hiện
-
trong một đoạn câu शान्तं नगरम् śāntaṃ nagaram
“thành phố tĩnh lặng”hoặc trong một hợp thành từ शान्तनगरम् śānta-nagaram
“thành phố tĩnh lặng”
Hợp thành từ có thể được tạo một cách rất tự do, cụ thể là làm sao tạo cho tương ưng với những quy tắc, những hợp thành từ đã được tìm thấy trong những tác phẩm văn hoá. Như vậy thì trong Phạn văn, hợp thành từ có thể được tạo tương tự như những phiến ngữ hoặc những câu một cách ad hoc. Và cũng như trường hợp lập đoạn câu và những câu, ta không thấy sự hạn chế nào về mặt tạo hợp thành ngữ trong Phạn văn cả. Chỉ một vài quy tắc nhỏ được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê ra.
3. Nhìn chung thì hợp thành từ không khác nghĩa của những từ đơn trong một đoạn câu. Điểm khác biệt giữa hợp thành từ và những từ đơn ở đây chỉ nằm ở dạng bên ngoài.
4. Cấu trúc cơ bản của một hợp thành danh từ — trừ một dạng hợp từ nhất định — lúc nào cũng thuộc hệ hai phần, có nghĩa là một hợp từ lúc nào cũng bao gồm hai phần: Phần trước X1 và phần sau X2:
- [X1X2]
Và cả hai phần X1 và X2 đều lại có thể là một hợp từ bao gồm hai thành phần và như vậy, một hợp từ lớn với cấu trúc phức tạp có thể được lập (30.2)
5. Cách lập hợp thành từ luôn luôn theo một quy tắc giống nhau:
- a. Những từ như thật danh từ, hình dung từ, ppp cũng như những từ không biến đổi như phó từ được nối lại với nhau và thành phần đi trước — có nghĩa là tất cả những thành phần ngoài thành phần cuối — xuất hiện dưới dạng thân nguyên thuỷ, tức là không được biến hoá.
- b. Trong lúc nối những thành phần của hợp từ lại thì luật ngoại hợp biến được ứng dụng (một vài ngoại hạng xem Stenzler § 307)
- c. Thành phần thứ hai (hoặc thành phần cuối) đi sau của hợp từ được biến hoá tuỳ ngữ cảnh.
6. Một đặc điểm của hợp thành danh từ là sự vắng mặt của những tiếp vĩ tự của sự kiện ở tất cả những thành phần ngoài thành phần cuối ra, như vậy có nghĩa là mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa giữa những thành phần với nhau không được trình bày một cách minh xác mà phải được diễn giảng. Trong khi trong một đoạn câu như
-
राज्ञः पुत्रः rājñaḥ putraḥ
“con trai của vua”hoặc प्रिया कन्या priyā kanyā
“đứa bé gái dễ thương”
đuôi biến hoá của phần đầu (đuôi genitive và adjective) xác định một cách minh xác mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa — ở đây một là mối quan hệ định ngữ sở hữu cách và hai là mối quan hệ định ngữ miêu tả — giữa thành phần thứ nhất và thứ nhì, thì trong những hợp thành danh từ tương ưng như
-
राजपुत्रः rāja-putraḥ
“con trai của vua”và प्रियकन्या priya-kanyā
“đứa bé gái dễ thương”
chúng không được xác định rõ. Đây là nguyên do vì sao mối quan hệ của chúng phải được suy diễn.
Gần như tất cả những phiến ngữ trong Phạn văn — tức là những đoạn câu — mà trong đó mối quan hệ giữa những thành phần được diễn tả bằng những đuôi sự kiện đều có thể được trình bày bằng một hợp thành từ với sự loại bỏ những tiếp vĩ âm sự kiện của những thành phần đầu. Như vậy thì hợp thành từ lúc nào cũng là những văn phong dị dạng của một cách trình bày qua phiến ngữ. Ta có thể tìm thấy cho mỗi hợp thành từ một cách trình bày bằng một đoạn câu phân tích tương ưng mà qua đó, mối quan hệ giữa những thành phần được diễn bày một cách minh xác. Qua việc chuyển thành phiến ngữ, hợp thành từ có thể được “diễn giải”.
7. Tuy vậy, không phải mỗi hợp thành từ đều là một văn phong dị dạng của một phiến ngữ và có thể được diễn giảng bằng phiến ngữ này. Một số hợp thành từ đã được sử dụng với một ý nghĩa đặc thù thuộc loại phương ngữ. Ví dụ như कृष्णसर्पः kṛṣṇa-sarpaḥ không thể được diễn giải bằng phiến ngữ कृष्णः सर्पः kṛṣṇaḥ sarpaḥ với nghĩa “con rắn đen”, mà là “rắn hổ mang”. Nhưng những loại hợp thành từ này xuất hiện ít hơn nhiều so với những loại hợp từ vừa nên bên trên và chúng cũng được những bộ từ điển lớn liệt kê dưới những mục từ riêng.
8. Người ta phân biệt năm loại hợp thành từ tương ưng với các nhóm ngữ cán (thân/gốc của từ) xuất hiện ở phần trước hoặc sau của một hợp từ, tương ưng với mối quan hệ ngữ pháp/nghĩa giữa phần trước và sau của hợp từ. Những thuật ngữ sau đây được dùng như cách trình bày của các nhà Phạn học truyền thống. Cách gọi trong ngoặc lấy từ văn phạm của những nhóm ngôn ngữ châu Âu.
- Tatpuruṣa (hợp thành từ xác định, determinative compound)
- Karmadhāraya (hợp thành từ miêu tả, descriptive compound)
- Bahuvrīhi (hợp thành từ mang tính chất định ngữ, attributive compound)
- Dvandva (hợp thành từ làm đồng đẳng, coordinative compound)
- Avyayībhāva (hợp thành từ mang tính chất phó từ, adverbial compound)
Những chương sau đây sẽ làm sáng tỏ cấu trúc của những loại hợp từ này bằng những hợp từ giản đơn, chỉ có cấu trúc bao gồm hai thành phần. Hợp thành từ có cấu trúc phức tạp sẽ được xử lí ở 30.2.
Hợp từ tatpuruṣa[sửa]
1. Một hợp thành từ tatpuruṣa là một hợp thành từ xác định, có nghĩa rằng, phần thứ nhất của hợp từ xác định rõ thành phần thứ hai bằng một cách nhất định. Cách xác định của thành phần thứ nhất có thể hoàn toàn khác biệt nhau, và như thế, ta có thể kết luận rằng có nhiều loại hợp từ tatpuruṣa khác nhau. Loại hợp từ tatpuruṣa chính có thể được xem là loại có hai thành phần trước sau đứng trong một quan hệ sự kiện, được gọi là sự kiện hợp thành từ tatpuruṣa.
2. Tên tatpuruṣa chính nó cũng là một hợp từ thuộc loại sự kiện hợp thành từ. Tat-puruṣa được diễn giảng bằng phiến ngữ tasya puruṣa “người (hầu) của ông ấy”. Trong một hợp từ thuộc loại sự kiện hợp thành từ thì thành phần đầu lúc nào cũng đứng ở trong một mối quan hệ sự kiện với thành phần thứ hai đi sau, trong ví dụ này là quan hệ genitive.
Như vậy thì một phiến ngữ hàm chứa quan hệ genitive như
- रामो नगरस्य समीपे वसति। rāmo nagarasya samīpe vasati.
- “Rāma ở gần thành phố”
có thể được trình bày bằng một hợp thành từ (với mối quan hệ genitive bên trong) như sau
- रामो [नगरसमीपे] वसति। rāmo [nagara-samīpe] vasati.
Ở đây, hợp thành từ नगरसमीपे nagara-samīpe “gần thành phố” được gọi là một hợp thành từ tatpuruṣa chỉ mối quan hệ.
3. Mối quan hệ giữa phần đầu và cuối của hai thành phần trong một sự kiện hợp thành từ tatpuruṣa không được ghi rõ và như vậy ta có thể kết luận rằng, phần đầu của một hợp thành từ tatpuruṣa lúc nào cũng là một thật danh từ ở dạng thân nguyên (không đứng ở một sự kiện nào một cách minh xác) trong khi thành phần thứ hai có thể là một thật danh từ, một hình dung từ hoặc một ppp.
- Thật danh từ + Thật danh từ
- Thật danh từ + Hình dung từ/ppp
4. Nói thật chính xác thì theo số sự kiện trong Phạn ngữ, tức là số quan hệ sự kiện giữa thành phần trước và sau — trừ vocative ra — thì có bảy loại hợp thành từ tatpuruṣa. Nhưng trường hợp mà thành phần đầu và cuối có cùng sự kiện — tương đương mối quan hệ giữa chủ thể và vị ngữ ở nominative — được xử lí như một loại hợp từ riêng (karmadhāraya). Nhìn như vậy thì chỉ còn lại sáu loại sự kiện hợp thành từ tatpuruṣa, đó là: accusative, instrumental, dative, ablative, genitive và locative.
Ví dụ:
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa A. स्वर्गगतः स्वर्गं गतः đi lên thiên đường I. अग्निविनाशः अग्निना विनाशः bị huỷ bằng lửa मधुमिश्रम् मधुना मिश्रम् được trộn với mật सत्रुहतः शत्रुना हतः bị giết bởi kẻ thù D. स्नानजलम् स्नानाय जलम् nước để tắm युद्धशक्तः युद्धाय शक्तः có thể cho cuộc chiến Ab. सिंहभयम् सिंहाद् भयम् sợ trước/vì sư tử दुःखमुक्त दुःखाद् मुक्तः được giải thoát khỏi cơn đau G. रामपुस्तकम् रामस्य पुस्तकम् quyển sách của Rāma मद्गृहम् मम गृहम् nhà của tôi क्षत्रियोत्तमः क्षत्रियाणाम् उत्तमः người giỏi nhất trong các chiến sĩ L. वनाश्रमः वने आश्रमः già-lam trong rừng युद्धकुशलः युद्धे कुशलः khéo léo trong trận chiến युद्धमृतः युद्धे मृतः chết trong trận chiến
Những mối quan hệ sự kiện được liệt kê bên trên dĩ nhiên là không xuất hiện đều với tất cả những thành phần cuối có thể của hợp từ. Nếu thành phần thứ hai là một thật danh từ thì mối quan hệ với thành phần đầu thường là genitive. Và hợp từ genitive tatpuruṣa cũng là loại thường gặp nhất. Ở mối quan hệ đối tượng trực bổ của thành phần đầu với thành phần cuối thì thành phần cuối này thường có gốc động từ, ví dụ như một ppp hoặc một động từ chỉ sự di chuyển.
5. Tương ưng với thành phần thứ hai mà chức năng ngữ pháp của một hợp từ tatpuruṣa là thật danh từ hoặc hình dung từ/ppp (là định ngữ) và được biến hoá một cách thích hợp trong câu. Thế nên, về mặt chức năng người ta phân biệt giữa một hợp từ tatpuruṣa thuộc danh từ (nominal), và một hợp từ tatpuruṣa định ngữ (attributive). Sau đây là những ví dụ:
- कन्या नद्याः स्नानजलम् आनयन्ति। kanyā nadyāḥ [snāna-jalam] ānayanti
- “Những cô gái gánh [nước để tắm] từ sông về”
- मातरः शत्रुहतान् पुत्राञ्छोचन्ति। mātaraḥ [śatru-hatān] putrāñchocanti
- “Các bà mẹ đau buồn về những đứa con trai [đã bị giặc giết]”
- ऋषयो वनाश्रमेषु वसन्ति। ṛṣayo [vanāśrameṣu] vasanti
- “Những nhà thấu thị sống ở [trong già-lam trong rừng]”
- राजा क्षत्रियोत्तमेभ्यो दानानि ददाति। rājā [kṣatriyottamebhyo] dānāni dadāti
- “Nhà vua trao quà cho [những người giỏi nhất trong (của) những người chiến sĩ]”
Đặc điểm của hợp từ tatpuruṣa theo sự kiện[sửa]
1. Upapada-tatpuruṣa: Ở những hợp từ tatpuruṣa theo sự kiện thì thành phần thứ hai cũng có thể là một hình dung từ được phái sinh từ một gốc động từ, và hình dung từ phái sinh này thường có dạng rất giống gốc động từ. Loại hợp từ này được gọi là upapada-tatpuruṣa. Chức năng ngữ pháp của loại hợp từ này một là hình dung từ hoặc là thật danh từ. Trong trường hợp thứ hai — thật danh từ — thì hình dung từ phái sinh từ gốc động từ chỉ ngay người thực hiện hành động. Nếu hợp từ upapada-tatpuruṣa được diễn giải thì gốc động từ được diễn giải bằng dạng động từ hữu hạn định ngôi xưng thứ ba. Ví dụ:
-
√ Hợp từ Diễn giải Nghĩa विद् वेदविद् वेदान् वेत्ति Người biết Veda/biết Veda (adj.) ज्ञा शास्त्रज्ञ शास्स्त्राणि जानाति Người biết luận giải/biết luận giải (adj.) कृ लोककृत् लोकं करोति Người tạo thế giới/tạo thế giới (adj.)
Những gốc động từ có âm cuối là –आ –ā sẽ biến thành –अ –a trong khi những gốc động từ có mẫu âm ngắn được bổ sung –त् –t. Gốc có âm mũi kết thúc thường loại bỏ âm mũi này.
2. Cũng có khi phần đầu của hợp từ upapada-tatpuruṣa được biến hoá theo sự kiện, có nghĩa là, tiếp vĩ âm của sự kiện không bị loại bỏ. Tuy nhiên, những loại hợp từ này không thể được lập một cách tự do. Chúng thường được xem là những thành ngữ, là tên riêng, hoặc thuật ngữ đặc biệt và được xử lí tương ưng trong các từ điển.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa युधिष्ठिरः युधि स्थिरः đứng vững trong trận chiến परस्मैपदम् परस्मै पदम् chữ/câu cho một cái/người khác
Hợp từ karmadhāraya[sửa]
1. Nếu trong một hợp từ tatpuruṣa mà mối quan hệ giữa hai thành phần là quan hệ nominative, có nghĩa là hai thành phần có cùng sự kiện thì trường hợp này được xử lí như một loại hợp từ riêng biệt và gọi là karmadhāraya. Ý nghĩa của cách gọi này không được rõ.
2. Trong một hợp từ karmadhāraya thì thành phần cuối được thành phần đầu xác định gần hơn bằng cách
- thành phần đầu này là một định ngữ (attribute)
- thành phần đầu này là một đối tượng so sánh
Trong một trường hợp đặc biệt thì mối quan hệ xác định trên được đảo ngược.
3. Về hình thức thì người ta phân biệt sáu loại hợp từ karmadhāraya:
-
i. hình dung từ/ppp/phó từ/tiểu từ + thật danh từ ii. số từ + thật danh từ iii. phó từ/tiểu từ + hình dung từ/ppp iv. thật danh từ + hình dung từ v. hình dung từ + hình dung từ vi. thật danh từ + thật danh từ
Như vậy thì hợp từ karmadhāraya là loại phức tạp nhất trong những loại hợp từ Phạn ngữ. Tuy nhiên, không phải loại hợp từ karmadhāraya nào cũng xuất hiện đều như nhau. Ba loại hợp từ karmadhāraya đầu mà trong đó, thành phần thứ nhất có chức năng định ngữ cho thành phần cuối xuất hiện thường nhất — và chúng cũng được sử dụng trong những bài tập Phạn ngữ trong sách này. Những loại khác xuất hiện phần lớn trong thi ca của Hoa văn Phạn ngữ.
Hình dung từ/ppp/phó từ/tiểu từ + Thật danh từ[sửa]
Thành phần đầu — với chức năng hình dung từ định ngữ, ppp, phó từ — xác định gần thành phần thứ hai.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa वृद्धव्याघ्रः वृद्धो व्याघ्रः con cọp già प्रियकन्या प्रिया कन्या cô bé dễ thương हतरक्षसी हता रक्षसी một nữ la-sát bị giết त्यक्तभार्या त्यक्ता भार्या bà vợ bị ruồng bỏ मन्दाश्वाः मन्दा अश्वाः ngựa chậm सुन्दरकुसुमानि सुन्दराणि कुसुमानि hoa đẹp अतिभयम् अतिशयं भयम् nhiều nỗi sợ सुजनः सुष्ठु जनः người lành
Hình dung từ महत् mahat “lớn” xuất hiện ở thành phần đầu của một hợp từ dưới dạng महा mahā. Ví dụ महाराज mahārāja “đại vương”. Ví dụ cho những hợp từ karmadhāraya trong câu:
- उद्याने सुन्दरकुसुमानि पश्यामि। udyāne [sundarakusumāni] paśyāmi
- “Tôi thấy [những bông hoa đẹp] trong vườn”
- व्यधो वृद्धव्याघ्रेण युध्यते। vyādho [vṛddhavyāghreṇa] yudhyate
- “Người thợ săn chiến đấu [với một con cọp già].”
Thành phần đầu của hợp từ karmadhāraya loại này cũng có thể là một phủ định tiếp đầu âm अ– a– (trước phụ âm) hoặc अन्– an– (trước một mẫu âm). Ví dụ:
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa अब्राह्मणः न ब्राह्मणः một người không phải ba-la-môn अनिच्छा न इच्छा sự không muốn
Số từ + Thật danh từ = Dvigu-karmadhāraya[sửa]
Nếu thành phần đầu của một hợp từ karmadhāraya là một số từ thì các nhà văn phạm truyền thống gọi loại này là Dvigu “hai con bò”. Loại hợp từ này không được dùng để chỉ số lượng của những thành phần, mà được dùng để chỉ một số lượng nhất định của một đoàn thể/nhóm (Phạn: समाहार samāhāra). Vì vậy nên thành phần cuối của một hợp từ dvigu-karmadhāraya lúc nào cũng là số ít. Mẫu âm cuối của trung tính –अ –a có thể được thay thế bằng mẫu âm –ई –ī nữ tính.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa चतुर्युगः चतुर्णां युगानां समाहारः một nhóm bao gồm/của bốn kiếp त्रिलोकी त्रयाणां लोकानां समाहारः một nhóm bao gồm/của tam thế
Phó từ/tiểu từ + Hình dung từ/ppp[sửa]
Thành phần đầu xác định thành phần cuối với tư cách là một hình dung từ/ppp.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa अतिसुखम् अतिशयं सुखम् rất dễ chịu दुष्कृत दुष्ठु कृतम् được thực hiện kém
Ba loại hợp từ karmadhāraya sau xuất hiện rất ít. Chúng thường được dùng trong thi ca.
Thật danh từ + Hình dung từ[sửa]
Thành phần đầu được dùng như một đối tượng so sánh của hình dung từ đi sau, có nghĩa là, thành phần đầu trình bày cái được so sánh trong khi thành phần thứ hai trình bày chất lượng của đối tượng được so sánh.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa मेघश्यामः मेघ इव श्यामः đen như một đám mây कुसुममृदुः कुसुमम् इव मृदुः mềm mại như một đoá hoa
Hình dung từ + Hình dung từ[sửa]
Trong trường hợp này thì thành phần đầu không xác định thành phần thứ hai. Thay vào đó thì mỗi quan hệ giữa hai thành phần là sắp đặt đồng hàng (coordination).
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa पीतरक्तम् पीतं च रक्तं च vàng và đỏ
Thật danh từ + Thật danh từ[sửa]
Ở hạng hợp từ karmadhāraya này thì có sự đảo ngược về thứ tự trong một hợp từ karmadhāraya, cụ thể là thành phần xác định-thành phần được xác định. Không phải thành phần đầu xác định thành phần sau mà ngược lại.
Có hai loại cần được phân biệt:
a. Thành phần xác định thứ hai diễn bày chức năng, bản chất của thành phần thứ nhất.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa मेघदूतः मेघ एव दूतः một đám mây với chức năng sứ giả कन्यारत्नम् कन्या एव रत्नम् một cô gái với chức năng của một viên ngọc राजर्षिः राजा एव ऋषिः một ông vua với chức năng của thấu thị giả
b. Thành phần thứ hai chỉ đến một đối tượng được so sánh, có nghĩa rằng nó chính là thành phần mà thành phần thứ nhất được so sánh.
-
Hợp từ Diễn giải Nghĩa पुरुषव्याघ्रः व्याघ्र इव पुरुषः một người đàn ông như con cọp नेत्रकमलम् कमल इव नेत्रम् mắt như hoa sen
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.