Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 31
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
- 1 Cách viết theo vận luật (韻律, metric)
- 2 Śloka
- 3 Phân từ hiện tại chủ động
- 4 Phân từ hiện tại chủ động parasmaipada
- 5 Phân từ hiện tại chủ động ātmanepada
- 6 Phân từ hiện tại thụ động
- 7 Cách dùng phân từ hiện tại chủ động và thụ động
- 8 Phân từ vị lai chủ động ở parasmaipada và ātmanepada
- 9 Bảng liệt kê những phân từ
Cách viết theo vận luật (韻律, metric)[sửa]
Trong sách này, tất cả những bài văn trong phần bài tập từ trước đến nay đều được soạn dưới dạng văn xuôi (prose) cũng như những câu chuyện cổ trong Pañcatantra và Hitopadeśa. Tuy vậy, tài liệu văn bản Phạn văn phần lớn được ghi dưới dạng văn vần và dạng văn vần được dùng nhiều nhất là dạng śloka (श्लोक). Ví dụ như hai trường sử thi lớn nhất của Ấn Độ là Mahābhārata (महाभारत) và Rāmāyaṇa (रामायण) được ghi dưới dạng thi kệ śloka và hai đoạn nổi danh được trích từ Mahābhārata để sinh viên Phạn văn đọc trong lục cá nguyệt đầu là Nala và Damayantī (नलोपाख्यन) và Chí Tôn ca (भगवद्गीता) cũng được viết dưới dạng śloka.
Để những người học Phạn văn có thể tiếp xúc được dạng văn vần śloka, trong những bài tập kế đến, một bài văn theo vận luật dưới dạng śloka được sử dụng và phân tích cặn kẽ. Điểm khác biệt căn bản nhất giữa thể loại văn vần và văn xuôi — ngoài dạng văn vần — là chỗ đứng của những chữ. Một bài văn theo vận luật có cấu trúc từ ngữ tuỳ thuộc vào âm vận, và về mặt ngữ pháp mà nói thì có nghĩa rằng, chỗ đứng của chữ trong một câu là tự do. Ví dụ như một dạng động từ hữu hạn định không phải lúc nào cũng đứng ở cuối câu, mà là ở đâu đó ở giữa. Hoặc các định ngữ của một thật danh từ, ví như hình dung từ, ppp, bahuvrīhi hoặc những dạng tatpuruṣa có chức năng hình dung từ không tất nhiên phải đứng gần, ngay trước danh từ chúng xác định mà có thể đứng tản mác ở nhiều chỗ, ở những cú (पाद pāda) khác. Như vậy thì trước hết, trong một câu kệ Phạn văn, ta phải nhận ra cấu trúc ngữ pháp của nó: trước hết ta phải tìm vị ngữ trong câu kệ, sau đó, tuỳ theo dạng của vị ngữ, ta phải tìm chủ thể hoặc người thực hiện nó về mặt lôgic (ở nominative hoặc instrumental), sau đó là những thành phần câu bị ảnh hưởng bởi vị ngữ như đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp, và sau đó là những định ngữ của những thành phần câu này, những thành phần như đã biết là có cùng sự kiện với danh từ tương quan. Đây là một điểm đặc biệt khó cho người học và cũng là một lí do nữa vì sao văn vần dạng śloka được dạy ngay trong sách này.
Śloka[sửa]
1. Śloka (thi kệ 詩偈, kệ tụng 偈頌) là một bài thi kệ bao gồm hai dòng, bốn cú, được gọi là pāda. Mỗi pāda có 8 âm tiết. Như vậy thì một bán śloka bao gồm 2 pāda với 2*8 âm tiết và một śloka với 4*pāda có 4*8 âm tiết.
-
1. pāda / 2. pāda । 8 âm tiết 8 âm tiết 3. pāda / 4. pāda 8 âm tiết 8 âm tiết ॥số kệ॥
2. Tuy nhiên, quan trọng cho âm vận luật trong thi ca Ấn Độ không phải chỉ là số âm tiết, mà còn là độ dài ngắn của âm tiết. Một âm tiết bao gồm một phụ âm và một mẫu âm. Ngoại hạng: Một từ có khởi âm là mẫu âm đứng ngay đầu dòng hoặc đi sau một chỗ trống gián đoạn (hiatus). Một âm tiết được xem là dài nếu nó hàm chứa một mẫu âm dài, hay một phức âm, hay một mẫu âm ngắn với một visarga, anusvāra hoặc hai phụ âm liên tiếp theo sau. Một âm tiết với một mẫu âm ngắn chỉ được kế tục bởi một phụ âm, không có visarga hoặc anusvāra theo sau là ngắn. Dấu “˘” sau đây chỉ một âm tiết ngắn, dấu “-” chỉ một âm tiết dài và “x” một âm tiết tuỳ biến (ngắn hoặc dài).
3. Ở dạng thi kệ śloka thì độ dài của âm tiết chỉ được quy chế một phần và các quy luật âm vận sau đây được áp dụng:
- Bốn âm tiết cuối của pāda thứ 1 và 3 có dạng âm pháp [˘ - - x]//
- Bốn âm tiết cuối của pāda thứ 2 và 4 có dạng âm pháp [˘ - ˘ x]//
- Bốn âm tiết đầu của mỗi pāda đều có được tuỳ chọn, chỉ có trường hợp ngoại hạng là âm tiết thứ 2 và 3 cả hai đều không được ngắn.
Như vậy thì ta có cấu trúc căn bản của một pāda như sau.
- x x x x ˘ - - x / x x x x ˘ - ˘ x /
- x x x x ˘ - - x / x x x x ˘ - ˘ x /
4. Sau đây là cách phân tích và so sánh hai câu kệ đầu của Chí Tôn ca và Nala và Damayantī. Trước hết là câu kệ đầu của Chí Tôn ca:
- धर्मक्षेत्रे कुरुक्षेत्रे समवेता युयुत्सवः।
- dharmakṣetre kurukṣetre / samavetā yuyutsavaḥ
- - - - - ˘ - - - / ˘ ˘ - - ˘ - ˘ - /
- मामकाः पाण्डवाश्चैव किम् अकुर्वत संजय॥
- māmakāḥ pāṇḍavāś caiva kim akurvata saṃjaya||
- - ˘ - - ˘ - - ˘ / ˘ ˘ - ˘ ˘ - ˘ ˘ /
Nên lưu ý rằng bốn âm tiết cuối của mỗi pāda theo quy luật căn bản bên trên. Ta cũng thấy sự việc này trong bài kệ đầu của Nala và Damayantī:
- आसीद् राजा नलो नाम वीरसेन सुतो बली।
- āsīd rājā nalo nāma vīrasena suto balī|
- - - - - ˘ - - ˘ /- ˘ - ˘ ˘ - ˘ - /
- उपपन्नो गुणैर् इष्टैरूपवान् अश्वकोविदः॥
- upapanno guṇair iṣṭai rūpavān aśvakovidaḥ||
- ˘ ˘ - - ˘ - - - /- ˘ - ˘ ˘ - ˘ ˘ /
Theo cách viết chữ Devanagarī thì một bán kệ được kết thúc bằng một gạch đứng ।, gọi là daṇḍa, và cuối mỗi câu kệ là một gạch đứng kép ॥:
- धर्मक्षेत्रे कुरुक्षेत्रे समवेता युयुत्सवः।
- मामकाः पाण्डवाश्चैव किम् अकुर्वत संजय॥
Phân từ hiện tại chủ động[sửa]
Phân từ hiện tại chủ động (present participle active) được lập bằng thân hiện tại với một tiếp vĩ tự. Khi lập thì một mặt người ta phân biệt giữa thân của các động từ thematic và athematic, mặt khác, người ta còn phải phân biệt giữa parasmaipada và ātmanepada. Có tổng cộng bốn loại tiếp vị tự được dùng để lập phân từ hiện tại chủ động:
- thân hiện tại của các động từ thematic, parasmaipada: –त् –t
- thân hiện tại của các động từ athematic, parasmaipada: –अत् –at
- thân hiện tại của các động từ thematic, ātmanepada: –मान –māna
- thân hiện tại của các động từ athematic, ātmanepada: –आन –āna
Phân từ hiện tại chủ động parasmaipada[sửa]
1. Ở những nhóm động từ thematic thì phân từ hiện tại chủ động được lập bằng thân hiện tại với tiếp vĩ tự –त् –t.
-
गम् gam (1) đi गच्छत् gaccha-t नृत् nṛt (4) nhảy múa नृत्यत् nṛtya-t विश् viś (6) bước vào विशत् viśa-t चिन्त् cint (10) tư duy चिन्तयत् cintaya-t
2. Ở những động từ thuộc những nhóm athematic thì tiếp vĩ tự –अत् –at được gắn vào thân yếu:
-
द्विष् dviṣ (2) ghét द्विषत् dviṣ-at आप् āp (5) đạt आप्नुवत् āpnuv-at कृ kṛ (8) làm कुर्वत् kurv-at
3. Những dạng phân từ hiện tại chủ động được lập bằng đuôi –त् –t, –अत् –at đều thuộc nam tính hoặc trung tính. Chúng được biến hoá như hình dung từ có âm cuối là –वत् –vat, –मत् –mat (→ 24.2) và cũng phân biệt thân mạnh và yếu. Thân mạnh được lập bằng cách bổ sung न् n trước âm cuối त् t:
- Thân mạnh –न्त् –nt/–अन्त् –ant
- Thân yếu –त् –t/–अत् –at.
Ở nominative singular thì theo quy luật âm cuối tuyệt đối, hai phụ âm không được đứng liền nhau cuối chữ nên त् t bị loại bỏ. Tuy nhiên, khác với những hình dung từ có âm cuối là –वत् –vat, –मत् –mat thì mẫu âm अ a không được kéo dài, và như vậy, từ hình biến hoá như bên dưới:
Ví dụ: गच्छत् gacchat “trong lúc đi” — masculine[sửa]
-
Singular Dual Plural Nominative गच्छन् gacchan गच्छन्तौ gacchantau गच्छन्तः gacchantaḥ Accusative गच्छन्तम् gacchantam गच्छन्तौ gacchantau गच्छतः gacchataḥ Instrumental गच्छता gacchatā गच्छद्भ्याम् gacchadbhyām गच्छद्भिः gacchadbhiḥ Dative गच्छते gacchate गच्छद्भ्याम् gacchadbhyām गच्छद्भ्यः gacchadbhyaḥ Ablative गच्छतः gacchataḥ गच्छद्भ्याम् gacchadbhyām गच्छद्भ्यः gacchadbhyaḥ Genitive गच्छतः gacchataḥ गच्छतोः gacchatoḥ गच्छताम् gacchatām Locative गच्छति gacchati गच्छतोः gacchatoḥ गच्छत्सु gacchatsu Vocative गच्छन् gacchan गच्छन्तौ gacchantau गच्छन्तः gacchantaḥ
Ví dụ: गच्छत् gacchat “trong lúc đi” — neuter[sửa]
-
Singular Dual Plural Nominative गच्छत् gacchat गच्छन्ती/गच्छती gacchantī/gacchatī गच्छन्ति gacchanti Accusative गच्छत् gacchat गच्छन्ती/गच्छती gacchantī/gacchatī गच्छन्ति gacchanti Instrumental गच्छता gacchatā गच्छद्भ्याम् gacchadbhyām गच्छद्भिः gacchadbhiḥ Dative गच्छते gacchate गच्छद्भ्याम् gacchadbhyām गच्छद्भ्यः gacchadbhyaḥ Ablative गच्छतः gacchataḥ गच्छद्भ्याम् gacchadbhyām गच्छद्भ्यः gacchadbhyaḥ Genitive गच्छतः gacchataḥ गच्छतोः gacchatoḥ गच्छताम् gacchatām Locative गच्छति gacchati गच्छतोः gacchatoḥ गच्छत्सु gacchatsu Vocative गच्छत् gacchat गच्छन्ती/गच्छती gacchantī/gacchatī गच्छन्ति gacchanti
Nên lưu ý rằng dạng phân từ hiện tại chủ động ở trung tính, nominative, accusative và vocative plural गच्छन्ति gacchanti giống ngôi thứ ba số nhiều của chỉ thị hiện tại.
4. Các dạng phân từ hiện tại chủ động của những động từ nhóm 3 không có phân độ thân mạnh yếu và lập tất cả những dạng biến hoá từ thân yếu.
-
Singular Plural Nom. ददत् dadat ददतः dadataḥ Acc. ददतम् dadatam ददतः dadataḥ Instr. ददता dadatā ददद्भिः dadadbhiḥ
5. Dạng nữ tính của phân từ hiện tại chủ động được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –ई –ī vào thân mạnh hoặc yếu — tuỳ theo nhóm. Ví dụ:
- a. Nhóm thematic 1, 4 và 10: Thân mạnh + –ई –ī
-
nhóm gốc dạng nữ tính 1 गम् गच्छन्ती 4 नृत् नृत्यन्ती 10 चुर् चोरयन्ती
- b. Nhóm thematic 6: Thân mạnh hoặc yếu + –ई –ī
-
nhóm gốc dạng nữ tính 6 विश् विशन्ती / विशती
- c. Nhóm athematic: Thân yếu + –ई –ī
-
nhóm gốc dạng nữ tính 2 द्विष् द्विषती 3 दा ददती 5 आप् आप्नुवती v.v…
Cách biến hoá của dạng nữ tính tương tự trường hợp đã ghi ở 12.1. Nên lưu ý rằng dạng nữ tính nominative singular hoàn toàn giống nominative, accusative và vocative dual dạng trung tính.
Phân từ hiện tại chủ động ātmanepada[sửa]
1. Những động từ thuộc những nhóm thematic lập phân từ hiện tại chủ động ātmanepada bằng cách bổ sung tiếp vĩ âm –मान –māna vào thân hiện tại:
-
लभ् labh (1) nhận लभमान labhamāna मन् man (4) tư duy मन्यमान manyamāna मृ mṛ (6) chết म्रियमाण mriyamāṇa अर्थ् arth (10) cầu xin अर्थयमान arthayamāna
2. Những động từ thuộc những nhóm athematic lập phân từ hiện tại chủ động ātmanepada bằng cách bổ sung tiếp vĩ âm –आन –āna vào thân yếu:
-
द्विष् dviṣ (2) thù, ghét द्विषाण dviṣāṇa अश् aś (5) đạt được अश्नुवान aśnuvāna भुज् bhuj (7) thưởng thức भुञ्जान bhuñjāna मन् man (8) tư duy मन्वान manvāna
3. Như vậy thì phân từ hiện tại chủ động ātmanepada lúc nào cũng có âm cuối là –अ –a và được biến hoá ở nam và trung tính như những thật danh từ có âm cuối là –अ –a, ví dụ như नर nara và फल phala. Ở dạng nữ tính thì âm a cuối được kéo dài và được biến hoá như कन्या kanyā “cô gái”. Ví dụ:
-
nhóm gốc dạng nam tính dạng nữ tính 4 मन् man मन्यमान manyamāna मन्यमान manyamānā
Phân từ hiện tại thụ động[sửa]
Phân từ hiện tại không những được lập cho thể chủ động, mà còn cho thể thụ động. Phân từ hiện tại thụ động (participle present passive) được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –मान –māna vào thân thụ động. Thân thụ động được lập từ gốc động từ và tiếp vĩ âm thụ động –य –ya. Ví dụ:
-
गम् gam (1) đi गम्यमान gamyamāna विश् viś (6) bước vào विश्यमान viśyamāna चिन्त् cint (10) tư duy चिन्त्यमान cintyamāna द्विष् dviṣ (2) hận, ghét द्विष्यमाण dviṣyamāṇa आप् āp (5) nhận được आप्यमान āpyamāna युज् yuj (7) nối युज्यमान yujyamāna कृ kṛ (8) làm क्रियमाण kriyamāṇa
Phân từ hiện tại thụ động được biến hoá như phân từ hiện tại chủ động ở ātmanepada, như vậy thì được biến hoá ở nam và trung tính như những thật danh từ có âm cuối là –अ –a. Ở dạng nữ tính thì âm a cuối được kéo dài và được biến hoá như कन्या kanyā “cô gái”.
Cách dùng phân từ hiện tại chủ động và thụ động[sửa]
1. Khác với một ppp (bài 19) phân từ hiện tại không xuất hiện như một dạng thay thế một động từ hữu hạn định thời hiện tại:
- रामो गृहं गच्छति। rāmo gṛhaṃ gacchati
- “Rāma về nhà”
Nhưng không được viết:
-
- रामो गृहं गच्छन्। *rāmo gṛhaṃ gacchan
2. Trong một cấu trúc câu, phân từ hiện tại chỉ xuất hiện với chức năng vị ngữ trong một câu phụ. Như vậy thì một câu như:
-
- रामो गृहं गच्छन्। *rāmo gṛhaṃ gacchan
chỉ có thể xuất hiện như một câu phụ và giữ chức năng của một câu phụ định ngữ hoặc phó ngữ…
3. Nếu một câu phụ với một phân từ hiện tại xuất hiện như một cấu trúc phó từ thì câu này có chức năng ngữ nghĩa của một câu chỉ đồng thời, có nghĩa rằng, hành động hoặc sự việc xảy ra trong câu phụ phân từ xảy ra cùng thời với hành động hoặc sự kiện trong câu chính. Trong trường hợp này thì bắt buộc chủ thể của câu chính và câu phụ có chứa phân từ hiện tại phải là một.
- [रामो वनं गच्छन्] गजं पश्यति।
- [rāmo vanaṃ gacchan] gajaṃ paśyati
- “Trong khi đi vào rừng thì Rāma thấy con voi”
- [क्षत्रिया युद्धे युद्ध्यन्तः] कुन्तेन बहून् शत्रूनमरयन्।
- [kṣatriyā yuddhe yuddhyantaḥ] kuntena bahūn śatrūn amarayan
- “Trong lúc chiến đấu trong trận, các chiến sĩ đã giết nhiều kẻ thù với cây lao”
- [अहं जेष्यामीति मन्यमानः] क्षत्रियो योत्स्यति।
- [ahaṃ jeṣyāmīti manyamānaḥ] kṣatriyo yotsyati
- “Chiến sĩ sẽ chiến đấu trong lúc suy nghĩ 'ta sẽ thắng'”.
Như vậy thì phân từ hiện tại không có một móc đo thời gian riêng — ví dụ như so với hiện tại —, mà phải được quy về động từ của câu chính, như những ví dụ bên trên cho thấy. Phân từ hiện tại tương đồng với chủ thể về giới tính, số và sự kiện.
4. Khác với phân từ hiện tại, dạng tuyệt đối cách (absolutive) — cũng xuất hiện trong một câu phụ và cũng hệ thuộc vào thời của động từ trong câu chính — lại diễn tả một hành động, sự kiện đi trước hành động, sự kiện của câu chính:
- [रामो वनं गत्वा] गजं पश्यति।
- [rāmo vanaṃ gatvā] gajaṃ paśyati
- “Sau khi vào rừng Rāma thấy con voi” hoặc “Rāma đi vào rừng và (sau đó) thấy con voi”
5. Nếu một câu phụ xuất hiện với một phân từ hiện tại như một câu phân từ định ngữ thì phân từ hiện tại xác định một danh từ mà nó có cùng giới tính, số và sự kiện. Danh từ quan hệ này lúc nào cũng là chủ thể lô-gic của phân từ hiện tại và như vậy, một câu phân từ định ngữ không có một chủ thể minh xác của chính nó
- [वनं गच्छन्] रामो गजं पश्यति।
- [vanaṃ gacchan] rāmo gajaṃ paśyati
- “Rāma, người đi vào rừng, thấy một con voi”
- [त्वया दृश्यमाना] कन्या मम स्वसा।
- [tvayā dṛśyamānā] kanyā mama svasā
- “Cô gái được Bạn thấy là em gái của tôi”
- ब्राह्मनः [प्रभात आरोहन्तं] सूर्यं पूजयति।
- brāhmanaḥ [prabhāta ārohantaṃ] sūryaṃ pūjayati
- “Bà-la-môn lễ kính mặt trời mọc buổi sáng”
- [कविभिः शस्यमानं] राजानं जना अपि शंसन्ति।
- [kavibhiḥ śasyamānaṃ] rājānaṃ janā api śaṃsanti
- “Người ta cũng ca ngợi ông vua, người đang được các thi sĩ ca ngợi”
- [शस्त्राणि धारयता] क्षत्रियेण सह नृपतिरागच्छति।
- [śastrāṇi dhārayatā] kṣatriyeṇa saha nṛpatirāgacchati
- “Vua đi đến với một chiến sĩ đang mang vũ khí”
- [द्वारे तिष्ठते] भिक्षवे सीता जलं यच्छति।
- [dvāre tiṣṭhate] bhikṣave sītā jalaṃ yacchati
- “Sītā đưa nước cho kẻ ăn xin đang đứng ở cửa”
- [वने वर्तमानायां] नद्यां प्लवामहे।
- [vane vartamānāyāṃ] nadyāṃ plavāmahe
- “Chúng tôi bơi trong con sông nằm ở trong rừng”
- [वने नृत्यन्तीनां] गोपीनां गीतं कृष्णायारोचत।
- [vane nṛtyantīnāṃ] gopīnāṃ gītaṃ kṛṣṇāyārocata
- “Bài hát của các cô gái chăn bò đang nhảy múa trong rừng làm Kṛṣṇa hài lòng”
6. Cuối cùng, phân từ hiện tại cũng có lúc giữ chức năng thật danh từ, có nghĩa là nó chỉ một động từ đã được chuyển hoá thành nhân xưng đại danh từ. Trong trường hợp này, phân từ hiện tại không những là vị ngữ của câu phân từ định ngữ, mà đồng thời cũng là danh từ quan hệ, ví dụ như: người đi/ anh ấy, người đi.
- [तत्र तिष्ठन्तं] ह्वयति। [tatra tiṣṭhantaṃ] hvayati
- “Anh ấy gọi người đứng ở đó”
- [पुण्यं कुर्वतः] पूजयामः। [puṇyaṃ kurvataḥ] pūjayāmaḥ
- “Chúng tôi lễ kính những người tạo công đức”
Phân từ vị lai chủ động ở parasmaipada và ātmanepada[sửa]
Phân từ vị lai chủ động được lập giống như trường hợp phân từ hiện tại chủ động. Tiếp vĩ âm –अत् –at được gắn vào thân vị lai parasmaipada và tiếp vĩ âm –मान –māna được gắn vào thân vị lai ở ātmanepada. Như trong trường hợp phân từ hiện tại, âm cuối của thân là –अ –a bị loạt trước đuôi –अत् –at.
-
गम् gam (1) đi गमिष्यत् gamiṣyat दा dā (2) đưa, trao दास्यत् dāsyat कृ kṛ (8) làm करिष्यत् kariṣyat लभ् labh (1) nhận, đạt लप्स्यमान lapsyamāna मन् man (4) tư duy मंस्यमाण maṃsyamāṇa
Về ngữ nghĩa và ngữ pháp thì phân từ vị lai chủ động xuất hiện như một vị ngữ của một câu phụ có chức năng phó từ (adverbial) hoặc định ngữ (attributive). Phân từ vị lai chủ động chỉ một hành động vị lai hoặc một hành động dự định.
- [ग्रामं गमिष्यन्तं] सेवकम् आह्वयामि। [grāmaṃ gamiṣyantaṃ] sevakam āhvayāmi
- “Tôi gọi người hầu, người sẽ đi đến làng”
Nếu phân từ vị lai chủ động xuất hiện với chức năng vị ngữ của một câu phụ phó từ thì chủ từ của nó với chủ thể của câu chính là một.
- ब्राह्मणो [भिक्षं दास्यन्] गृहान् निरगच्छत्। brāhmaṇo [bhikṣaṃ dāsyan] gṛhān niragacchat
- “Bà-la-môn đã đi ra khỏi nhà với ý nghĩ bố thí thức ăn”
Phân từ vị lai chủ động ở ātmanepada có thể mang nghĩa thụ động:
- स [ताडयिष्यमानं बालम्] अरक्षत्। sa tāḍayiṣyamānaṃ bālam arakṣat
- “Ông ấy đã bảo vệ cậu bé sắp bị đánh đòn”
Nên lưu ý rằng phân từ vị lai thụ động hoặc một gerundive không chỉ một sự việc vị lai dưới dạng thụ động mà là sự cần thiết của một hành động hoặc sự việc (→ 22). Như vậy thì một sự kiện tương lai dạng thụ động phải được trình bày dưới dạng ātmanepada của phân từ hiện tại chủ động.
Bảng liệt kê những phân từ[sửa]
- (xem thêm 19.1)
-
active passive parasmaipada ātmanepada present bhavat bhavamāna bhūyamāna kurvat kurvāṇa kriyamāna future kariṣyat kariṣyamāṇa *kārya *kartavya *karaṇīya preterite *kṛtavat *kṛta
Lưu ý:
- Ba dạng của phân từ vị lai thụ động tạo nên gerundive.
- Trong tám phân từ trên thì chỉ những dạng được đánh dấu hoa thị * mới có thể giữ chức năng vị ngữ của một câu chính, nói rõ hơn là chúng có thể thay thế một động từ hữu hạn định (được chia theo ngôi xưng).
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.