Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 17

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Cách lập bất định pháp (infinitive)[sửa]

Bất định pháp được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –तुम् –tum vào gốc động từ với những điểm cần được lưu ý sau:

  1. Mẫu âm của gốc động từ được chuyển qua phân độ guṇa, nếu mẫu âm này ngắn khi nằm ở giữa hoặc đuôi của gốc (xem những ví dụ bên dưới).
  2. Âm tiếp nối –इ– –i– giữa gốc và bất định tiếp vĩ âm –तुम् –tum ở một số động từ.
  3. Những gốc động từ kết thúc bằng một phụ âm thì luật nội hợp biến được áp dụng, với các âm chuyển biến tương tự như cách lập dạng absolutive (→ bài 15, phần 15.4)

Ví dụ:

गम् gam (1) đi → गन्तुम् gantum
स्था sthā (1) đứng, → स्थातुम् sthātum
त्यज् tyaj (1) rời bỏ, buông xả, → त्यक्तुम् tyaktum
पत् pat (1) té, → पतितुम् patitum
पच् pac (1) nấu, → पक्तुम् paktum
लभ् labh (1) nhận, đạt được → लब्धुम् labdhum
वह् vah (1) mang, vác, gánh → वोढुम् voḍhum
प्रछ् prach (1) hỏi → प्रष्टुम् praṣṭum
जि ji (1) thắng → जेतुम् jetum
नी nī (1) dẫn → नेतुम् netum
विश् viś (4) bước vào → वेष्टुम् veṣṭum
लिख् likh (6) viết → लिखितुम् likhitum
क्षिप् kṣip (6) phóng, quăng → क्षेप्तुम् kṣeptum
जीव् jīv (1) sống → जीवितुम् jīvitum
शुच् śuc (1) lo, buồn → शोचितुम् śocitum
भू bhū (1) thì, là,… trở thành, phát sinh → भवितुम् bhavitum
तुष् tuṣ (4) vui lòng, hài lòng → तोष्टुम् toṣṭum
युध् yudh (4) chiến đấu → योद्धुम् yoddhum
स्मृ smṛ (1) nhớ → स्मर्तुम् smartum
नृत् nṛt (4) nhảy múa → नर्तितुम्/नर्त्तुम् nartitum, narttum
सेव् sev (1) phục vụ, hầu → सेवितुम् sevitum

Nhưng:

दृश् dṛś (1) thấy, nhìn → द्रष्टुम् draṣṭum
स्पृश् spṛś (6) chạm xúc → स्प्रष्टुम् spraṣṭum
सृज् sṛj (6) tạo tác → स्रष्टुम् sraṣṭum

Tuy nhiên, động từ nhóm 10 được chuyển thành dạng infinitive bằng cách gắn vào thân động từ hiện tại với âm tiếp nối –इ– –i– luôn luôn thay thế âm a cuối của tiếp vĩ âm của thân hiện tại thuộc nhóm 10 là –अय– –aya– (→ bài 15, 15.1 và 15.6):

गुप् gup (10) bảo vệ → गोपयितुम् gopayitum
चिन्त् cint (10) suy nghĩ → चिन्तयितुम् cintayitum

Cách dùng bất định pháp[sửa]

1. Một số động từ (và danh từ) biểu thị một nguyện vọng, một ý định, một quyết định đòi hỏi một dạng động từ bổ sung ở dạng bất định. Thuộc về những động từ này là इष् iṣ (6) इच्छति icchati “muốn”, निस्-चि nis-ci (5) निश्चिनोति niścinoti “quyết định”, आ-रभ् ā-rabh (1) आरभते ārabhate “bắt đầu”.

रामो मन्दिरं गन्तुमिच्छति। rāmo mandiraṃ gantum icchati
“Rāma muốn đi đến đền thờ”
रामः पितरं त्यक्तुं निश्चिनोति। rāmaḥ pitaraṃ tyaktuṃ niścinoti
“Rāma quyết định xa lìa thân phụ”
बालः शीघ्रं धावितुमारभत। bālaḥ śīghraṃ dhāvitum ārabhata
“Cậu bé đã bắt đầu chạy nhanh”

2. Một vài động từ, hình dung từ và danh từ với nghĩa “có thể, khả năng, năng lực (để thực hiện một việc gì đó)” cũng được bổ sung bằng một infinitive. Thuộc vào những động từ này là động từ quan trọng शक् śak (5) शक्नोति śaknoti “có khả năng” cũng như các hình dung từ समर्थ samartha, शक्य śakya “khả năng” và danh từ बल bala “lực”.

शिष्यो वेदमवगन्तुं न शक्नोति। śiṣyo vedam avagantuṃ na śaknoti
“Học sinh không thể hiểu Veda”
रामाः सीतां त्यक्तुं न समर्थः। rāmaḥ sītāṃ tyaktuṃ na samarthaḥ
“Rāma không thể nào xa lìa Sītā”
क्षत्रियस्य युद्धे योद्धुं बलमस्ति। kṣatriyasya yuddhe yoddhuṃ balam asti
“Người lính có năng lực để chiến đấu trong cuộc chiến.”

3. Infinitive chỉ mục đích hoặc kết quả của một hành động, như vậy xuất hiện như một vị ngữ của một câu phụ.

रामः पितरं द्रष्टुं प्रासादं गच्छति। rāmaḥ pitaraṃ draṣṭuṃ prāsādaṃ gacchati
“Rāma đến cung điện để gặp/thấy thân phụ.”
भिक्षुर्जलं याचितुमागच्छति। bhikṣur jalaṃ yācitum āgacchati
“Khất sĩ đến để xin nước.”

4. Cùng với động từ अर्ह् arh (1) अर्हति arhati “đáng được, xứng đáng”, infinitive xuất hiện như một thành ngữ, được sử dụng như một lời yêu cầu lễ phép (imperative). (→ भवान् ở 24.3)

भवान् उपवेष्टुमर्हति। bhavān upaveṣṭum arhati
“Xin mời Ngài ngồi!”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.