Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 07
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
- 1 Hiện tại ātmanepada (vị tự cách) — nhân xưng thứ nhất và nhì (1. & 2. pers.)
- 2 Hiện tại ātmanepada (vị tự cách) — Từ hình biến hoá
- 3 Danh từ nam/trung tính có âm kết thúc –a — (locative/ vocative)
- 4 Chức năng của locative
- 5 Chức năng của vocative
- 6 Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba (masc. & neut.) — (locative)
- 7 Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronouns, masc. & neut.) — (locative)
- 8 Nội hợp biến: Luật phát âm uốn lưỡi (retroflexion) cho –ṣ–
- 9 Sandhi của âm cuối là –n
- 10 Bảng tóm tắt các luật sandhi
Hiện tại ātmanepada (vị tự cách) — nhân xưng thứ nhất và nhì (1. & 2. pers.)[sửa]
Các dạng hiện tại vị tự cách ātmanepada cho ngôi xưng 1. được hình thành như sau: Số ít –e, số hai –vahe và số nhiều –mahe.
Theo các quy luật đã biết, nếu đuôi động từ chia vị tự cách bắt đầu bằng một mẫu âm thì mẫu âm đuôi –a của thân hiện tại bị loại.
-
Singular Dual Plural 2. Pers. labh-e labh-ā-vahe labh-ā-mahe “Tôi nhận” “Hai chúng tôi nhận” “Chúng tôi nhận”
Các dạng hiện tại ātmanepada cho ngôi xưng thứ hai được hình thành như sau: Số ít –se, số hai –ethe và số nhiều –dhve.
-
Singular Dual Plural 2. Pers. labh-a-se labh-ethe labh-a-dhve “Bạn nhận” “Hai Bạn nhận” “Các Bạn nhận”
Hiện tại ātmanepada (vị tự cách) — Từ hình biến hoá[sửa]
-
Singular Dual Plural 1. Pers. लभे labh-e लभावहे labh-ā-vahe लभामहे labh-ā-mahe 2. Pers. लभसे labh-a-se लभेथे labh-ethe लभध्वे labh-a-dhve 3. Pers. लभते labh-a-te लभेते labh-ete लभन्ते labh-ante
Danh từ nam/trung tính có âm kết thúc –a — (locative/ vocative)[sửa]
Trong hai sự kiện locative và vocative thì bāla, “thằng bé, đứa trẻ” và phala “quả” được biến hoá như sau:
Masculine
-
Singular Dual Plural Nominative बालः bāla-ḥ बालौ bālau बालाः bālāḥ Accusative बालम् bālam बालौ bālau बालान् bālān Instrumental बालेन bālena बालाभ्याम् bālābhyām बालैः bālaiḥ Dative बालाय bālāya बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ Ablative बालात् bālāt बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ Genitive बालस्य bāla-sya बालयोः bāla-y-oḥ बालानाम् bālā-n-ām Locative बाले bāle बालयोः bāla-y-oḥ बालेषु bāle-ṣu Vocative बाल bāla बालौ bālau बालाः bālāḥ
Neuter
-
Singular Dual Plural Nominative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni Accusative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni Instrumental फलेन phalena फलाभ्याम् phalābhyām फलैः phalaiḥ Dative फलाय phalāya फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ Ablative फलात् phalāt फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ Genitive फलस्य phala-sya फलयोः phala-y-oḥ फलानाम् phalā-n-ām Locative फले phale फलयोः phala-y-oḥ फलेषु phale-ṣu Vocative फल phala फले phale फलानि phalāni
Như vậy thì hô cách giống chủ cách ở dual và plural, chỉ khác ở singular.
Chức năng của locative[sửa]
1. Locative chỉ nơi xảy ra của của một hành động/sự việc.
- rāmo nagare vasati
- “Rāma cư ngụ trong thành phố”
- rāmaḥ kṣetre tiṣṭhati
- “Rāma đứng nơi chiến trường”
2. Locative chỉ thời điểm xảy ra của của một hành động/sự việc. (“lúc nào”).
- vasante rāmaḥ kṣetraṃ gacchati
- “Vào mùa xuân, Rāma đi ra chiến trường”
3. Cùng với một loạt động từ (quăng, phóng, bắn trúng…) thì locative chỉ hướng và mục đích của hành động (“đến đâu”).
- rāmaḥ kuntaṃ nare kṣipati
- “Rāma phóng cây lao đến người kia”
4. Ngoài ra, locative cũng chỉ người mà ta đang có quan hệ, hướng cảm giác đến người ấy. Ví dụ:
- rāmaḥ putre snihyati
- “Rāma thương cậu con trai”
5. Cuối cùng, locative xuất hiện cùng với superlative (tối thượng cấp) của một hình dung từ (adjective, xem thêm bài 40.).
Chức năng của vocative[sửa]
Vocative là dạng của một danh từ được sử dụng để xưng hô, và có tính chất chỉ thời hiện tại. Như vậy thì vocative không có cùng mối quan hệ sự kiện (casus) với động từ. Vocative thường đi kèm với tiểu từ bất biến he “Ồ”.
- he rāma, kutra gacchasi
- “Ồ Rāma, bạn đi đâu thế?”
Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba (masc. & neut.) — (locative)[sửa]
Masculine
-
Singular Dual Plural Nominative सः sa-ḥ तौ tau ते te Accusative तम् ta-m तौ tau तान् tān Instrumental तेन tena ताभ्याम् tā-bhyām तैः taiḥ Dative तस्मै ta-smai ताभ्याम् tā-bhyām तेभ्यः te-bhyaḥ Ablative तस्मात् ta-smāt ताभ्याम् tā-bhyām तेभ्यः te-bhyaḥ Genitive तस्य ta-sya तयोः ta-y-oḥ तेषाम् te-ṣām Locative तस्मिन् ta-smin तयोः ta-y-oḥ तेषु te-ṣu
Neuter
-
Singular Dual Plural Nominative तत् ta-t ते te तानि tāni Accusative तत् ta-t ते te तानि tāni Instrumental Như Masc. Dative Ablative Genitive Locative
Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronouns, masc. & neut.) — (locative)[sửa]
Masculine
-
Singular Dual Plural Nominative कः ka-ḥ कौ kau के ke Accusative कम् ka-m कौ kau कान् kān Instrumental केन kena काभ्याम् kā-bhyām कैः kaiḥ Dative कस्मै ka-smai काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ Ablative कस्मात् ka-smāt काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ Genitive कस्य ka-sya कयोः ka-y-oḥ केषाम् ke-ṣām Locative कस्मिन् ka-smin कयोः ka-y-oḥ केषु ke-ṣu
Neuter
-
Singular Dual Plural Nominative किम् kim के ke कानि kāni Accusative किम् kim के ke कानि kāni Instrumental Như Masc. Dative Ablative Genitive Locative
Nội hợp biến: Luật phát âm uốn lưỡi (retroflexion) cho –ṣ–[sửa]
Trong một chữ thì s biến thành ṣ nếu: (1) một mẫu âm ngoài a, ā hoặc k hoặc r đi trước hoặc cao nhất là bị gián đoạn bởi một visarga ḥ hoặc anusvāra ṃ, và (2) một âm khác ngoài ṛ hoặc r kế tiếp.
-
Nếu một mẫu âm (ngoài a, ā), k hoặc r đi trước và không có âm nào khác ngoài visarga ḥ hoặc anusvāra ṃ, đứng ở giữa s → ṣ nếu không đứng cuối chữ và được kế tiếp bằng r, ṛ.
Như vậy thì s biến thành ṣ trong loc. pl., ví dụ như nareṣu, phaleṣu và teṣu, bởi vì một mẫu âm khác –a/ā đi trước, trong haviḥṣu, vì giữa mẫu âm khác –a/ā và s không có âm nào khác ngoài ḥ, trong vākṣu vì có k đi trước. Cũng như thế, s biến thành ṣ trong dạng nom. pl. havīṃṣi, bởi vì một mẫu âm khác –a/ā đi trước và chỉ bị gián cách bởi ṃ. Tuy nhiên, s không biến đổi trong các dạng loc. sing. śirasi (vì a đi trước) và marutsu (vì giữa mẫu âm khác –a/ā đi trước và s có một âm khác ngoài visarga ḥ hoặc anusvāra ṃ, đó là t).
Sandhi của âm cuối là –n[sửa]
Luật 20: Nếu một chữ được kết thúc bằng –n và chữ kế đến bắt đầu bằng –c/ch hoặc –t/th (phụ âm không phát âm), thì –n biến thành anusvāra ṃ, và hai âm cọ sát răng — s và ś — được thêm vào, và hai chữ được viết liền nhau.
- –n + c/ch– → –ṃś-c/ch–
- –n + t/th– → –ṃs-t/th–
- janān + cintayati → janāṃścintayati
- “Anh ta suy nghĩ về những người kia”
- bālān + tāḍayati → bālāṃstāḍayati
- “Ông ấy đánh các cậu bé”
Luật
21:
Nếu
một
chữ
được
kết
thúc
bằng
–n
và
chữ
kế
đến
bắt
đầu
bằng
–j/jh
(phụ
âm
có
phát
âm),
thì
–n
biến
thành
ñ,
và
hai
chữ
được
viết
liền
nhau.
- –n + j/jh– → –ñ-j/jh–
- deśān + jayati → deśāñjayati
- “Ông ta chinh phục các nước”
Luật
22:
Nếu
một
chữ
được
kết
thúc
bằng
–n
và
chữ
kế
đến
bắt
đầu
bằng
ś,
thì
n
cũng
biến
thành
–ñ,
và
chữ
ś
khởi
đầu
biến
thành
–ch.
Hai
chữ
được
viết
liền
nhau.
- –n + ś– → –ñ-ch–
- devān + śaṃsati → devañchaṃsati
- “Ông ta ca ngợi chư thiên”
Luật
23:
Nếu
một
chữ
được
kết
thúc
bằng
–n
và
chữ
kế
đến
bắt
đầu
bằng
l–,
thì
–n
biến
thành
–Ĩ
và
hai
chữ
được
viết
liền
nhau.
- –n + l– → –Ĩ-l–
- कुन्तान् + लभते → कुन्ताँलभते। kuntān + labhate → kuntāĨlabhate
- “Anh ấy nhận các cây lao”
Luật
24:
Nếu
một
chữ
được
kết
thúc
bằng
–n
với
một
mẫu
âm
ngắn
đi
trước,
và
chữ
kế
đến
bắt
đầu
bằng
một
mẫu
âm,
thì
–n
được
nhân
đôi,
biến
thành
–nn
và
hai
chữ
được
viết
liền
nhau.
Nếu
một
mẫu
âm
dài
đi
trước
n
thì
không
có
sự
biến
đổi.
- mẫu âm ngắn–n + mẫu âm– → mẫu âm ngắn–nn–mẫu âm
- āgacchan + ānayan + ca → āgacchannānayaṃśca
- “Bọn họ đến và mang theo…”
Luật
25:
Nếu
chữ
đầu
chấm
dứt
bằng
một
mẫu
âm
ngắn,
hoặc
là
mā
(chớ,
đừng,
không)
hoặc
ā
(đến)
và
chữ
sau
bắt
đầu
bằng
ch–
thì
c
được
bổ
sung
và
hai
chữ
được
viết
liền
nhau
- mẫu âm ngắn/mā/ā + ch– → –mẫu âm ngắn/mā/ā-cch
- na + chindanti → nacchindanti
- “Bọn họ không cắt…”
Bảng tóm tắt các luật sandhi[sửa]
① –aḥ + phụ âm có âm vang → –o + phụ âm có âm vang
② –aḥ + a– → –o + ’–
③ –aḥ + mẫu âm khác a– → –a + mẫu âm khác-a-
④ –āḥ + mẫu âm/phụ âm có phát âm– → –ā + mẫu âm/phụ âm có phát âm
⑤
- –ḥ + c/ch– → –ś-c/ch–
- –ḥ + ṭ/ṭh– → –ṣ-ṭ/ṭh–
- –ḥ + t/th– → –s-t/th–
- 〖–ḥ + k–, kh–, p–, ph–, ś–, ṣ–, s– → không có biến đổi.〗
⑥
- –a/ā + a/ā → –ā–
- –i/ī + i/ī– → –ī–
- –u/ū + u/ū– → –ū–
⑦
- –a/ā + i/ī– → –e–
- –a/ā + u/ū– → –o–
- –a/ā + ṛ– → –ar–
⑧
- –a/ā + e– → –ai–
- –a/ā + ai– → –ai–
- –a/ā + o– → –au–
- –a/ā + au– → –au–
⑨
- –mẫu âm khác a/ā-ḥ + mẫu âm/phụ âm có phát âm → –mẫu âm khác a/ā-r-mẫu âm/phụ âm có phát âm
- –mẫu âm khác a/ā-ḥ + r– → –mẫu âm khác a/ā– [được kéo dài, để tránh –rr–] + r–
⑩
- –i/ī + mẫu âm– → –y-mẫu âm–
- –u/ū + mẫu âm– → –v-mẫu âm–
- –ṛ/ṝ + mẫu âm– → –r-mẫu âm–
⑪
- –e + a– → –e + ’–
- –o + a– → –o + ’–
⑫
- –e + mẫu âm khác a– → –a + mẫu âm khác a–
- –o + mẫu âm khác a– → –a + mẫu âm khác a–
⑬
- –ai + mẫu âm– → –ā + mẫu âm–
- –au + mẫu âm– → –āv-mẫu âm–
⑭
- –t + mẫu âm– → –d-mẫu âm–
- –t + g/gh– → –d-g/gh–
- –t + d/dh– → –d-d/dh–
- –t + b/bh– → -d-b/bh–
- –t + y/r/v– → –d-y/r/v–
⑮ –t + h– → –d-dh–
⑯
- –t + c/ch → –c-c/ch–
- –t + j/jh- → –j-j/jh–
- –t + ṭ/ṭh → –ṭ-ṭ/ṭh–
- –t + ḍ/ḍh- → –ḍ-ḍ/ḍh–
⑰ –t + ś– → –c-ch–
⑱ –t + l– → –l-l–
⑲ –t + âm mũi– → –n-âm mũi–
⑳
- –n + c/ch– → –ṃś-c/ch–
- –n + t/th– → –ṃs-t/th–
㉑ –n +j/jh– → –ñ-j/jh–
㉒ –n + ś– → –ñ-ch–
㉓ –n + l– → –Ĩ-l–
㉔ mẫu âm ngắn-n + mẫu âm– → mẫu âm ngắn-nn-mẫu âm–
㉕ mẫu âm ngắn/mā/ā + ch– → –mẫu âm ngắn/mā/ā + cch–
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.