Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 26
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
Danh từ nam và nữ tính có âm kết thúc là –ṛ[sửa]
1. Mặc dù những danh từ có âm cuối là –ऋ –ṛ thuộc vào loại có thân mẫu âm, nhưng chúng phần lớn vẫn được biến hoá theo danh từ có thân phụ âm, bởi vì chúng một mặt có ba phân độ thân khi biến hoá và mặt khác, chúng cũng có những sự kiện tiếp vĩ âm của các thân danh từ phụ âm (ngoài acc. plur.). Thế nên, chúng được xử lí như những danh từ có thân phụ âm.
2. Các danh từ có âm kết thúc –ऋ –ṛ có thể được phân thành hai nhóm:
- Danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ
- Danh từ chỉ người thực hiện
Trừ một vài điểm khác biệt nhỏ được ghi bên dưới thì hai nhóm trên được biến hoá như nhau.
3. Nhóm nhỏ trong hai nhóm trên là những danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ, chỉ phân biệt giữa nam và nữ tính:
- मातृ mātṛ (f.) mẹ
- दुहितृ duhitṛ (f.) chị/em gái
- पितृ pitṛ (m.) cha
- भ्रातृ bhrātṛ (m.) anh/em trai
4. Nhóm lớn hơn là nhóm danh từ chỉ người thực hiện. Những danh từ này được lập bằng cách gắn đuôi –तृ –tṛ vào gốc động từ đứng ở phân độ guṇa. Có lúc âm nối –इ– –i– được bổ sung.
-
कृ kṛ (8) làm कर्तृ kartṛ người làm रक्ष् rakṣ (1) bảo vệ रक्षितृ rakṣitṛ người hộ vệ जि ji (1) thắng जेतृ jetṛ người thắng नी nī (1) dẫn नेतृ netṛ người thủ lĩnh दा dā (3) đưa दातृ dātṛ người đưa
Có một số danh từ chỉ sự quan hệ được xếp vào nhóm danh từ chỉ người thực hiện, ví dụ như
- स्वसृ svasṛ (f.) chị/em gái
- नप्तृ naptṛ (m.) cháu nội/ngoại
- भर्तृ bhartṛ (m.) người chồng
Biến hoá danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ có âm kết thúc là –ṛ[sửa]
1. Thân mạnh của những danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ được lập bằng cách chuyển mẫu âm –ऋ –ṛ thành phân độ guṇa, tức là –अर् –ar và thân yếu nhất bằng cách thay mẫu âm –ऋ –ṛ thành bán mẫu âm र् r của nó.
- Thân mạnh –अर् –ar
- Thân yếu –ऋ –ṛ
- Thân yếu nhất –र् –r
2. Cách biến hoá của पितृ pitṛ “cha”
Ví dụ: पितृ pitṛ “cha” — masculine
-
Singular Dual Plural Nominative पिता pitā पितरौ pitarau पितरः pitaraḥ Accusative पितरम् pitaram पितरौ pitarau पितॄन् pitṝn Instrumental पित्रा pitrā पितृभ्याम् pitṛbhyām पितृभिः pitṛbhiḥ Dative पित्रे pitre पितृभ्याम् pitṛbhyām पितृभ्यः pitṛbhyaḥ Ablative पितुः pituḥ पितृभ्याम् pitṛbhyām पितृभ्यः pitṛbhyaḥ Genitive पितुः pituḥ पित्रोः pitroḥ पितॄणाम् pitṝṇām Locative पितरि pitari पित्रोः pitroḥ पितृषु pitṛṣu Vocative पितः pitaḥ पितरौ pitarau पितरः pitaraḥ
3. Danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ tiếp nhận sự kiện tiếp vĩ âm của cách biến hoá theo thân phụ âm, với hai ngoại hạng, đó là ablative và genitive singular. Ở hai sự kiện này, âm cuối của thân –र् –r bị loại và –उः –uḥ được gắn vào. Ở acc. và gen. plur., hai tiếp vĩ âm của cách biến hoá danh từ theo mẫu âm xuất hiện. Trong hai trường hợp này, thân yếu được kéo dài và đây cũng là trường hợp duy nhất mà mẫu âm ॠ ṝ xuất hiện.
Ngoài ra ta còn thấy những sự kiện ngoại hạng nữa là thân bất quy tắc ở locative singular. Thay vì âm –ऋ –ṛ thì ta lại thấy mẫu âm ở guṇa là –अर् –ar. Bất quy tắc — như tất cả những danh từ có phân độ thân — là nom. sing. Ở đây, vần र् r của thân mạnh –अर् –ar không những bị loại, mà mẫu âm cũng được kéo dài.
4. Accusative plural của những danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ, nữ tính được kết thúc bằng –ः –ḥ. Ví dụ: मातृ mātṛ “mẹ” → मातॄः mātṝḥ.
Biến hoá danh từ chỉ người thực hiện có âm kết thúc là –ṛ[sửa]
1. Về mặt phân độ thân, danh từ chỉ người thực hiện và ba danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ स्वसृ svasṛ (f.) “chị/em gái” नप्तृ naptṛ (m.) “cháu nội/ngoại” भर्तृ bhartṛ (m.) “người chồng” chỉ khác những danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ ở cách lập thân mạnh: Mẫu âm –ऋ –ṛ không được thay thế bằng mẫu âm ở phân độ guṇa là –अर् –ar mà ở vṛddhi là आर् –ār. Đây là bảng phân độ thân:
- Thân mạnh आर् –ār
- Thân yếu –ऋ –ṛ
- Thân yếu nhất –र् –r
2. Ở nominative, ablative, genitive và locative singular, cũng như ở accusative và genitive plural thì những danh từ chỉ người thực hiện cũng có những trường hợp bất quy tắc như ở danh từ chỉ sự quan hệ dòng họ.
Ví dụ: कर्तृ kartṛ “người làm” — masculine
-
Singular Dual Plural Nominative कर्ता kartā कर्तारौ kartārau कर्तारः kartāraḥ Accusative कर्तारम् kartāram कर्तारौ kartārau कर्तॄन् kartṝn Instrumental कर्त्रा kartrā कर्तृभ्याम् kartṛbhyām कर्तृभिः kartṛbhiḥ Dative कर्त्रे kartre कर्तृभ्याम् kartṛbhyām कर्तृभ्यः kartṛbhyaḥ Ablative कर्तुः kartuḥ कर्तृभ्याम् kartṛbhyām कर्तृभ्यः kartṛbhyaḥ Genitive कर्तुः kartuḥ कर्त्रोः kartroḥ कर्तॄणाम् kartṝṇām Locative कर्तरि kartari कर्त्रोः kartroḥ कर्तृषु kartṛṣu Vocative कर्तर् kartar कर्तारौ kartārau कर्तारः kartāraḥ
3. Accusative plural của स्वसृ svasṛ (f.) “chị/em gái” là स्वसॄः svasṝḥ.
4. Tất cả những danh từ chỉ người thực hiện thuộc nam tính và chúng cũng có những dạng nữ tính tương ưng, được lập bằng cách gắn tiếp vĩ tự –त्री –trī, ví dụ như कर्त्री kartrī “người làm”. Những danh từ nữ tính này được biến hoá như danh từ có âm cuối là –ई –ī (12.1).
Danh từ và hình dung từ có âm kết thúc là –in/–vin[sửa]
1. Với tiếp vĩ âm –इन् –in ta có thể lập thật danh từ và hình dung từ từ những danh từ có đuôi –अ –a. Danh từ và hình dung từ được lập bằng cách thay thế âm cuối –अ –a bằng –इन् –in. Trong trường hợp này, tiếp vĩ âm –इन् –in có nghĩa “có, sở hữu, được xác định bằng”. Như vậy thì một thật danh từ hoặc hình dung từ diễn sinh với cấu trúc X-in có nghĩa thật sát là “có X/ được xác định bởi X”. Chúng tương tự như trường hợp các hình dung từ có đuôi –वत् –vat/–मत् –mat và phần lớn đã được liệt kê vào từ điển.
-
बल bala lực → बलिन् balin có lực, mạnh धन dhana của, giàu → धनिन् dhanin có của = giàu sang सुख sukha lạc, hạnh phúc → सुखिन् sukhin hạnh phúc क्षीर kṣīra sữa → क्षीरिन् kṣīrin có tính chất sữa पक्ष pakṣa cánh → पक्षिन् pakṣin có cánh = chim धन्व dhanva cung → धन्विन् dhanvin có cung = người bắn cung योग yoga du-già → योगिन् yogin thuộc du-già = du-già sư
3. Với chức năng đúng như trên, nhưng ít xuất hiện hơn là tiếp vĩ âm –विन –vin được gắn vào danh từ có âm cuối là –अस् –as (→ 23.4)
-
तपस् tapas khổ hạnh → तपस्विन् tapasvin thuộc về khổ hạnh = người tu khổ hạnh तेजस् tejas sáng chói → तेजस्विन् tejasvin có sự sáng chói = sáng chói
4. Giống như tất cả những danh từ thứ yếu (→ Phụ lục 1), những danh từ có âm kết thúc –इन् –in/–विन –vin không có phân độ thân khi biến hoá. Tuy nhiên, ta nên lưu ý rằng âm –न् –n cuối của thân bị loại trước những tiếp vĩ âm của sự kiện bắt đầu bằng một phụ âm. Và nominative singular có âm cuối là –ई –ī (không nên lầm lẫn với danh từ nữ tính có âm cuối là –ई –ī).
Ví dụ: योगिन् yogin “Du-già sư” — masculine
-
Singular Dual Plural Nominative योगी yogī योगिनौ yoginau योगिनः yoginaḥ Accusative योगिनम् yoginam योगिनौ yoginau योगिनः yoginaḥ Instrumental योगिना yoginā योगिभ्याम् yogibhyām योगिभिः yogibhiḥ Dative योगिने yogine योगिभ्याम् yogibhyām योगिभ्यः yogibhyaḥ Ablative योगिनः yoginaḥ योगिभ्याम् yogibhyām योगिभ्यः yogibhyaḥ Genitive योगिनः yoginaḥ योगिनोः yoginoḥ योगिनाम् yoginām Locative योगिनि yogini योगिनोः yoginoḥ योगिषु yogiṣu Vocative योगिन् yogin योगिनौ yoginau योगिनः yoginaḥ
5. Thật danh từ có âm cuối là –इन् –in đều là nam tính trong khi hình dung từ tuỳ lúc mà đổi thành nam hay trung tính. Cách biến hoá hình dung từ trung tính khác cách biến hoá các danh từ nam tính ở nom. acc. và voc.
Ví dụ: बलिन् balin “mạnh”— hình dung từ, trung tính
-
Singular Dual Plural Nominative बलि bali बलिनी balinī बलीनि balīni Accusative बलि bali बलिनी balinī बलीनि balīni Instrumental बलिना balinā बलिभ्याम् balibhyām बलिभिः balibhiḥ Dative बलिने baline बलिभ्याम् balibhyām बलिभ्यः balibhyaḥ Ablative बलिनः balinaḥ बलिभ्याम् balibhyām बलिभ्यः balibhyaḥ Genitive बलिनः balinaḥ बलिनोः balinoḥ बलिनाम् balinām Locative बलिनि balini बलिनोः balinoḥ बलिषु baliṣu Vocative बलि / बलिन् bali/balin बलिनी balinī बलीनि balīni
6. Hình dung từ nữ tính được lập bằng cách gắn –ई –ī vào thân, ví dụ như बलिनी balinī, và được biến hoá như danh từ nữ tính có âm cuối là –ई –ī (12.1)
Vị lai nói vòng (periphrastic future, 迂迴說)[sửa]
1. Vị lai nói vòng (periphrastic future) được cấu tạo bởi hai yếu tố
- a. một động từ ở dạng danh từ chỉ người làm (nomina agentis) ở nom. masc. và
- b động từ अस् as (2) “thì, mà, là” được chia ở thời hiện tại.
2. Trong hai ngôi xưng đầu, danh từ chỉ người làm lúc nào cũng xuất hiện dưới dạng nominative singular, được lập với tiếp vĩ âm –ता –tā ngay cả khi yếu tố thứ hai, động từ अस् as đứng ở dual hoặc plural.
Ví dụ:
-
√ nomina agentis nom. sing. गम् gam गन्तृ gantṛ गन्ता gantā विश् viś वेष्टृ veṣṭṛ वेष्टा veṣṭā भू bhū भवितृ bhavitṛ भविता bhavitā स्मृ smṛ स्मर्तृ smartṛ स्मर्ता smartā
Dạng hiện tại của động từ अस् as được gắn vào dạng số ít của danh từ chỉ người làm. Ví dụ với động từ गम् gam bên dưới:
-
गन्तास्मि gantāsmi (gantā-asmi) गन्तास्वः gantā-svaḥ गन्तास्मः gantā-smaḥ Tôi sẽ đi Hai chúng tôi sẽ đi Chúng tôi sẽ đi
3. Tuy nhiên, ở ngôi xưng thứ ba, động từ अस् as bị loại. Vì không có động từ अस् as thì số ngôi xưng của động từ không được thể hiện rõ nên danh từ chỉ người làm xuất hiện với cả ba số –ता –tā, –तारौ –tārau –तारः –tāraḥ.
4. Sau đây là từ hình biến hoá của गम् gam.
Parasmaipada
-
Singular Dual Plural 1. Pers. गन्तास्मि gantāsmi गन्तास्वः gantāsvaḥ गन्तास्मः gantāsmaḥ 2. Pers. गन्तासि gantāsi गन्तास्थः gantāsthaḥ गन्तास्थ gantāstha 3. Pers. गन्ता gantā गन्तारौ gantārau गन्तारः gantāraḥ
5. Động từ được chia dưới dạng ātmanepada xuất hiện dưới dạng अस् as được chia ở ātmanepada. Sau đây là từ hình biến hoá của लभ् labh.
Ātmanepada
-
Singular Dual Plural 1. Pers. लब्धाहे labdhāhe लब्धास्वहे labdhāsvahe लब्धास्महे labdhāsmahe 2. Pers. लब्धासे labdhāse लब्धासाथे labdhāsāthe लब्धाध्वे labdhādhve 3. Pers. लब्धा labdhā लब्धारौ labdhārau लब्धारः labdhāraḥ
6. Vị lai nói vòng (periphrastic future) nguyên được dùng để chỉ vị lai xa so với vị lai đơn giản (21.12). Tuy nhiên, trong Hoa văn Phạn ngữ thì điểm khác biệt này đã bị xoá mờ và hai dạng vị lai được dùng không có sự phân biệt, mặc dù so với vị lai đơn giản — như đã nói — vị lai nói vòng ít được thấy hơn rất nhiều.
- रामेण सह नगरं गन्तास्मि। rāmeṇa saha nagaraṃ gantāsmi
- “Tôi sẽ đi với Rāma đến thành phố.”
- रामो नगरं गन्ता। rāmo nagaraṃ gantā
- “Rāma sẽ đi đến thành phố.”
Hãy phân biệt về mặt ngữ pháp giữa hai câu với vị lai nói vòng và danh từ chỉ người thực hiện:
- शत्रून् हन्तास्मि। śatrūn hantāsmi
- “Tôi sẽ giết bọn giặc” (vị lai nói vòng)
- शत्रूणां हन्तास्मि। śatrūṇāṃ hantāsmi
- “Tôi là người giết (của) bọn giặc” (danh từ chỉ người thực hiện)
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.