Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 32

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Các thân động từ hiện tại athematic[sửa]

1. Từ đầu chương trình học đến giờ, chỉ những thân động từ thematic được xử lí, cụ thể là những thân hiện tại của những nhóm 1, 4, 6 và 10. Những thân thematic này có đặc điểm ở mẫu âm thematic –अ –a, một mẫu âm trước hết là một tiếp vĩ âm lập thân, hoặc là âm cuối của tiếp vĩ tự lập thân (trong trường hợp –य –ya ở nhóm 4 và –अय –aya ở nhóm 10).

2. Những thân hiện tại của các nhóm còn lại, tức là 2, 3, 5, 7, 8, 9 được gọi là thân athematic, bởi vì chúng không có tiếp vĩ tự lập thân với âm cuối là –अ –a. Mặc dù số lượng của các động từ athematic không lớn so với những động từ thematic nhưng một số động từ thuộc nhóm này xuất hiện rất thường và thuộc vào hạng quan trọng trong Phạn văn.

Thân hiện tại athematic chỉ bao gồm một là gốc, hoặc là gốc cùng với một tiếp vĩ tự lập thân. Như vậy thì trong những nhóm động từ có thân athematic, ta có thể phân biệt hai loại.

a. thân hiện tại athematic được lập thẳng từ gốc được biến hoá, ví dụ như được biến hoá bằng cách trùng tự hoá (reduplication), hoặc bổ sung một sáp nhập âm (infix). Thuộc vào loại này là các nhóm 2, 3, 7.
b. thân hiện tại athematic được lập từ gốc và một tiếp vĩ tự lập thân. Thuộc vào loại này là các nhóm 5, 8, 9.

Những dạng động từ được chia của nhóm thứ nhất (2, 3, 7) thường rất phức tạp về mặt chia, bởi vì nhân xưng tiếp vĩ âm thường được gắn vào thân có âm kết thúc là phụ âm với những dạng nội hợp biến khó nhận.

3. Như vậy thì những thân hiện tại athematic có những điểm đặc biệt khác với những thân hiện tại thematic như sau:

a. thiếu mẫu âm thematic –अ –a
b. phân biệt giữa thân mạnh và yếu
c. dạng optative có tiếp vĩ âm riêng
d. một phần có nhân xưng tiếp vĩ âm riêng

4. Trong khi những thân hiện tại thematic không biến đổi trong lúc chia thì thân hiện tại athematic lại lập hai loại thân, được gọi là thân mạnh và thân yếu. Ở dạng mạnh thì mẫu âm của gốc/của phần âm sáp nhập (infix) của gốc hoặc tiếp vĩ âm lập thân xuất hiện ở phân độ guṇa. Sau đây là bảng kiệt kê sáu nhóm thân athematic:

Nhóm Thân Cách lập thân Ví dụ Ngôi thứ 3 số ít, hiện tại paras./ātm.
2 Thân mạnh √ ở guṇa + suffix dviṣ द्विष् "ghét" dveṣṭi द्वेष्टि
Thân yếu √ + suffix dviṣṭe द्विष्टे
3 Thân mạnh redup. √ ở guṇa + suffix bhṛ भृ "mang, vác" bibharti बिभर्ति
Thân yếu redup. √ + suffix bibhṛte बिभृते
5 Thân mạnh √ + -no- + suffix āp आप् "đắc, đạt" āpnoti आप्नोति
Thân yếu √ + -nu- + suffix āpnute आप्नुते
7 Thân mạnh √ + infix -na- + suffix bhid भिद् "chẻ" bhinatti भिनत्ति
Thân yếu √ + infix -n- + suffix bhintte भिन्त्ते
8 Thân mạnh √ + -o- + suffix tan तन् "kéo ra" tanoti तनोति
Thân yếu √ + -u- + suffix tanute तनुते
9 Thân mạnh √ + -nā- + suffix kṛī क्री "mua" krīṇāti क्रीणाति
Thân yếu √ + -nī- + suffix krīṇīte क्रीणीते

Thân mạnh xuất hiện ở 13 dạng:

1., 2. và 3. pers. sing. pres. và imperfect parasmaipada.
1. pers. sing., dual, plur. imperative parasmaipada ātmanepada
3. pers. sing. imperative parasmaipada

Ở tất cả những dạng khác thì thân yếu xuất hiện.

5. Tiếp vĩ tự optative parasmaipada là –या– –– và ở ātmanepda là –इ– –ī–.

6. Một vài nhân xưng tiếp vĩ tự của present, imperfect, optative imperative khác so với nhân xưng tiếp vĩ tự của các nhóm thematic. Những tiếp vĩ tự được liệt kê dưới đồ hình bên dưới. Cụ thể là:

những dạng 3. pers. plur. ở present, imperfect imperative ātmanepda với âm mũi न् n bị loại bỏ.
những dạng 2. và 3. pers. dual ở present, imperfect imperative ātmanepda với những tiếp vĩ tự có khởi âm là ए e thay vì आ ā như thường thấy.
những dạng 1. pers. sing., dual và plural imperative parasmaipada, cũng như những dạng 1. pers. dual và plural imperative ātmanepda với những nhân xưng tiếp vĩ tự được bổ sung âm आ ā ở đầu.
tiếp vĩ tự của 2. pers. sing. imperative parasmaipada — ngoài những trường hợp ngoại hạng ít có — lúc nào cũng là –धि –dhi (sau âm cuối là phụ âm) và –हि –hi (sau âm cuối là mẫu âm).
  Present
  parasmaipada ātmanepada
  Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur.
  Indicative
1. mi —vaḥ —maḥ —e —vahe —mahe
2. si —thaḥ —tha —se —āthe* —dhve
3. ti —taḥ —anti —te —āte* —ate*
  Optative
1. —am —va —ma —a —vahi —mahi
2. —ḥ —tam —ta —thāḥ —āthām* —dhvam
3. —t —tām —uḥ —ta —ātām* —ran
  Imperative
1. āni* āva* āma* ai āvahai* āmahai*
2. —dhi/hi* —tam —ta —sva —āthām* —dhvam
3. tu —tām —antu —tām —ātām* —atām*
  Imperfect
1. am —va —ma —i* —vahi —mahi
2. —tam —ta —thāḥ —āthām* —dhvam
3. t —tām —an —ta —ātām* —ata*
  • Những dạng in đậm chỉ thân mạnh, phần còn lại là yếu.

Trong bài này và những bài kế đến, ba nhóm thân hiện tại athematic được lập từ gốc và một tiếp vĩ tự lập thân (5, 8, 9). Sau đó là ba nhóm với thân hiện tại được lập từ gốc.

Thân hiện tại của những động từ nhóm 5[sửa]

Động từ thuộc nhóm 5 lập thân mạnh bằng cách bổ sung âm –नो– –no– vào gốc và thân yếu bằng bổ sung –नु– –nu–. Ví dụ: सु su “ép” có thân mạnh là –सुनो– –su-no– và thân yếu là –सुनु– –su-nu–. Sau đây là những đặc điểm của nhóm 5:

a. Gốc có âm cuối là mẫu âm như सु su “ép” biến đổi –नु– –nu– trước những nhân xưng tiếp vĩ âm bắt đầu bằng mẫu âm thành –न्व्– –nv–, trong khi những gốc động từ có phụ âm ở cuối như आप् āp “thành đạt” biến đổi –नु– –nu– thành –नुव्– –nuv– Ví dụ với nhân xưng tiếp vĩ âm –अन्ति –anti của 3. pers. plur. pres. parasmaipada: सुन्वन्ति su-nv-anti và आप्नुवन्ति āp-nuv-anti.
b. Những gốc có âm kết thúc là mẫu âm có thể bỏ hoặc không bỏ mẫu âm –उ –u của –नु– –nu–. Ví dụ với 1. pers. plur. pres. parasmaipada: सुनुमः sunumaḥ hoặc सुन्मः sunmaḥ.
c. Những gốc có âm kết thúc là mẫu âm không có nhân xưng tiếp vĩ âm ở 2. pers. sing. imperative parasmaipada, trong khi những gốc có âm kết thúc là phụ âm lại lấy nhân xưng tiếp vĩ âm –हि –hi. Ví dụ: सुनु sunu và आप्नुहि āp-nu-hi.

सु (5) “ép”, parasmaipada và ātmanepada[sửa]

  Present
  parasmaipada ātmanepada
  Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur.
  Indicative
1. सुनोमि सुनुवः सुनुमः सुन्वे सुनुवहे सुनुमहे
2. सुनोषि सुनुथः सुनुथ सुनुषे सुन्वाथे सुनुध्वे
3. सुनोति सुनुतः सुन्वन्ति सुनुते सुन्वाते सुन्वते
  Optative
1. सुनुयाम् सुनुयाव सुनुयाम सुन्वीय सुन्वीवहि सुन्वीमहि
2. सुनुयाः सुनुयातम् सुनुयात सुन्वीथाः सुन्वीयाथाम् सुन्वीध्वम्
3. सुनुयात् सुनुयाताम् सुनुयुः सुन्वीत सुन्वीयाताम् सुन्वीरन्
  Imperative
1. सुनवानि सुनवाव सुनवाम सुनवै सुनवावहै सुनवामहै
2. सुनु सुनुतम् सुनुत सुनुष्व सुन्वाथाम् सुनुध्वम्
3. सुनोतु सुनुताम् सुन्वन्तु सुनुताम् सुन्वाताम् सुन्वताम्
  Imperfect
1. असुनवम् असुनुव असुनुम असुन्वि असुनुवहि असुनुमहि
2. असुनोः असुनुतम् असुनुत असुनुथाः असुन्वाथाम् असुनुध्वम्
3. असुनोत् असुनुताम् असुन्वन् असुनुत असुन्वाताम् असुन्वत

Gốc श्रु śru “nghe” chuyển biến ngay trong thân thành शृ śṛ. Ví dụ: शृणोति śṛ-ṇo-ti, शृणुतः śṛ-ṇu-taḥ, शृण्वन्ति śṛ-ṇv-anti.

आप् (5) “thành đạt”, parasmaipada[sửa]

  Present
  parasmaipada ātmanepada
  Sing. Dual. Plur. Sing. Dual. Plur.
  Indicative
1. आप्नोमि आप्नुवः आप्नुमः
2. आप्नोषि आप्नुथः आप्नुथ
3. आप्नोति आप्नुतः आप्नुवन्ति
  Optative
1. आप्नुयाम् आप्नुयाव आप्नुयाम
2. आप्नुयाः आप्नुयातम् आप्नुयात
3. आप्नुयात् आप्नुयाताम् आप्नुयुः
  Imperative
1. आप्नवानि आप्नवाव आप्नवाम
2. आप्नुहि आप्नुतम् आप्नुत
3. आप्नोतु आप्नुताम् आप्नुवन्तु
  Imperfect
1. आप्नवम् आप्नुव आप्नुम
2. आप्नोः आप्नुतम् आप्नुत
3. आप्नोत् आप्नुताम् आप्नुवन्

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.