Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 22

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Cách lập gerundive[sửa]

Một phân từ thường gặp khác trong Phạn văn là gerundive (động danh từ 動名詞), cũng được gọi là participum necessitatis bởi vì phân từ này biểu thị sự tất yếu của một hành động hoặc một sự kiện dưới dạng thụ động (“nên/phải được thực hiện”). Gerundive được thành lập bằng cách gắn ba tiếp vĩ âm vào gốc động từ.

  1. –तव्य –tavya
  2. –य –ya
  3. –अनीय –anīya

Nên lưu ý là ba tiếp vĩ âm này không phải xuất hiện với tất cả những gốc động từ. Một vài gốc xuất hiện với cả ba tiếp vĩ âm trong khi một những gốc khác xuất hiện với hai hoặc chỉ một tiếp vĩ âm. Sinh viên học Phạn ngữ nên tra trong những bảng liệt kê gốc động từ (Whitney hoặc Bucknell).

Cách lập với tiếp vĩ âm –तव्य –tavya[sửa]

Tiếp vĩ âm gerundive –तव्य –tavya được gắn vào gốc tương tự như tiếp vĩ âm infinitive –तुम् –tum, như vậy thì:

  1. Mẫu âm của gốc động từ được chuyển qua phân độ guṇa.
  2. Âm tiếp nối –इ– –i– giữa gốc và tiếp vĩ âm gerundive ở một số động từ.
  3. Những gốc động từ kết thúc bằng một phụ âm thì luật nội hợp biến được áp dụng, với các âm chuyển biến tương tự như cách lập dạng absolutive (→ bài 15, phần 15.4)
  4. Ở những gốc động từ của nhóm 10 và những cách chia theo causative, âm nối –इ– –i– luôn luôn thay đuôi –अ –a của đuôi lập thân hiện tại –अय– –aya–.

Ví dụ:

गम् gam (1) đi गन्तव्य gan-tavya
स्था sthā (1) đứng स्थातव्य sthā-tavya
त्यज् tyaj (1) lìa bỏ त्यक्तव्य tyak-tavya
पत् pat (4) té पतितव्य pat-i-tavya
पच् pac (1) nấu पक्तव्य pak-tavya
जि ji (1) thắng, chinh phục जेतव्य je-tavya
नी nī (1) dẫn dắt नेतव्य ne-tavya
लिख् likh (6) viết लेखितव्य lekh-i-tavya
जीव् jīv (1) sống जीवितव्य jīv-i-tavya
भू bhū (1) là, trở thành भवितव्य bhav-i-tavya
युध् yudh (4) chiến đấu योद्धव्य yod-dhavya
स्मृ smṛ (1) nhớ स्मर्तव्य smar-tavya
चिन्त् cint (10) tư duy चिन्तयितव्य cint-ayi-tavya

Cách lập với tiếp vĩ âm –य –ya[sửa]

Khi tiếp vĩ âm –य –ya được gắn vào gốc động từ thì gốc này được biến đổi như sau:

1. Âm cuối –आ –ā biến thành –ए –e.
पा pā (1) uống पेय pe-ya
दा dā (3) đưa, trao देय de-ya
2. Âm cuối –इ –i và –ई –ī biến thành âm phân độ guṇa –ए –e.
जि ji (1) thắng, chinh phục जेय je-ya
नी nī (1) dẫn, dắt नेय ne-ya
3. Âm cuối –उ –u và –ऊ –ū biến thành âm phân độ guṇa hoặc vṛddhi o au, sau đó lại biến thành अव् av hoặc आव् āv trước –य –ya.
प्लु plu (1) bơi प्लव्य plav-ya hoặc प्लाव्य plāv-ya
भू bhū (1) thì, là, trở thành भव्य bhav-ya hoặc भाव्य bhāv-ya
4. Âm cuối –ऋ – và –ॠ – biến thành âm phân độ vṛddhi आर् ār.
हृ hṛ (1) nắm, lấy हार्य hār-ya
तॄ tṝ (1) đi qua, vượt qua, băng qua तार्य tār-ya
5. Một vài gốc động từ có âm cuối là –इ –i, –ई –ī, –उ –u, –ऊ –ū, –ऋ – bổ sung phụ âm –त् –t trước khi đuôi –य –ya được gắn vào gốc động từ không thay đổi.
कृ kṛ (8) làm कृत्य kṛtya
6. Ở những gốc kết thúc bằng một phụ âm thì mẫu âm –अ– –a– ở giữa gốc được giữ nguyên hoặc kéo dài.
गम् gam (1) đi गम्य gam-ya
पठ् paṭh (1) đọc पाठ्य pāṭh-ya
7. Hai mẫu âm –इ –i và –उ –u bên trong gốc thường xuất hiện dưới phân độ guṇa trước một phụ âm, và không biến đổi trước hai phụ âm liền nhau.
लिख् likh (6) viết लेख्य lekh-ya
निन्द् nind (1) la rầy निन्द्य nind-ya
युध् yudh (1) chiến đấu योध्य yodh-ya
8. Âm –ऋ – và những mẫu âm dài ở giữa thường không biến đổi.
9. Ở những gốc động từ nhóm 10 và các dạng causatives thì mẫu âm ở giữa theo luật của cách lập thân động từ hiện tại, tức là xuất hiện dưới dạng guṇa hoặc không biến đổi gì cả.
चुर् cur (10) trộm cắp चोर्य cor-ya
चिन्त् cint (10) tư duy चिन्त्य cint-ya

Cách lập với tiếp vĩ âm –अनीय –anīya[sửa]

Nhìn chung thì tiếp vĩ âm –अनीय –anīya được gắn vào gốc động từ với mẫu âm được chuyển về phân độ guṇa.

क्षिप् kṣip (6) ném, quăng क्षेपनीय kṣep-anīya
युध् yudh (4) chiến đấu योध्य yodh-anīya

Cách dùng gerundive[sửa]

1. Tương tự ppp, gerundive là một phân từ thụ động, xuất hiện dưới dạng vị ngữ hoặc định ngữ của câu chính. Vì mang nghĩa thụ động nên chủ thể hành động của nó đứng ở instrumental.

Cũng như ppp, gerundive tương đồng với vật được thực hiện mà nó có quan hệ trực tiếp (đối tượng trực tiếp của động từ cập vật) và trong cách dùng định ngữ, về mặt số, giới tính và sự kiện. Dạng nữ tính của gerundive có –आ –ā kết thúc. –तव्या –tavyā, –या –, –अनीया –anīyā.

Như đã nói, nghĩa chính của gerundive — song song với nghĩa thụ động — là nghĩa vụ, trách nhiệm, bắt buộc (obligative). Gerundive chỉ sự cần thiết của một hành động hoặc một sự kiện nào đó (nên/phải được thực hiện), tức là một trách nhiệm, một mệnh lệnh, một quy luật.

2. Trong khi –तव्य –tavya phần lớn được sử dụng với tư cách vị ngữ thì ta lại thường thấy –अनीय –anīya hoặc –य –ya với chức năng định ngữ.

रामेण पुस्तकं पठितव्यम्। rāmeṇa pustakaṃ paṭhitavyaṃ
“Quyển sách nên/phải được đọc bởi Rāma”
“Rāma nên/phải đọc quyển sách”
रामेण पठनीयं पुस्तकं गुरुरानयति। rāmeṇa paṭhanīyaṃ pustakaṃ gururānayati
“Vị thầy mang quyển sách nên/phải được đọc bởi Rāma”
“Vị thầy mang quyển sách mà Rāma phải/đọc”
ब्राह्मणेन पूजा देवनां कर्तव्या। brāhmaṇena pūjā devanāṃ kartavyā
“Một buổi lễ tôn kính chư thiên nên được thực hiện bởi Bà-la-môn”
ब्राह्मणेन कार्यायै पूजायै बालः पुष्पाणि हरति। brāhmaṇena kāryāyai pūjāyai bālaḥ puṣpāṇi harati
“Cậu bé lấy hoa cho buổi lễ tôn kính nên/phải được thực hiện bởi Bà-la-môn”

3. Gerundive cũng xuất hiện cũng với động từ bất cập vật (intransitive, → 18.3 và 19.5). Ở trường hợp này, gerundive không có chủ thể tương ưng, lúc nào cũng đứng ở chủ cách, số ít và trung tính (nom. sing. neut.).

मया नगरं गन्तव्यम्। mayā nagaraṃ gantavyam
“Nó phải/nên được đi đến thành phố bởi tôi” = “Tôi nên/phải đến thành phố”

4. Thỉnh thoảng chủ thể hành động của gerundive không đứng ở instrumental như thường thấy mà lại đứng ở genitive, đặc biệt là khi nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất và hai được dùng dưới dạng phụ đái ngữ (enclitic, 附帶語).

नगरं ते गन्तव्यम्। nagaraṃ te gantavyaṃ
“Nó phải/nên được đi đến thành phố bởi Bạn” = “Bạn nên/phải đến thành phố”
(त्वया) तत्र न गन्तव्यम्। (tvayā) tatra na gantavyam
“Bạn không nên đi đến nơi ấy!”

Chỉ thị đại danh từ idam và adaḥ[sửa]

Phạn ngữ có thêm hai chỉ thị dại danh từ khác, chỉ những gì xa hơn hoặc gần hơn nhìn từ người nói. इदम् idam “cái này, cái này đây” chỉ những gì ở gần chỗ người nói và như thế, nó có nghĩa như एतद् etad; cả hai chỉ thị đại danh từ đều được dùng và xuất hiện đều như nhau. Thân अदः adaḥ “cái kia, cái nọ” chỉ những gì ở xa hơn tính từ chỗ người nói. Như thế nó có nghĩa như तद् tad, nhưng xuất hiện ít hơn तद् tad.

Từ hình biến hoá cho idam — masculine và neuter

Singular Dual Plural
Nominative अयम् / इदम् ayam/ idam इमौ/इमे imau/ ime इमे/इमानि ime/ imāni
Accusative इमम् / इदम् imam/ idam इमौ/इमे imau/ ime इमान् /इमानि imān/ imāni
Instrumental अनेन anena आभ्याम् ābhyām एभिः ebhiḥ
Dative अस्मै asmai आभ्याम् ābhyām एभ्यः ebhyaḥ
Ablative अस्मात् asmāt आभ्याम् ābhyām एभ्यः ebhyaḥ
Genitive अस्य asya अनयोः anayoḥ एषाम् eṣām
Locative अस्मिन् asmin अनयोः anayoḥ एषु eṣu

Từ hình biến hoá cho idam — feminine

Singular Dual Plural
Nominative इयम् iyam इमे ime इमाः imāḥ
Accusative इमाम् imām इमे ime इमाः imāḥ
Instrumental अनया anayā आभ्याम् ābhyām आभिः ābhiḥ
Dative अस्यै asyai आभ्याम् ābhyām आभ्यः ābhyaḥ
Ablative अस्याः asyāḥ आभ्याम् ābhyām आभ्यः ābhyaḥ
Genitive अस्याः asyāḥ अनयोः anayoḥ आसाम् āsām
Locative अस्याम् asyām अनयोः anayoḥ आसु āsu

Từ hình biến hoá cho adaḥ — masculine và neuter

Singular Dual Plural
Nominative असौ/ अदः asau/ adaḥ अमू amū अमी/ अमूनि amī/ amūni
Accusative अमुम्/ अदः amum/ adaḥ अमू amū अमून्/ अमूनि amūn/ amūni
Instrumental अमुना amunā अमूभ्याम् amūbhyām अमीभिः amībhiḥ
Dative अमुष्मै amuṣmai अमूभ्याम् amūbhyām अमीभ्यः amībhyaḥ
Ablative अमुष्मात् amuṣmāt अमूभ्याम् amūbhyām अमीभ्यः amībhyaḥ
Genitive अमुष्य amuṣya अमुयोः amuyoḥ अमीषाम् amīṣām
Locative अमुष्मिन् amuṣmin अमुयोः amuyoḥ अमीषु amīṣu

Từ hình biến hoá cho adaḥ — feminine

Dual như masculine neuter
Singular Dual Plural
Nominative असौ asau अमू amū अमूः amūḥ
Accusative अमूम् amūm अमू amū अमूः amūḥ
Instrumental अमुया amuyā अमूभ्याम् amūbhyām अमूभिः amūbhiḥ
Dative अमुष्यै amuṣyai अमूभ्याम् amūbhyām अमूभ्यः amūbhyaḥ
Ablative अमुष्याः amuṣyāḥ अमूभ्याम् amūbhyām अमूभ्यः amūbhyaḥ
Genitive अमुष्याः amuṣyāḥ अमुयोः amuyoḥ अमूषाम् amūṣām
Locative अमुष्याम् amuṣyām अमुयोः amuyoḥ अमूषु amūṣu

Cả hai chỉ thị đại danh từ đều được sử dụng như thật danh từ (substantive) hoặc hình dung từ (adjective)

अयं कस्य पुत्रः। ayaṃ kasya putraḥ
“Đứa con trai này của ai?”
अयं रामस्य पुत्रः। ayaṃ rāmasya putraḥ
“Đây là con trai của Rāma”
इदं मम गृहम्। idaṃ mama gṛham
“Đây là nhà của tôi”
इमां कन्यां परिणयामि। imāṃ kanyāṃ pariṇayāmi
“Tôi cưới cô gái này”
इमानि फलानि मधुराणि। imāni phalāni madhurāṇi
“Các quả này ngọt”
अमुं बालं ह्वय। amuṃ bālaṃ hvaya
“Gọi cậu bé ấy!”

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.