Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Bảng chữ cái tiếng Phạn trong phần phiên âm[sửa]

Bảng chữ cái tiếng Phạn bao gồm 13 nguyên âm, 33 phụ âm và 2 âm bổ sung. Cho 46 + 2 âm này thì hệ thống chữ viết Devanāgarī (Thiên Thành tự thể) dành cho mỗi chữ một kí tự riêng biệt. Vì có nhiều âm và kí tự hơn bảng chữ cái Latinh nên khi phiên âm chuẩn mực, người ta cần có một loạt dấu đặc biệt—người Âu châu gọi là diacritics, Hán gọi là Khu biệt phát âm phù hiệu (zh. 區別發音符號)—hoặc phối hợp các kí tự khác nhau để ghi cách phát âm. Qua việc bổ sung năm phát âm phù hiệu sau:

  1. Gạch ngang bên trên để kéo dài nguyên âm, như trường hợp ā
  2. Dấu chấm bên dưới để uốn lưỡi cong ngược lại (phản khúc 反曲, quyển thiệt 捲舌, retroflexion), như trường hợp
  3. Dấu chấm bên trên chỉ giọng mũi hàm nhẹ (nhuyễn ngạc tị thanh 軟顎鼻聲, velar nasal), ví dụ
  4. Dấu sắc cho âm hàm trên cọ sát răng (thượng ngạc xỉ sát âm 上顎齒擦音, palatal sibilant) như trường hợp ś
  5. Dấu ngã cho giọng mũi lưỡi đụng hàm trên (thượng ngạc tị thanh 上顎鼻聲, palatal nasal), trong trường hợp ñ

và phối hợp một phụ âm +h cho những âm có hơi đưa ra (tống khí 送氣, aspiration), như trường hợp kh, người ta có thể trình bày tất cả những âm tiếng Phạn bằng các kí tự Latinh.

Tuy nhiên, trong các tác phẩm nghiên cứu khoa học vẫn còn nhiều cách kí âm (âm dịch 音譯, transliteration) Latinh khác nhau. Cách kí âm ở đây theo IAST có thể được xem là tiêu chuẩn hiện nay của tiếng Phạn. Đặc biệt trong những tác phẩm trước 1900 người ta hay tìm thấy những cách kí âm khác những tác phẩm sau này.

Nguyên âm[sửa]

Nguyên âm đơn अ a आ ā इ i ई ī उ u ऊ ū ऋ ṛ ॠ ṝ ऌ ḷ
Phức hợp âm ए e ऐ ai ओ o औ au
  • Nguyên âm mang tính chất phụ âm: ṛ, ṝ, and ḷ được xem là nguyên âm, nhưng cũng mang tính chất phụ âm (do đó thường được biết như consonantal vowel). Một vài nhà văn phạm truyền thống nhắc đến chữ ॡ, dạng dài của , nhưng chữ này không được tìm thấy trong các văn bản thật sự, chỉ có ở một vài tác phẩm văn phạm đặc thù, có lẽ được đưa ra chỉ để tạo tính tương đồng với những nguyên âm khác.
  • Phức hợp âm: Tất cả các phức hợp âm (diphthongs) đều được phát âm dài.

Nguyên âm có thể được tăng thêm âm mũi (tị âm hoá, nasalized).

Phụ âm[sửa]

Âm cổ họng (velum) क ka ख kha ग ga घ gha ङ ṅa
Âm vòm (palatum) च ca छ cha ज ja झ jha ञ ña
Âm lưỡi uốn cong (retroflex) ट ṭa ठ ṭha ड ḍa ढ ḍha ण ṇa
Âm răng (dentes) त ta थ tha द da ध dha न na
Âm môi (labiae) प pa फ pha ब ba भ bha म ma
Bán nguyên âm य ya र ra ल la व va
Âm ma sát gió श śa ष ṣa स sa
Âm hơi ह ha

Các dấu phụ[sửa]

1. Tuỳ âm ं

  • Tuỳ âm biến đổi theo nguyên âm đi trước, tăng thành phần giọng mũi của nguyên âm. Ví dụ: saṃsāra đọc như “sang|sāra”, saṃhitā đọc như “sang|hitā”. Tuỳ âm tăng phần âm mũi của nguyên âm trước những phụ âm y, r, l, v, ś, ṣ, s.
  • Trước các phụ âm từ hàng 1, 2, 4 thì tuỳ âm lại được đọc như những phụ âm mũi (cột cuối cùng) của những hàng tương thích. Ví dụ:
śaṃkara đọc như śakara
saṃcaya đọc như sañcaya
saṃdhi đọc như sandhi
saṃbhava đọc như sambhava
Tuỳ âm cuối một chữ được đọc như m. Ví dụ vanaṃ đọc như vanam.

2. Tỉ âm hoá ँ (có thể xem như tuỳ âm).

3. Phóng xuất ः . Đọc như có chữ ha chắp phía sau


Đây là trang đầu tiên Bài ngữ pháp số 1 Bài kế tiếp

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.