Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 08
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
Danh từ nam tính có âm kết thúc –i[sửa]
Danh từ nam tính có âm kết thúc –i được biến hoá như sau, ví dụ अग्नि “lửa”:
-
अग्नि “lửa” Singular Dual Plural Nominative अग्निः agni-ḥ अग्नी agnī अग्नयः agnay-aḥ Accusative अग्निम् agni-m अग्नी agnī अग्नीन् agnīn Instrumental अग्निना agni-n-ā अग्निभ्याम् agni-bhyām अग्निभिः agni-bhiḥ Dative अग्नये agnay-e अग्निभ्याम् agni-bhyām अग्निभ्यः agni-bhyaḥ Ablative अग्नेः agn-eḥ अग्निभ्याम् agni-bhyām अग्निभ्यः agni-bhyaḥ Genitive अग्नेः agn-eḥ अग्न्योः agnyoḥ अग्नीनाम् agnīn-ām Locative अग्नौ agn-au अग्न्योः agnyoḥ अग्निषु agni-ṣu Vocative अग्ने agn-e अग्नी agnī अग्नयः agnay-aḥ
Danh từ nữ tính có âm kết thúc –i[sửa]
Danh từ nữ tính có âm kết thúc –i được biến hoá gần như danh từ nam tính –i, chỉ khác ở hai sự kiện: dụng cụ cách số ít (instr. sing.) và trực bổ cách số nhiều (acc. plur.). Ngoài ra, các dạng dat., abl. và gen. sing. cũng có dị dạng. Ví dụ कीर्ति “danh tiếng”:
-
कीर्ति “danh tiếng” Singular Dual Plural Nominative कीर्तिः kīrti-ḥ कीर्ती kīrtī कीर्तयः kīrtay-aḥ Accusative कीर्तिम् kīrti-m कीर्ती kīrtī कीर्तीः kīrtīḥ Instrumental कीर्त्या kīrty-ā कीर्तिभ्याम् kīrti-bhyām कीर्तिभिः kīrti-bhiḥ Dative कीर्तये kīrtay-e/(कीर्त्यै kīrty-ai) कीर्तिभ्याम् kīrti-bhyām कीर्तिभ्यः kīrti-bhyaḥ Ablative कीर्तेः kīrt-eḥ/(कीर्त्याः kīrty-āḥ) कीर्तिभ्याम् kīrti-bhyām कीर्तिभ्यः kīrti-bhyaḥ Genitive कीर्तेः kīrt-eḥ/(कीर्त्याः kīrty-āḥ) कीर्त्योः kīrty-oḥ कीर्तीनाम् kīrtīn-ām Locative कीर्तौ kīrt-au (कीर्त्याम् kīrty-ām) कीर्त्योः kīrty-oḥ कीर्तिषु kīrti-ṣu Vocative कीर्ते kīrte कीर्ती kīrtī कीर्तयः kīrtay-aḥ
Thể hiện tại của động từ अस् “thì, mà, là, ở, có”[sửa]
Một trong những động từ quan trọng nhất trong Phạn ngữ là động từ athematic, nhóm 2, अस् (2) अस्ति “thì, mà, là, ở, có”. Động từ này xuất hiện với hai chức năng: 1. Động từ tồn tại, “có” và 2. Động từ chỉ mối liên hệ, tiếp nối (copula verb). Ví dụ:
“Tồn tại, có”[sửa]
- नृपोऽस्ति (नृपः + अस्ति)
- “Có một ông vua”
Động từ अस् thường đứng đầu câu hoặc trước chủ thể của câu
- अस्ति नगरे नृपः
- “Trong thành phố có một ông vua”
Hoặc là
- नगरेऽस्ति नृपः (नगरे + अस्ति नृपः)
Cùng với một danh từ ở thuộc cách (genitive), động từ अस् hình thành một cấu trúc chỉ sự sở hữu, tương đương động từ “có” ta thương gặp ở Anh, Pháp hoặc Đức ngữ (have, avoir, haben).
- genitive + nominative + अस्
- रामस्य पुत्रोऽस्ति (रामस्य पुत्रः + अस्ति)
- “Rāma có một đứa con trai” (sát nghĩa: “của Rāma là một con trai”)
- रामस्य रथो नास्ति (रामस्य रथः न + अस्ति)
- “Rāma không có xe”
Trong cấu trúc câu văn trên thì người sở hữu đứng trong dạng thuộc cách, vật sở hữu đứng ở dạng chủ cách.
Động từ chỉ sự liên hệ[sửa]
- रामो नृपोऽस्ति (रामः नृपः अस्ति)
- “Rāma là một ông vua”
Động từ tiếp nối thường bị loại bỏ
- रामो नृपः
- “Rāma là một ông vua”
Động từ अस् (2) अस्ति được chia dưới dạng present indicative như sau:
-
Singular Dual Plural 1. Pers. अस्मि asmi स्वः svaḥ स्मः smaḥ 2. Pers. असि asi स्थः sthaḥ स्थ stha 3. Pers. अस्ति asti स्तः staḥ सन्ति santi
Hiện tại parasmaipada của động từ कृ “làm”[sửa]
Một động từ athematic nhóm 8 quan trọng thường gặp là कृ (8) करोति “làm” (xem thêm 32.1). Cách chia của कृ (8) करोति như sau:
-
Singular Dual Plural 1. Pers. करोमि karo-mi कुर्वः kurv-aḥ कुर्मः kurm-aḥ 2. Pers. करोषि karo-ṣi कुरुथः kuru-thaḥ कुरुथ kuru-tha 3. Pers. करोति karo-ti कुरुतः kuru-taḥ कुर्वन्ति kurv-anti
Động từ tiếp đầu âm (verbal prefix)[sửa]
1. Cổ Phạn ngữ chỉ có một số gốc động từ nhất định, khoảng 500 gốc. Qua quá trình gắn tiếp đầu âm vào động từ, số lượng động từ tăng lên rất nhiều.
2. Các động từ tiếp đầu âm trong Phạn ngữ thường mang nghĩa vị trí. Sau đây là bảng liệt kê và những ví dụ cụ thể (không theo luật sandhi)
-
Tiếp đầu âm Nghĩa Ví dụ với √ động từ Nghĩa अति ati vượt qua, lên trên अति—क्रम् bước qua, vượt qua अधि adhi vượt qua, lên अधि—रुह् leo lên अनु anu theo sau अनु—गम् đi theo sau अप apa đi mất, mất अप—हृ đoạt mất अपि api đến gần अपि—नी dẫn đến, đi theo अभि abhi đến, tới अभि—पत् bay đến, té xuống trước अव ava từ, xuống अव—स्कन्द् nhảy xuống आ ā đến, tới आ—कृष् kéo đến उद् ud lên, ra उद्—स्था đứng dậy, đứng lên उप upa đến, gần, tới उप—सृप् bò đến gần नि ni xuống, vào नि—क्षिप् quăng xuống निः niḥ ra, trước निः—गम् đi/bước ra ngoài परा parā mất, từ, trở lại निः—गम् đi khỏi, đi mất परि pari quanh, lòng vòng परि—नी dẫn đi vòng प्र pra trước, tiến trước प्र—क्रम् tiến bước प्रति prati đến, về phía, trở lại प्रति—गम् đi trở về वि vi mất, lìa वि—ग्रह् tách lìa ra, phân chia सम् sam cùng, chung सम्—गम् đến cùng, hội tụ
3. Về sự biến đổi ý nghĩa của một gốc động từ sau khi được gắn tiếp đầu âm xin xem các ví dụ ở 2.6.
4. Khi tiếp đầu âm được gắn vào gốc thì luật ngoại hợp biến được áp dụng. Ví dụ:
- प्र pra + इषयति iṣayati → प्रेषयति preṣayati “anh ấy gửi”
- अनु anu + इष्यति iṣyati → अन्विष्यति anviṣyati “anh ấy tìm”
- उद् ud + डीयते ḍīyate → उड्डीयते uḍḍīyate “nó bay lên”
5. Ta có thể gắn hơn hai động từ tiếp đầu âm và gốc động từ. Ví dụ: अभि abhi + सम् sam + आ ā + गच्छन्ति gacchanti → अभिसमागच्छन्ति abhisamāgacchanti “Bọn họ cùng nhau đến”
6. Sau khi gắn tiếp đầu âm vào thì gốc động từ biến đổi cách chia, được chia theo parasmaipada thay vì ātmanepada hoặc ngược lại. Ví dụ: सम् sam + गच्छति gacchati → संगच्छते saṃgacchate “Ông ta cúi mình [chào]”
Cách hình thành danh từ[sửa]
Một đặc điểm khác của Phạn ngữ là có rất nhiều danh từ, tức là có nhiều từ đồng nghĩa (synonym, 同義字). Nguyên nhân của nhiều từ đồng nghĩa này nằm ở cách diễn sinh các danh từ từ gốc động từ theo những phương pháp nhất định. Theo quan điểm của các nhà văn phạm truyền thống thì tất cả những danh từ và hình dung từ trong Phạn ngữ đều là diễn sinh tự (derivative, 衍生字) xuất phát từ động từ gốc sau khi được gắn những tiếp vĩ âm (suffix) nhất định. Từ những diễn sinh tự này ta lại có thể tạo những danh từ khác bằng cách gắn vào chúng những tiếp vĩ âm khác. Cách gắn này được trình bày rõ ở phần Phụ lục I. Sinh viên học tiếng Phạn nên đọc sớm phần này để làm quen với những diễn sinh tiếp vĩ âm, hiểu được cách lập danh từ trong Phạn ngữ.
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.