Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 15
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
- 1 Cách lập tuyệt đối cách (absolutive) của các động từ không có động từ tiếp đầu âm
- 2 Cách lập tuyệt đối cách của các động từ có tiếp đầu âm
- 3 Cách dùng absolutive
- 4 Sự biến đổi âm trong nội hợp biến khi lập absolutive với –tvā
- 5 Sự biến đổi âm của gốc động từ khi lập absolutive với –tvā
- 6 Bổ sung âm nối –i– khi lập absolutive với –tvā
- 7 Các dạng absolutive thường gặp
Cách lập tuyệt đối cách (absolutive) của các động từ không có động từ tiếp đầu âm[sửa]
1. Tuyệt đối cách là một dạng động từ bất định (infinite). Khi lập tuyệt đối cách ta nên phân biệt giữa hai dạng động từ: Động từ có và không có động từ tiếp đầu âm (verbal prefix, → 8.5).
2. Các động từ không có tiếp đầu âm được chuyển thành dạng tuyệt đối bằng cách gắn tiếp vĩ âm –त्वा –tvā vào gốc động từ.
- भू bhū (1), thì, mà. là… trở thành → भूत्वा bhū-tvā
- स्मृ smṛ (1), nghĩ đến, nhớ lại → स्मृत्वा smṛ-tvā
- नी nī (1), dẫn, dắt, trải (thời gian) → नीत्वा nī-tvā
- स्मि smi (1), kính nể → स्मित्वा smit-vā
- नृत् nṛt (4), nhảy múa → नृत्त्वा nṛt-tvā
- मृ mṛ (6), chết → मृत्वा mṛ-tvā
3. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, âm của gốc động từ thường được biến đổi trước khi –त्वा –tvā được gắn vào. Sự biến đổi âm này một mặt thường có liên hệ đến những loại gốc động từ có một cấu trúc phát âm nhất định (ví dụ như gốc động từ có âm ở giữa hoặc âm cuối đặc thù nào đó), mặt khác có quan hệ trực tiếp đến luật nội hợp biến và phụ âm cuối tuyệt đối của một gốc hoặc một thân động từ. Hai cách biến đổi âm này sẽ được xử lí riêng ở 15.4 và 15.5.
4. Một loạt động từ được bổ sung thêm âm tiếp nối –इ– –i– giữa gốc và –त्वा –tvā. Ví dụ:
- लिख् likh (6), viết → लिखित्वा likh-i-tvā
Những trường hợp này cũng được trình bày riêng ở 15.6.
5. Động từ nhóm 10 được chuyển thành dạng tuyệt đối bằng cách gắn vào thân động từ hiện tại với âm tiếp nối –इ– –i– luôn luôn thay thế âm a cuối của tiếp vĩ âm của thân hiện tại thuộc nhóm 10 là –अय– –aya–:
- चिन्त् cint (10) → tư duy → चिन्तयित्वा cint-ayi-tvā
Cách lập tuyệt đối cách của các động từ có tiếp đầu âm[sửa]
1. Các động từ có tiếp đầu âm được chuyển thành dạng tuyệt đối bằng cách gắn đuôi –य –ya vào gốc động từ và gốc động từ thường không biến đổi.
- अनु-भू (1) anu-bhū, kinh nghiệm, trải qua, nhận biết → अनुभूय anu-bhū-ya
- प्रति-लिख् (1) prati-likh, trả lời (thư tín) → प्रतिलिख्य prati-likh-ya
- अनु-पृछ् (1) anu-pṛch, hỏi han, hỏi về… → अनुपृछ्य anu-pṛch-ya
- परि-त्यज् (6) pari-tyaj, lìa bỏ, từ khước → परित्यज्य pari-tyaj-ya
- प्र-स्था (1) pra-sthā, khởi hành, xuất khởi → प्रस्थाय pra-sthā-ya
2. Nếu gốc động từ kết thúc bằng một mẫu âm ngắn thì đuôi absolutive sẽ là –त्य –tya.
- विजि vi-ji (1), chinh phục, hàng phục → विजित्य vi-ji-tya
- नमस्-कृ namas-kṛ (8), chào hỏi → नमस्कृत्य namas-kṛ-tya
3. Các gốc có âm kết thúc là –अम् –am hoặc –अन् –an thì sẽ có đuôi là –य –ya hoặc sẽ mất âm mũi kết thúc và mang đuôi –त्य –tya.
- आगम् ā-gam (1), đến, đi đến → आगम्य ā-gam-ya/ आगत्य ā-ga-tya
4. Ở các động từ nhóm 10 lại có sự phân biệt giữa âm tiết dài và ngắn theo âm luật (prosodic) của gốc động từ. Nếu âm tiết của gốc mà ngắn thì đuôi –य –ya sẽ được gắn vào thân hiện tại và âm cuối –अ –a của thân hiện tại này được bỏ.
- संगम् saṃ-gam (10) → संगमय्य saṃ-gam-ay-ya
Nếu âm tiết gốc dài thì đuôi absolutive –य –ya được gắn ngay vào gốc động từ.
- आकर्ण् ā-karṇ (10) → आकर्ण्य ā-karṇ-ya
5. Các dạng absolutive không được chia và như vậy, chúng thuộc vào loại từ bất biến. Như vậy thì khi một gốc động từ (hoặc một gốc động từ có âm biến đổi) xuất hiện với đuôi –त्वा –tvā, –इ–त्वा –i–tvā, –य –ya hoặc –त्य –tya thì nó rất có thể là một absolutive.
Cách dùng absolutive[sửa]
1. Nếu trong một câu mà một loạt hành động của một chủ thể duy nhất được diễn tả — ví như “Rāma đi đến thành phố, bước vào cung điện và chào vị vua” hoặc “Sau khi đi đến thành phố và bước vào cung điện, Rāma chào vị vua” — thì thường là Phạn ngữ không dùng một loạt câu được nối với tiểu từ bất biến च ca “và” (như những câu ví dụ từ đầu đến đây) mà dùng một câu tổng hợp với các dạng tuyệt đối. Trong câu này, chỉ hành động cuối (“chào” trong câu ví dụ) mới được trình bày qua một động từ hữu hạn định (finite) hoặc một dạng tương ưng khác (ppp, → bài 19), còn tất cả những hành động xảy ra trước trong câu (“đi” và “bước vào” trong câu ví dụ) đều được diễn tả bằng một dạng động từ bất định, dạng absolutive và absolutive này sẽ có thời thái, số, hình thức… của dạng động từ hữu hạn định. Như vậy thì absolutive chỉ một hành động đi trước hành động của động từ trong câu chính. Các chủ thể của các hành động thường là một.
- रामो नगरं गत्वा प्रासादं प्रविश्य नृपं नमति। rāmo nagaraṃ ga-tvā prāsādaṃ praviś-ya nṛpaṃ namati
- “Rāma đi đến thành phố, bước vào cung điện và chào vị vua”
- “Sau khi đi đến thành phố và bước vào cung điện, Rāma chào vị vua”
2. Absolutive miêu tả một hành động đi trước và là dấu hiệu của những hành động kế tiếp nhau. Như vậy, một câu phụ với một absolutive làm vị ngữ ta có thể dịch như một câu có thời đi trước hoặc một câu riêng biệt trong một loạt câu (X làm … và …).
3. Absolutive lúc nào cũng được một động từ chính theo sau (một động từ hữu hạn định được chia hoặc một ppp, → bài 19) và lấy nghĩa về mặt thời thái, số, hình thức từ động từ chính này. Nhìn như vậy thì các dạng absolutive lúc nào cũng được xếp dưới một động từ chính và được cai quản bởi động từ chính này. Bốn ví dụ bên dưới sẽ nêu rõ sự tuỳ thuộc của absolutive vào động từ hữu hạn định về mặt thời thái, hình thức:
- कुटुम्बं त्यक्त्वा वनं गत्वा वृक्षस्य मूल उपविश्य ध्यानं कृत्वा मोक्षं लभते। kuṭumbaṃ tyak-tvā vanaṃ ga-tvā vṛkṣasya mūla upaviś-ya dhyānaṃ kṛ-tvā mokṣaṃ labhate
- “Ông ta rời bỏ gia đình, đi vào rừng, đặt mình ngồi dưới gốc cây, hành thiền và đạt giải thoát”
- कुटुम्बं त्यक्त्वा वनं गत्वा वृक्षस्य मूल उपविश्य ध्यानं कृत्वा मोक्षम् अलभत। kuṭumbaṃ tyak-tvā vanaṃ ga-tvā vṛkṣasya mūla upaviś-ya dhyānaṃ kṛ-tvā mokṣam alabhata
- “Ông ta đã rời bỏ gia đình, đi vào rừng, đặt mình ngồi dưới gốc cây, hành thiền và đã đạt giải thoát”
- कुटुम्बं त्यक्त्वा वनं गत्वा वृक्षस्य मूल उपविश्य ध्यानं कृत्वा मोक्षं लभस्व। kuṭumbaṃ tyak-tvā vanaṃ ga-tvā vṛkṣasya mūla upaviś-ya dhyānaṃ kṛ-tvā mokṣaṃ labhasva
- “Hãy rời bỏ gia đình, đi vào rừng, đặt mình ngồi dưới gốc cây, hành thiền và đạt giải thoát!”
- कुटुम्बं त्यक्त्वा वनं गत्वा वृक्षस्य मूल उपविश्य ध्यानं कृत्वा मोक्षं लभेत। kuṭumbaṃ tyak-tvā vanaṃ ga-tvā vṛkṣasya mūla upaviś-ya dhyānaṃ kṛ-tvā mokṣaṃ labheta
- “Ta nên rời bỏ gia đình, đi vào rừng, đặt mình ngồi dưới gốc cây, hành thiền và đạt giải thoát!”
Qua những ví dụ trên ta thấy được rằng tính đi trước của absolutive lúc nào cũng tương đối so với động từ chính trong câu, bất cứ trường hợp động từ chính hữu hạn định này ở thời quá khứ, hiện tại hay vị lai.
4. Cũng có lúc absolutive không chỉ một hành động riêng đi trước hành động chính trong câu, mà là vị ngữ (predicate) của một câu phụ chỉ hình thái/trình tự (tương đương một phân từ hiện tại [present participle], → bài 36), như thế là nó trình bày một hành động miêu tả là hành động chính hoặc đi theo bổ sung hành động chính. Các ví dụ sau sẽ làm sáng tỏ thêm:
- मण्डूका उत्प्लुत्य गच्छन्ति। maṇḍūkā utplutya gacchanti
- “Những con ếch đi (di chuyển) bằng cách nhảy (từ chỗ này đến chỗ khác)”
- नृपो नीतिम् उल्लङ्घ्य राज्यं न करोति। nṛpo nītim ullaṅgh-ya rājyaṃ na karoti
- “Vua không trị vì qua việc xem thường luân lí”.
5. Qua việc gắn tiếp đầu âm phủ định –अ– a– vào một absolutive có khởi âm là phụ âm và अन्– an– vào abs. có khởi âm là mẫu âm người ta có thể lập một absolutive phủ định và absolutive này luôn luôn chỉ một hành động đồng thời.
- अशङ्कित्वा क्षत्रियो युद्धाय गच्छति। aśaṅkitvā kṣatriyo yuddhāya gacchati
- “Không sợ sệt, người lính đi ra chiến trường”
6. Như đã nói đến, chủ thể của các absolutive cũng là chủ thể của động từ chính trong câu. Như vậy thì ta không thể dùng absolutive trong câu “Sau khi Rāma lìa nhà, Sītā buồn thảm” mà thay vào đó, phải dùng một câu có cấu trúc यदा yadā… तदा tadā (→ bài 16).
Sự biến đổi âm trong nội hợp biến khi lập absolutive với –tvā[sửa]
Các động từ không có tiếp đầu âm được chuyển thành dạng tuyệt đối bằng cách gắn tiếp vĩ âm –त्वा –tvā vào gốc động từ và âm của một vài gốc động từ được biến đổi. Sự biến đổi này xảy ra trên cơ sở một vài âm luật đặc biệt có liên hệ đến cấu trúc của gốc động từ hoặc trên cơ sở nội hợp biến.
Những biến đổi về âm của các phụ âm kết thúc trong một chữ (nội sandhi) đáng lưu ý:
1. Âm kết thúc –च् –c biến thành –क् –k trước một phụ âm
- पच् pac (1), nấu → पक्त्वा paktvā
- मुच् muc (1), giải thoát → मुक्त्वा muktvā
2. Âm kết thúc –छ् –ch biến thành –ष् –ṣ trước một phụ âm
- प्रच्छ् pracch (6) → → पृष्ट्वा pṛṣṭvā
Xem thêm → 15.5.1
3. Âm kết thúc –ज् –j biến thành –क् –k hoặc –ष् –ṣ trước một phụ âm
- त्यज् tyaj (1), xả bỏ, từ khước → त्यक्त्वा tyaktvā
- सृज् sṛj (6), tạo tác → सृष्ट्वा sṛṣṭvā
4. Âm kết thúc –श् –ś biến thành –ष् –ṣ trước một phụ âm
- दृश् dṛś (4), thấy → दृष्ट्वा dṛṣṭvā
- स्पृश् spṛś (6), rờ, đụng → स्पृष्ट्वा spṛṣṭvā
5. ––––
- लभ् labh (4), nhận, đạt → लब्ध्वा labdhvā
- युध् yudh (4), chiến đấu → युद्ध्वा yuddhvā
Sự biến đổi âm của gốc động từ khi lập absolutive với –tvā[sửa]
1. Một vài gốc động từ bắt đầu với य ya, र ra hoặc व va hoặc mang các âm này sẽ biến các bán mẫu âm य् y र् r hoặc व् v thành các mẫu âm tương ưng, như vậy thì य् y thành इ i, र् r thành ऋ ṛ và व् v thành उ u, và bỏ mất đi mẫu âm अ a theo sau.
- यज् yaj (1), cúng tế → इष्ट्वा iṣ-ṭvā (इष् iṣ)
- वच् vac (2), nói → उक्त्वा uk-tvā
- वद् vad (1), nói → उदित्वा ud-i-tvā
- वस् vas (1), sống, cư ngụ → उषित्वा uṣ-i-tvā
Lưu ý:
- वह् vah (1), mang, gánh → ऊढ्वा ūḍhvā
- प्रच्छ् pracch (6), hỏi → पृष्ट्वा pṛṣ-ṭvā
2. Nhiều động từ có âm cuối –अम् –am hoặc –अन् –an loại bỏ âm mũi.
- गम् gam (1), đi → गत्वा ga-tvā
- यम् yam (1), trao, truyền, đưa → यत्वा ya-tvā
- नम् nam (1), chào hỏi → नत्वा na-tvā
- मन् man (4), suy tư → मत्वा ma-tvā
Nhưng mà
- भ्रम् bhram (1), đi dạo, đi quanh → भ्रान्त्वा bhrān-tvā
3. Một số động từ có âm cuối là –आ –ā hoặc một hợp âm như –ऐ –ai biến mẫu âm hoặc hợp âm thành –ई –ī.
- पा pā (1), uống → पीत्वा pī-tvā
- गै gai (1), hát → गीत्वा gī-tvā
- घ्रा ghrā (1), ngửi → घ्रीत्वा ghrī-tvā
Nhưng:
- स्था sthā (1), đứng → स्थित्वा sthi-tvā
4. Một vài động từ có âm cuối là –ह् –h biến âm này chung với âm –त् –t theo sau thành –ढ् –ḍh. Mẫu âm इ i hoặc उ u đi trước được kéo dài.
- रुह् ruh (1), leo lên, nhảy lên → रूढ्वा rūḍhvā
Tuy nhiên
- वह् vah (1), mang, gánh → ऊढ्वा ūḍhvā
- दह् dah (1), cháy, đốt → दग्ध्वा dagdhvā
Bổ sung âm nối –i– khi lập absolutive với –tvā[sửa]
Nhiều gốc động từ được bổ sung thêm âm nối –इ– –i– giữa gốc và đuôi –त्वा –tvā
1. Các gốc động từ có âm cuối là ल् –l, व् –v lập absolutive với âm nối –इ– –i–
- चल् cal (1), di chuyển → चलित्वा cal-i-tvā
- सेव् sev (1), hầu, phục vụ → सेवित्वा sev-i-tvā
धाव् dhāv (1), chạy → धावित्वा dhāv-i-tvā
2. Các gốc có âm cuối là một phụ âm không phát âm, nhưng có tống khí mang âm nối –इ– –i–
- पठ् paṭh (1), đọc, học → पठित्वा paṭh-i-tvā
- लिख् likh (6), viết → लिखित्वा likh-i-tvā
Tuy nhiên, tất cả những biến đổi về âm và việc bổ sung âm tiếp nối –इ– –i– được miêu tả ở 15.4–6 không thể được áp dụng cho tất cả những gốc động từ có cùng cấu trúc âm cho nên chúng không thể xem là luật tuyệt đối cho việc lập absolutive. Ngoài ra, những biến đổi về âm này cũng xảy ra ở bất định cách (infinitive) và quá khứ phân từ (perfect participle) với âm khởi đầu của tiếp vĩ âm giống nhau là त्– t, cụ thể là –तुम् –tum và –त –ta. Vì hai lí do vừa nêu trên nên ngoài thân hiện tại của một động từ, người học Phạn văn nên học thêm dạng absolutive (hoặc infinitive, perfect participle passive).
Các dạng absolutive thường gặp[sửa]
- अनुपृछ् anupṛch (1) hỏi thăm → अनुपृछ्य
- अनुभू anubhū (1) cảm nhận, kinh nghiệm, chịu đựng → अनुभूय
- आकर्ण् ākarṇ (10) nghe → आकर्ण्य
- आगम् āgam (1) đến → आगमय, आगत्य
- इ (2) एति i, eti — đi → इत्वा
- इष् iṣ (6) muốn → इष्ट्वा, इच्छित्वा
- उत्प्लु utplu (1) nhảy → उत्प्लुत्य
- कृ kṛ (8) làm → कृत्वा
- क्रम् kram (1/4) tấn công → क्राम्त्वा
- क्रुध् krudh (4) nổi giận → क्रुद्ध्वा
- क्षिप् kṣip (6) phóng, quăng, ném → क्षिप्त्वा
- गम् gam (1) đi → गत्वा
- गै gai (1) hát → गीत्वा
- ग्रह् grah (9) गृह्णाति, nắm giữ → ग्रहीत्वा
- घुष् ghuṣ (1) tuyên bố → घुषित्वा
- घ्रा ghrā (1) ngửi → घ्रीत्वा
- चल् cal (1) di chuyển, di động → चलित्वा
- चिन्त् cint (10) suy nghĩ → चिन्तयित्वा
- जन् jan (10, 4) tạo tác, sinh sản → जनित्वा, जान्त्वा
- तॄ tṝ (1) băng qua, vượt qua → तीर्त्वा
- त्यज् tyaj (1) xả bỏ → त्यक्त्वा
- दह् dah (1) cháy, đốt → दग्ध्वा
- दृश् dṛś (4) thấy → दृष्ट्वा
- द्रु dru (1) द्रवति dravati — chạy → द्रुत्वा
- धा (3) दधाति dhā, dadhāti — đặt xuống, để xuống → धीत्वा
- धाव् dhāv (1) chạy → धावित्वा
- नमस्कृ namaskṛ (8) chào hỏi → नमस्कृत्य
- नम् nam (1) chào hỏi → नत्वा
- नी nī (1) dẫn, dắt → नीत्वा
- नृत् nṛt (4) nhảy múa → नृत्त्वा
- पच् pac (1) nấu → पक्तवा
- पठ् paṭh (1) đọc → पठित्वा
- पत् pat (1) té → पतित्वा
- परित्यज् (1) rời bỏ, từ khước → परित्यज्य
- पा pā (1) uống → पीत्वा
- पूज् pūj (10) tôn kính → पूष्ट्वा
- प्रच्छ् pracch (6) hỏi (cũng viết प्रच्छ्) → पृष्ट्वा
- प्रतिलिख् pratilikh (6) trả lời (qua ngòi bút) → प्रतिलिख्य
- प्रस्था prasthā (1) khởi hành → प्रस्थाय
- फल् phal (1) chín, mang quả → फलित्वा
- भाष् bhāṣ (1) nói → भाषित्वा
- भू bhū (1) thì, mà, trở thành → भूत्वा
- भ्रम् bhram (1) đi dạo, đi quanh → भ्रान्त्वा
- मन् man (4) tư duy → मत्वा
- मुच् muc (1) giải thoát → मुक्त्वा
- मृ mṛ (6) chết → मृत्वा
- यज् yaj (1) cúng tế → इष्ट्वा
- यम् yam (1) đưa, trao → यत्वा
- युध् yudh (4) chiến đấu → युद्ध्वा
- रुह् ruh (1) leo lên, bước lên → रूढ्वा
- लभ् labh (1) đạt, nhận → लभ्ध्वा
- लिख् likh (6) viết → लिखित्वा
- वच् vac (2) nói → उक्त्वा
- वद् vad (1) nói → उदित्वा
- वस् vas (1) sống → उषित्वा
- वह् vah (1) mang, khuân → ऊढ्वा
- विजि viji (1) chinh phục, hàng phục → विजित्य
- संगम् saṃgam (10) hội tụ, cùng đến → संगमय्य
- सृज् sṛj (6) tạo tác → सृष्ट्वा
- सेव् sev (1) phục vụ, hầu → सेवित्वा
- स्था sthā (1) đứng → स्थित्वा
- स्पृश् spṛś (6) đụng, chạm → स्पृष्ट्वा
- स्मि smi (1) nể nang, kính nể → स्मित्वा
- स्मृ smṛ (1) nhớ đến, tưởng nhớ → स्मृत्वा
- ह्वे, हू, ह्वा hve, hū, hvā (1) gọi → हूत्वा
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.