Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 16
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Câu nói quan hệ (quan hệ tòng cú)[sửa]
1. Trong một kết cấu văn cú có mối tương quan thì mỗi phần của hai câu (câu chính và câu quan hệ) có một chỗ chung được đánh dấu bởi một yếu tố (danh từ, đại danh từ, trạng từ). Cách định nghĩa câu nói quan hệ có vẻ trừu tượng ở đây sẽ được thuyết minh rõ trong những phần sau.
2. Về mặt câu nói quan hệ, cấu trúc Việt văn hoàn toàn khác cấu trúc Phạn văn và các ngôn ngữ Ấn Âu, ví như Anh và Đức ngữ. Để làm sáng tỏ triệt để cấu trúc câu quan hệ trong Phạn ngữ, các ví dụ sau sẽ được dịch và giải thích thật sát với cấu trúc và nghĩa của nguyên gốc Phạn văn — câu dịch thuần Việt sẽ được ghi trong ngoặc.
3. Trong Phạn văn, câu nói quan hệ (câu phụ) thường đi trước câu chính. Nếu chỗ có chung của hai thành phần câu — câu quan hệ và câu chính — được chiếm giữ bởi một đại danh từ hoặc một trạng từ thì trong câu quan hệ, chỗ này được giữ bằng một quan hệ đại danh từ hoặc một quan hệ trạng từ và trong câu chính bằng chỉ thị đại danh từ tương ưng hoặc một trạng từ — trạng từ này cũng được gọi là tương quan đại danh từ (correlative pronoun) hoặc tương quan trạng từ (correlative adverb). Vì thế mà câu nói chính hàm chứa tương quan đại danh từ (correlative pronoun) hoặc tương quan trạng từ (correlative adverb) cũng được gọi là câu tương quan (correlative sentence).
Như vậy thì các cấu trúc quan hệ được trình bày như sau trong Phạn ngữ.
- {Người mà} đã phóng cây lao, {người ấy} Rāma đã thấy (Rāma đã thấy người đã phóng cây lao)
- {Cái mà} Bạn nói, {cái đó} tôi thực hiện.
- {Nơi mà} Sītā cư ngụ, {nơi ấy} tôi đến
- {Khi mà} anh ấy về nhà {thì khi ấy} tôi đi
- {Như thế nào} Bạn đọc, {như thế ấy} tôi viết (Bạn đọc như thế nào, tôi viết như thế ấy)
4. Trong Phạn ngữ, quan hệ đại danh từ và quan hệ trạng từ tương ưng nghi vấn đại danh từ và chỉ thị đại danh từ hay nghi vấn trạng từ hoặc chỉ thị trạng từ. Tuy nhiên, thay vào khởi âm क्– k– (nghi vấn đại danh từ) hoặc त्– t– (chỉ thị đại danh từ), quan hệ đại danh từ có âm khởi đầu là य्– y–. Sau đây là bảng liệt kê những quan hệ đại danh từ/trạng từ cũng như những tương quan đại danh từ/trạng từ tương ưng quan trọng nhất.
- यथा… तथा yathā… tathā như sao/thế nào… như vậy
- यत्र… तत्र yatra… tatra (đến) nơi mà… (đến) nơi ấy
- यतः… ततः yataḥ… tataḥ bởi vì/vì/từ đó… cho nên/thế là
- यदा… तदा yadā… tadā khi nào mà… thì/khi ấy
- यदि… तर्हि/तदा yadi… tarhi/tadā nếu mà… thì
- यावत्… तावत् yāvat… tāvat khi nào còn… cho đến khi ấy
cho đến khi nào… cho đến lúc ấy chừng nào… chừng ấy
- यद्… तद् yad… tad ai/cái gì mà… người/cái ấy
5. Với những cặp quan hệ đại danh từ/trạng từ và những tương quan đại danh từ/trạng từ tương ưng thì một cấu trúc quan hệ trong Phạn ngữ được trình bày như sau:
- यः कुन्तमक्षिपत् तं रामोऽपश्यत्। {yaḥ} kuntam akṣipat {taṃ} rāmo ’paśyat
- “Người mà đã phóng cây lao, người ấy Rāma đã thấy” (Rāma đã thấy người đã phóng cây lao)
- यत् त्वं वदसि तदहं करोमि। {yat} tvaṃ vadasi {tad} ahaṃ karomi
- “Cái mà Bạn nói, cái ấy tôi thực hiện.”
- यत्र सीता वसति तत्र गच्छामि। {yatra} sītā vasati {tatra} gacchāmi
- “Nơi mà Sītā cư ngụ, nơi ấy tôi đến.”
- यदा गृहमागच्छति तदा गच्छामि। {yadā} gṛham āgacchati {tadā} gacchāmi
- “Khi mà anh ấy về nhà thì khi ấy tôi đi.”
- यथा पठसि तथा लिखामि। {yathā} paṭhasi {tathā} likhāmi
- “Như thế nào Bạn đọc, như thế ấy tôi viết” (Bạn đọc như thế nào, tôi viết như thế ấy)
Các ví dụ khác:
- यदि रामो गृहमागच्छति तर्हि (तदा) सीता द्वारे तिष्ठति। {yadi} rāmo gṛham āgacchati {tarhi} (tadā) sītā dvāre tiṣṭhati
- “Nếu Rāma về nhà thì Sītā đứng ở cửa.”
- यतः सीता गृहे तिष्ठति ततो रामः शीघ्रमागच्छति। {yataḥ} sītā gṛhe tiṣṭhati {tato} rāmaḥ śīghramāgacchati
- “Bởi vì Sītā ở nhà cho nên Rāma về nhà nhanh.”
- यावत् शिष्याः साधु शिक्षन्ते तावत् गुरुस्तुष्यति। {yāvat} śiṣyāḥ sādhu śikṣante {tāvat} gurus tuṣyati
- “Khi nào các học sinh còn học giỏi thì cho đến khi ấy, thầy giáo vui lòng.”
6. Nếu trong một cấu trúc quan hệ mà chỗ có chung của hai thành phần câu không được giữ bằng một đại danh từ hoặc một trạng từ, mà được giữ bởi một danh từ thì sự việc phức tạp hơn chút ít.
7. Trong một kết cấu quan hệ trong Phạn ngữ thì chỗ có chung trong câu quan hệ và trong câu chính được giữ bởi danh từ. Trong câu quan hệ, danh từ này được cải biến bằng quan hệ đại danh từ यद् yad và bằng tương quan đại danh từ तद् tad trong câu chính. Tuy nhiên, danh từ chỉ xuất hiện một lần trong kết cấu quan hệ, tức là xuất hiện một là sau quan hệ đại danh từ यद् yad trong câu quan hệ hay là xuất hiện sau tương quan đại danh từ तद् tad trong câu chính.
- यः क्षत्रियः कुन्तमक्षिपत् तं रामोऽपश्यत्। {yaḥ kṣatriyaḥ} kuntam akṣipat {taṃ} rāmo ’paśyat
- “Người chiến sĩ đã phóng lao ấy, chính người đó Rāma đã thấy.” = “Rāma đã thấy người chiến sĩ phóng cây lao.”
Hoặc là:
- यः कुन्तमक्षिपत् तं क्षत्रियं रामोऽपश्यत्। {yaḥ} kuntam akṣipat {taṃ kṣatriyaṃ} rāmo ’paśyat
- “Người đã phóng cây lao ấy, chính chiến sĩ ấy Rāma đã thấy” = “Rāma đã thấy người chiến sĩ phóng cây lao.”
Trong cụm từ यः क्षत्रियः yaḥ kṣatriyaḥ thì quan hệ đại danh từ यद् yad chính là thành phần có những điểm tương ưng với danh từ quan hệ về mặt giới tính, số và sự kiện và trong तं क्षत्रियं taṃ kṣatriyaṃ là tương quan đại danh từ तद् tad.
Sự kiện của danh từ quan hệ cũng như quan hệ/tương quan đại danh từ với chức năng chủ cách được xác định bởi chức năng của thành phần câu trong câu phụ. Như vậy thì क्षत्रिय kṣatriya xuất hiện trong câu quan hệ cùng với quan hệ đại danh từ यद् yad ở chủ cách यः क्षत्रियः yaḥ kṣatriyaḥ, bởi vì nó là chủ thể của câu quan hệ, trong khi tương quan đại danh từ तद् tad xuất hiện dưới dạng accusative तं taṃ bởi vì nó giữ chức năng đối tượng trực tiếp trong câu chính. Cũng vì vậy mà trong cách trình bày thứ hai, quan hệ đại danh từ यद् yad đứng trong quan hệ với chức năng chủ cách यः yaḥ và danh từ quan hệ क्षत्रिय kṣatriya xuất hiện cùng với tương quan đại danh từ तद् tad như một đối tượng trong accusative trong câu chính तं क्षत्रियं taṃ kṣatriyaṃ.
8. Các chức năng khác nhau trong các thành phần câu của quan hệ và tương quan đại danh từ यद् yad तद् tad được thuyết minh rõ bên dưới với những sự kiện khác nhau.
A
- यैः शस्त्रैः क्षत्रिया युध्तन्ते तानि नृपो यच्छति।
- {yaiḥ śastraiḥ} kṣatriyā yudhyante {tāni} nṛpo yacchati
- “Với vũ khí mà các chiến sĩ chiến đấu, các thứ ấy nhà vua truyền trao.” = “Các chiến sĩ chiến đấu với vũ khí nhà vua đưa”
Hoặc:
- यैः क्षत्रिया युध्यन्ते तानि शस्त्राणि नृपो यच्छति।
- {yaiḥ} kṣatriyā yudhyante {tāni śastrāṇi} nṛpo yacchati
- “Với những thứ mà các chiến sĩ chiến đấu, những thứ vũ khí ấy nhà vua trao” = “Các chiến sĩ chiến đấu với vũ khí nhà vua đưa”
B
- यस्मै शिष्याय गुरुः पुस्तकमयच्छत् स संकृतं पठति।
- {yasmai śiṣyāya} guruḥ pustakamayacchat {sa} saṃskṛtaṃ paṭhati
- “Đứa học sinh mà thầy đã trao quyển sách, đứa ấy học/đọc Phạn ngữ” = “Thầy trao quyển sách cho đứa học sinh đang học Phạn ngữ”
Hoặc:
- यस्मै गुरुः पुस्तकमयच्छत् स शिष्यः संकृतं पठति।
- {yasmai} guruḥ pustakamayacchat {sa śiṣyaḥ} saṃskṛtaṃ paṭhati
C
- यस्मान् नगराद् राम आगच्छत् तस्मिन् सीता वसति।
- {yasmān nagarād} rāma āgacchat {tasmin} sītā vasati
- “Từ thành phố Rāma đã đến, chỗ ấy Sītā cư ngụ” = “Rāma đã đến từ thành phố, nơi Sītā cư ngụ”
Hoặc:
- यस्माद् राम आगच्छत् तस्मिन् नगरे सीता वसति।
- {yasmād} rāma āgacchat {tasmin nagare} sītā vasati
D
- यस्य बालस्य पुस्तकं पठामि स मम मित्रम्।
- {yasya bālasya} pustakaṃ paṭhāmi {sa} mama mitram
- “Cậu bé mà quyển sách của cậu ấy tôi đọc, hắn là bạn của tôi” = “Cậu bé có quyển sách tôi đọc đây là bạn của tôi”
Hoặc:
- यस्य पुस्तकं पठामि स बालो मम मित्रम्।
- {yasya} pustakaṃ paṭhāmi {sa bālo} mama mitram
E
- यस्मिन् वन ऋषिर्वसति तद् रामो गच्छति।
- {yasmin vana} ṛṣir vasati {tad} rāmo gacchati
- “Ở rừng mà thấu thị giả cư ngụ, nơi ấy Rāma đến” = “Rāma đến rừng, nơi vị thấu thị cư ngụ”
Hoặc:
- यस्मिन्नृषिर्वसति तद् वनं रामो गच्छति।
- {yasminn} ṛṣir vasati {tad vanaṃ} rāmo gacchati
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.