Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 19
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
- 1 Phân từ (participle)
- 2 Cách lập phân từ quá khứ (participle preterite passive, ppp)
- 3 Cách dùng phân từ quá khứ
- 4 Phân từ quá khứ của động từ cập vật
- 5 Phân từ quá khứ của động từ bất cập vật và động từ chỉ sự chuyển động I
- 6 Phân từ quá khứ của động từ bất cập vật và động từ chỉ sự chuyển động II
Phân từ (participle)[sửa]
1. Song song với hai dạng động từ bất định là absolutive và infinitive, Phạn ngữ còn có một loạt dạng động từ khác, được lập bằng cách gắn một đuôi nhất định nào đó vào gốc hoặc một thân: Phân từ. Trong Phạn văn, phân từ là những dạng động từ diễn sinh mang tính chất hình dung từ. Dưới dạng này, chúng được biến hoá như tất cả những hình dung từ.
2. Trong các nhóm phân từ, người ta còn phân biệt giữa thời thái và hai hình thức chủ và thụ động. Một số phân từ ở thể chủ động lại có những dạng riêng dành cho parasmaipada và ātmanepada. Như vậy, Phạn văn có những dạng phân từ sau:
-
++
Active Passive parasmaipada ātmanepada present + + + future preterite + + (perfect) + +
Phân từ hoàn thành quá khứ (participle perfect) rất ít xuất hiện trong Hoa văn Phạn ngữ cho nên người học Phạn ngữ chỉ cần phân biệt sáu loại phân từ bên dưới:
- Present participle active (đuôi parasmaipada/ātmanepada)
- Present participle passive (đuôi ātmanepada)
- Future participle active (đuôi parasmaipada/ātmanepada)
- Future participle passive hoặc gerundive (động danh/tính từ)
- Preterite participle active
- Preterite participle passive
Các phân từ nêu trên sẽ được giảng thuật trong những bài kế đến và được trình bày một cách tổng quát ở 36.7
Cách lập phân từ quá khứ (participle preterite passive, ppp)[sửa]
1. Phạn văn có một quá khứ phân từ mà tuỳ trường hợp mang nghĩa chủ hoặc bị động trong quá khứ. Nó không được xác định rõ là phân từ của quá khứ nào — đệ nhất (imperfect), đệ nhị (perfect) hoặc đệ tam quá khứ (aorist) — mà chỉ được gọi chung là quá khứ phân từ (preterite pariciple). Trong sách này, nó sẽ được gọi chung là ppp = participle preterite passive.
2. PPP được lập bằng cách gắn đuôi –त –ta và thỉnh thoảng –न –na vào gốc động từ. Sau đây là các ví dụ với –त –ta:
-
√ PPP भू bhū (1) thì, mà. là… trở thành भूत bhū-ta स्मृ smṛ (1) nhớ स्मृत smṛ-ta नी nī (1) dẫn नीत nī-ta स्मि smi (1) mỉm cười, đỏ mặt स्मित smi-ta नृत् nṛt (4) nhảy, múa नृत्त nṛt-ta मृ mṛ (6) chết मृत mṛ-ta गुप् gup (10) bảo vệ गुप्त gup-ta
3. Một số động từ được bổ sung thêm âm nối –इ– –i– giữa gốc và đuôi –त –ta:
-
लिख् likh (6) लिखित likh-i-ta
4. Vì tiếp vĩ âm của ppp có khởi âm là त्– t– — tương tự trường hợp tiếp vĩ âm –त्वा –tvā và –तुम् –tum — nên ta thường gặp những biến đổi về âm ở các gốc động từ kết thúc bằng một phụ âm, tương tự trường hợp lập absolutive và infinitive được xử lí dưới 15.4.
Ngoài ra, nơi một số gốc động từ, ta cũng thấy có sự biến đổi về âm được trình bày dưới 15.5 có liên quan đến cấu trúc âm đặc biệt của gốc, ví dụ như việc bỏ đi âm mũi của gốc kết thúc bằng अम् am hoặc अन् an. Hãy so sánh những ví dụ sau:
-
√ PPP प्रच्छ् prach (6) hỏi पृष्ट pṛṣ-ṭa त्यज् tyaj (1) xa lìa, bỏ त्यक्त tyak-ta सृज् sṛj (6) tạo tác सृष्ट sṛṣ-ṭa दृश् dṛś (4) thấy दृष्ट dṛṣ-ṭa लभ् labh (1) nhận, đạt लब्ध lab-dha युध् yudh (4) chiến đấu युद्ध yuddha यज् yaj (1) cúng tế इष्ट iṣ-ṭa वच् vac (2) nói उक्त uk-ta गम् gam (1) đi गत ga-ta यम् yam (1) trao यत ya-ta नम् nam (1) chào नत na-ta मन् man (4) nghĩ, cho rằng मत ma-ta Tuy nhiên: भ्रम् bhram (1/4) đi vòng भ्रान्त bhrān-ta जन् jan (4) được sinh ra जात jā-ta शंस् śaṃs (1) tán thán, ca tụng शस्त śas-ta पा pā (1) uống पीत pī-ta गै gai (1) hát गीत gī-ta Nhưng lại: स्था sthā (1) đứng स्थित sthi-ta घ्रा ghrā (1) ngửi घ्रात ghrā-ta रुह् ruh (1) lớn lên, trưởng thành रूढ rūḍha वह् vah (1) mang, kéo, thổi ऊढ ūḍha (ảnh hưởng của điểm 2.) दह् dah (1) đốt, cháy दग्ध dagdha
5. Các động từ nhóm 10 được bổ sung âm nối –इ– –i–
-
चुर् (10) trộm चोरित cor-i-ta चिन्त् (10) tư duy चिन्तित cint-i-ta कथ् (10) kể lại कथित kath-i-ta
6. Một số động từ lập ppp với đuôi –न –na. a.Các gốc có mẫu âm kết thúc là ॠ ṝ chuyển ॠ ṝ thành ईर् īr. và mang âm đuôi –न –na.
-
तॄ tṝ (1) băng qua तीर्ण tīr-ṇa कॄ kṝ (1) rải, rắc कीर्ण kīr-ṇa
b. Một số gốc động từ khác có âm cuối là –द् –d cũng có đuôi –न –na và phụ âm cuối của gốc là –द् –d biến thành –न् –n.
-
सद् sad (1) ngồi सन्न san-na भिद् bhid (7) cắt भिन्न bhin-na
c. Một số gốc có phụ âm cuối là –ज् –j cũng mang đuôi –न –na, và phụ âm cuối của gốc ज् j biến thành ग् g.
-
भुज् bhuj (6) bẻ cong भुग्न bhug-na विज् vij (6) run विग्न vig-na
7. Lưu ý: động từ हा hā (3) “lìa bỏ” có dạng bất quy tắc हीन hīna.
Cách dùng phân từ quá khứ[sửa]
1. PPP là một dạng động từ được diễn sinh từ gốc mang đặc tính của hình dung từ. Với chức năng này, ppp được biến hoá như hình dung từ và tương ưng với danh từ được đề cập đến về mặt số, tính và và sự kiện. PPP được biến hoá như hình dung từ có đuôi –a.
- आनीतो गजोऽत्र तिष्ठति। ānīto gajo'tra tiṣṭhati
- “Con voi được mang đến đứng đây”
- त्यक्ता भार्या शोचति। tyaktā bhāryā śocati
- “Bà vợ bị bỏ đau buồn”
- लिखितं पुस्तकं पठामि। likhitaṃ pustakaṃ paṭhāmi
- “Tôi đọc quyển sách đã được viết”
2. Tuy nhiên, ppp phần lớn xuất hiện với chức năng vị ngữ của một câu và khi ấy, ppp có thể là vị ngữ của câu chính, của một câu có tính chất định ngữ (attributive) hoặc là một câu phụ mang tính chất trạng từ. Một mặt ppp xuất hiện thay thế một động từ hữu hạn định (được chia) ở thời quá khứ trong câu chính. Cách dùng này rất phổ biến trong Phạn ngữ bởi vì ppp dễ lập hơn một động từ hữu hạn định với những nhân xưng tiếp vĩ âm khác nhau. Mặt khác, ppp lại xuất hiện như một vị ngữ của một câu định ngữ, nghĩa là một câu quan hệ có tính chất phân từ, hoặc như vị ngữ của một câu phụ mang tính chất trạng từ với cả hai cách diễn giảng: nguyên nhân (causal, “bởi vì…”) hoặc thời gian (temporal, “sau khi…”). Cũng có lúc ppp xuất hiện với chức năng thật danh từ (substantive), là chủ thể (subject) hoặc đối tượng (object).
3. Về mặt ngữ nghĩa người ta phải phân biệt giữa động từ cập vật và bất cập vật.
Phân từ quá khứ của động từ cập vật[sửa]
1. Nếu xuất phát từ gốc động từ cập vật thì ppp mang nghĩa thụ động và quá khứ. Cần được nhắc lại là Hoa văn Phạn ngữ không phân biệt giữa imperfect và perfect cho nên, khi dịch ta có thể dùng quá khứ một cách chung chung (ở Đức và Anh văn có thể dịch thành imperfect và perfect tuỳ ngữ cảnh đòi hỏi).
2. Vì mang nghĩa thụ động nên trong một câu chính với ppp là vị ngữ, chỗ của người hành động phải được chiếm giữ bởi một danh từ ở instrumental, trong khi chỗ của vật được đề cập lại được giữ bởi một danh từ (hoặc đại danh từ) ở chủ cách. Danh từ ở chủ cách này là chủ thể của câu và tương đồng với ppp về số, giới tính và sự kiện. Như vậy thì cấu trúc này tương ưng với một câu thụ động với động từ cập vật (→ 18.2). Như vậy thì ta có thể xem câu có ppp của một động từ cập vật là một dị dạng của câu có động từ dạng thụ động.
-
Người thực hiện ở instr. + vật được đề cập ở nom. (chủ thể) + ppp
- रामेण पुस्तकं लिखितम्। rāmeṇa pustakaṃ likhitam
- “Một quyển sách đã được viết bởi Rāma” = “Rāma đã viết một quyển sách”
- सीता रामेण न त्यक्ता। sītā rāmeṇa na tyaktā
- “Sītā đã không bị bỏ bởi Rāma” = “Rāma đã không rời bỏ Sītā”
- बालो रामेण दृष्टः। bālo rāmeṇa dṛṣṭaḥ
- “Cậu bé đã được thấy bởi Rāma” = “Rāma đã thấy cậu bé”
Như đã đề cập trong bài 18, không có sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa giữa cấu trúc câu thụ động và câu chủ động. Như vậy thì những câu sau đều đồng nghĩa.
- रामः पुस्तकमपठत्। rāmaḥ pustakam apaṭhat (imperfect active)
- “Rāma đã đọc quyển sách”
- रामेण पुस्तकम् अपठ्यत। rāmeṇa pustakam apaṭhyata (imperfect passive)
- “Rāma đã đọc quyển sách” (“Một quyển sách đã được đọc bởi Rāma”)
- रामेण पुस्तकं पठितम्। rāmeṇa pustakaṃ paṭhitam (ppp)
- “Rāma đã đọc quyển sách” (“Một quyển sách đã được đọc bởi Rāma”)
Để trình bày một loạt hành động, Phạn ngữ cho phép hai cách thực hiện với ppp. Một cách là một cấu trúc với absolutive được kết thúc với một ppp. Cách thứ hai là cấu trúc hai câu với ppp riêng có chức năng vị ngữ.
- कविं शस्त्वा नृपेण च दानानि यतानि। kaviṃ śastvā nṛpeṇa ca dānāni yatāni
- “Vua đã ca ngợi thi sĩ và đã trao quà tặng”
Hoặc là:
- नृपेण कविः शस्तो दानानि यतानि। nṛpeṇa kaviḥ śasto dānāni yatāni
- “Vua đã ca ngợi thi sĩ và đã trao quà tặng” (“Thi sĩ được ca ngợi và quà được trao bởi vị vua”)
3. PPP cũng xuất hiện như vị ngữ của một câu phụ mang tính chất trạng từ. Mối tương quan giữa câu chính và câu quan hệ có thể mang hai tính chất: nguyên nhân (causal, “bởi vì…”) hoặc thời gian (temporal, “sau khi…”).
- मुनयोऽसुरेण पीडिताः प्रजापतिमगच्छन्। munayo'sureṇa pīḍitāḥ prajāpatim¬agacchan
- “Vì/sau khi bị bọn a-tu-la hành hạ, các vị mâu-ni đã đi đến Brahma (Prajāpati)”
4. Nếu ppp xuất hiện dưới dạng định ngữ, ví như vị ngữ của một câu định ngữ thì chỗ của người hành động cũng được thay bởi một danh từ dạng instrumental. Tuy nhiên, chỗ của vật được đề cập đến trong câu quan hệ lại xuất hiện trong câu chính dưới dạng danh từ được đề cập đến và sự kiện của nó được xác định bởi vị ngữ (động từ) của câu chính.
- रामेण लिखितं लेखं पठामि। rāmeṇa likhitaṃ lekhaṃ paṭhāmi
- “Tôi đọc lá thư được viết bởi Rāma” = “Tôi đọc lá thư mà Rāma đã viết”
- क्षत्रियेण त्यक्ता भार्या शोचति। kṣatriyeṇa tyaktā bhāryā śocati
- “Người đàn bà bị người lính xa lìa đau khổ” = “Người đàn bà, người mà bị xa lìa bởi người lính, đau khổ”
- रामेण दृष्टस्य बालस्य नामधेयं गोपालः। rāmeṇa dṛṣṭasya bālasya nāmadheyaṃ gopālaḥ
- “Tên của cậu bé được thấy bởi Rāma là Gopāla” = “Tên của cậu bé, người được thấy bởi thấy bởi Rāma, là Gopāla”
5. Ví dụ cho ppp có chức năng của một thật danh từ (ở đây là đối tượng)
- मम मित्रेण लब्धं वयं नालभामहि। mama mitreṇa labdhaṃ vayaṃ nālabhāmahi
- “Chúng tôi đã không nhận được cái đã được nhận bởi cậu bạn của chúng tôi”
Phân từ quá khứ của động từ bất cập vật và động từ chỉ sự chuyển động I[sửa]
1. Nếu ppp được lập từ gốc động từ bất cập vật hoặc động từ chỉ sự chuyển động thì với chức năng vị ngữ trong câu chính hoặc câu phụ, nghĩa của nó không phải là thụ động nữa mà là chủ động. Chỗ của người hành động trong câu được giữ bởi một danh từ dạng chủ cách và chủ từ này tương đồng với ppp về mặt số, giới tính và sự kiện (cách).
-
Người thực hiện ở nom. (= chủ thể) + (chỗ loc./hướng acc.) + ppp
Trong trường hợp này, ppp của một vài động từ — ngoài nghĩa quá khứ ra — cũng mang nghĩ hiện tại. Trong khi ta có thể thấy nghĩa quá khứ ở một vài động từ chỉ sự chuyển động (ví dụ: đi) nơi những động từ chỉ trạng thái, ta thường thấy nghĩa hiện tại.
- सीता नगरं गता। sītā nagaraṃ gatā
- “Sītā đã đi đến thành phố”
- पत्त्राणि वृक्षात्पतितानि। pattrāṇi vṛkṣātpatitāni
- “Những chiếc lá đã từ trên cây rơi xuống”
- रामः क्षेत्रे स्थितः। rāmaḥ kṣetre sthitaḥ
- “Rāma đứng trên sân” (hiện tại)
- शिक्षकः कुपितः। śikṣakaḥ kupitaḥ
- “Thầy giáo nổi giận” (hiện tại)
2. Nếu ppp của động từ bất cập vật xuất hiện dưới dạng định ngữ, ví như vị ngữ của một câu định ngữ thì nó cũng mang nghĩa chủ động và hiện tại hoặc thụ động và quá khứ.
- क्षेत्रे स्थितो रामः सीतां ह्वयति। kṣetre sthito rāmaḥ sītāṃ hvayati
- “Rāma, người đứng ngoài sân gọi Sītā.”
- वृक्षात् पतितानि पत्त्राणि दहामि। vṛkṣāt patitāni pattrāṇi dahāmi
- “Tôi đốt những chiếc lá đã rơi từ trên cây xuống.”
3. Cuối cùng, ppp cũng xuất hiện với chức năng thật danh từ (substantive)
- क्षेत्रं गता लाङ्गलैः कृषन्ति। kṣetraṃ gatā lāṅgalaiḥ kṛṣanti
- “Những người đã ra đồng ruộng cày bừa với những cái bừa”
Phân từ quá khứ của động từ bất cập vật và động từ chỉ sự chuyển động II[sửa]
PPP của động từ bất cập vật và động từ chỉ sự chuyển động cũng xuất hiện dưới dạng vị ngữ trong một cấu trúc câu thứ hai. Người hành động đứng ở instrumental và ppp lúc nào cũng ở dạng trung tính. Câu này tương đương với cấu trúc của một câu thụ động (→ 18.3) mà trong đó, chính hành động được nhấn mạnh và ppp không có chủ từ riêng mà nó có thể tương đồng về số, giới tính và sự kiện. Chính vì vậy mà ppp đứng ở dạng trung tính số ít.
-
Người thực hiện ở instr. + (chỗ loc./hướng acc.) + ppp
Tuy nhiên, cấu trúc này không thường gặp bằng cấu trúc có ppp và chủ từ cùng nằm ở nominative. Một vài động từ bất cập vật như हस् has “cười”, वस् vas “cư ngụ”, जीव् jīv “sống” dưới dạng ppp chỉ xuất hiện với cấu trúc này.
- रामेण सीतया सह वने जीवितम्। rāmeṇa sītayā saha vane jīvitam
- “Rāma đã sống với Sītā trong rừng”
Một số ppp của động từ chỉ sự chuyển động như गम् gam “đi” và प्रविश् praviś “bước vào” — đòi hỏi một danh từ ở dạng acc. — xuất hiện dưới với cả hai cấu trúc:
- रामेण नृपस्य प्रासादः प्रविष्टः। rāmeṇa nṛpasya prāsādaḥ praviṣṭaḥ
- “Rāma đã bước vào cung điện của vua”
- रामो नृपस्य प्रासादं गतः। rāmo nṛpasya prāsādaṃ gataḥ
- “Rāma đã đi tới cung điện của vua”
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.