Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 06
Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân |
||||||||
|
Ngữ
pháp:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
|||||||
|
Bài
tập:
01
-
02
-
03
-
04
-
05
-
06
-
07
-
08
-
09
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19 |
Mục lục
- 1 Thân hiện tại của các động từ nhóm 10
- 2 Động từ dạng sai khiến (causative)
- 3 Danh từ nam/trung tính có âm kết thúc –a— (ablative & genitive)
- 4 Chức năng của ablative
- 5 Chức năng của genitive
- 6 Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronouns, masc. & neut.) — (ablative & genitive)
- 7 Sandhi của âm cuối là –t
- 8 Luật sandhi đặc biệt dành cho âm cuối là –ar
Thân hiện tại của các động từ nhóm 10[sửa]
Thân hiện tại của các động từ nhóm 10 được lập bằng cách gắn tiếp vĩ âm –aya vào gốc. Các động từ có gốc nhấn mạnh một mẫu âm khác –a– bên trong, đứng trước một phụ âm, được chuyển sang phân độ guṇa:
- ghuṣ, ghoṣ-aya-ti loan báo, loan tin
Các động từ có âm cuối là mẫu âm hoặc nhấn mạnh mẫu âm –a– bên trong, đứng trước một phụ âm đơn, được chuyển sang phân độ vṛddhi:
- taḍ, tāḍ-aya-ti đánh, đập
Những gốc khác không thay đổi
- cint, cint-aya-ti suy nghĩ
- pūj, pūj-aya-ti tôn kính
Động từ dạng sai khiến (causative)[sửa]
Nhìn chung thì mỗi động từ — ngoài cách chia theo nhóm cố định sẵn có — đều có thể được chia theo nhóm 10. Và thân động từ nhóm này mang ý nghĩa sai khiến (causative, sử dịch động từ 使役動詞). Động từ sai khiến nói rõ rằng, chủ thể của dạng động từ sai khiến là người khiến hành động — miêu tả qua gốc động từ — được thi hành. Ví dụ:
- pat (1) pat-a-ti té
- pat (10, causative) pāt-aya-ti khiến cho té, làm đổ/rớt
Tuy nhiên, nhiều dạng causative trong Phạn ngữ đã được chuyển thành những động từ độc lập, được liệt kê trong các từ điển
- paṭh (1) paṭh-a-ti đọc, học
- paṭh (10, causative) pāṭh-aya-ti khiến cho học = dạy
- dṛś (1) paś-ya-ti thấy, nhìn
- dṛś (10, causative) darś-aya-ti khiến cho thấy = chỉ cho biết
Bài 38 sẽ xử lí tường tận các dạng causative.
Danh từ nam/trung tính có âm kết thúc –a— (ablative & genitive)[sửa]
Trong hai sự kiện ablative (nguyên uỷ) và genitive (thuộc cách) thì bāla, “thằng bé, đứa trẻ” và phala “quả” được biến hoá như sau:
Masculine
-
Singular Dual Plural Nominative बालः bāla-ḥ बालौ bālau बालाः bālāḥ Accusative बालम् bālam बालौ bālau बालान् bālān Instrumental बालेन bālena बालाभ्याम् bālābhyām बालैः bālaiḥ Dative बालाय bālāya बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ Ablative बालात् bālāt बालाभ्याम् bālābhyām बालेभ्यः bāle-bhyaḥ Genitive बालस्य bāla-sya बालयोः bāla-y-oḥ बालानाम् bālā-n-ām Locative बाले bāle बालयोः bāla-y-oḥ बालेषु bāle-ṣu Vocative बाल bāla बालौ bālau बालाः bālāḥ
Neuter
-
Singular Dual Plural Nominative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni Accusative फलम् phala-m फले phale फलानि phalāni Instrumental फलेन phalena फलाभ्याम् phalābhyām फलैः phalaiḥ Dative फलाय phalāya फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ Ablative फलात् phalāt फलाभ्याम् phalābhyām फलेभ्यः phale-bhyaḥ Genitive फलस्य phala-sya फलयोः phala-y-oḥ फलानाम् phalā-n-ām Locative फले phale फलयोः phala-y-oḥ फलेषु phale-ṣu Vocative फल phala फले phale फलानि phalāni
Chức năng của ablative[sửa]
1. Ablative chỉ khởi điểm của một sự chuyển động hoặc truyền trao (“từ đâu”)
- vṛkṣāt pattraṃ patati (vṛkṣāt pattram patati) “Từ trên cây một lá cây rơi xuống”
- rāmo gṛhādāgacchati (rāmaḥ gṛhāt āgacchati) “Rāma đến từ nhà”
- rāmāt putraḥ phalaṃ labhate (rāmāt putraḥ phalam labhate) “Đứa con trai nhận một quả từ Rāma”
2. Ở những danh từ trừu tượng, ablative cũng chỉ lí do hoặc nguyên nhân của một hành động (“vì sao”).
- krodhāt putraṃ tāḍayati (krodhāt putram tāḍayati) “Vì giận dữ ông ta đánh con trai”
3. Với những động từ chỉ lo sợ, bảo vệ hoặc buông xả thì ablative cũng chỉ đối tượng mà người ta sợ, người ta bảo vệ trước nó hoặc đối tượng được buông xả như “Ông ta sợ bọn trộm cắp”. Ví dụ:
- devo narān duḥkhāt tārayati (devaḥ narān duḥkhāt tārayati) “Thiên thần/trời bảo vệ người ta trước sự khổ cực”
4. Một loạt hậu trí từ (postposition) như bahiḥ “bên ngoài” và ṛte “ngoài” cai quản dạng ablative của danh từ đi trước. Ví dụ:
- grāmād bahir bālāḥ krīḍanti (grāmāt bahiḥ bālāḥ krīḍanti) “Các cậu bé chơi bên ngoài xóm”
5. Tiền trí từ (preposition) ā “đến/tới” cũng cai quản sự kiện ablative của danh từ đi sau. Ví dụ:
- rāma ā samudrād gacchati (rāmaḥ ā samudrāt gacchati) “Rāma đi tới biển”
Chức năng của genitive[sửa]
1. Một danh từ dạng genitive (thuộc cách) hầu như không bao giờ tương quan với động từ, mà chỉ bổ sung cho một danh từ khác. Với tư cách định ngữ (attributive), một danh từ dạng thuộc cách lúc nào cũng đứng trước danh từ mà nó quan hệ trực tiếp.
- rāmasya putraḥ paṭhati “Con trai của Rāma đọc”
- vṛkṣasya pattrāṇi patanti “Những chiếc lá của cây rơi”
2. Trong một vài cách lập câu văn nhất định với động từ as “thì, mà, là, ở”, thì genitive + as thay thế động từ “có” (to have). (Xem thêm dưới 8.3)
3. Một loạt postpositions như samīpam/samīpe “ở gần…” cai quản dạng genitive của danh từ đi trước.
- gṛhasya samīpe bālāḥ krīḍanti “Các cậu bé chơi ở gần nhà”
Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronouns, masc. & neut.) — (ablative & genitive)[sửa]
Nghi vấn đại danh từ kim, “ai, cái gì/cái nào” được chia theo masc. và neut. ở ablative và genitive tương tự nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba tat.
Masculine
-
Singular Dual Plural Nominative कः ka-ḥ कौ kau के ke Accusative कम् ka-m कौ kau कान् kān Instrumental केन kena काभ्याम् kā-bhyām कैः kaiḥ Dative कस्मै ka-smai काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ Ablative कस्मात् ka-smāt काभ्याम् kā-bhyām केभ्यः ke-bhyaḥ Genitive कस्य ka-sya कयोः ka-y-oḥ केषाम् ke-ṣām Locative कस्मिन् ka-smin कयोः ka-y-oḥ केषु ke-ṣu
Neuter
-
Singular Dual Plural Nominative किम् kim के ke कानि kāni Accusative किम् kim के ke कानि kāni Instrumental Như Masc. Dative Ablative Genitive Locative
Sandhi của âm cuối là –t[sửa]
Luật 14: Nếu một chữ được kết thúc bằng –t và chữ kế đến bắt đầu bằng một mẫu âm hoặc một phụ âm có phát âm — ngoài j/jh, ḍ/ḍh, l hoặc một âm mũi (ṅ ñ ṇ n m) — như vậy là g/gh, d/dh, b/bh, y, r, v, thì –t biến thành –d và được viết liền với chữ sau.
- –t + mẫu âm– → –d-mẫu âm-
- –t + g/gh– → –d-g/gh-
- –t + d/dh– → –d-d/dh-
- –t + b/bh– → –d-b/bh-
- –t + y/r/v– → –d-y/r/v-
- gṛhāt + āgacchati → gṛhādāgacchati “Anh ta đi ra khỏi nhà”
- nagarāt + grāmam → nagarādgrāmam “Từ phố về làng”
- gṛhāt + dhāvati → gṛhāddhāvati “Anh ta chạy ra khỏi nhà”
- vṛkṣāt + bālaḥ patati → vṛkṣādbālaḥ patati “Cậu bé rơi từ cây xuống”
- pāpāt + rakṣati → pāpādrakṣati “Ông ấy bảo vệ trước cái bất thiện”
Luật 15: Nếu một chữ được kết thúc bằng –t và chữ kế đến bắt đầu bằng h–, thì –t cũng biến thành –d và phụ âm bắt đầu h– biến thành dh–, và hai chữ được viết liền nhau.
- –t + h– → –d-dh–
- sukhāt + hasati → sukhāddhasati “Vì vui nên anh ấy cười”
Luật 16: Nếu một chữ được kết thúc bằng –t và chữ kế đến bắt đầu bằng c/ch, j/jh hoặc ṭ/ṭh, ḍ/ḍh thì –t biến thành những dạng tương ưng.
- –t + c/ch– → –c-c/ch–
- –t + j/jh– → –j-j/jh–
- –t + ṭ/ṭh– → –ṭ-ṭ/ṭh–
- –t + ḍ/ḍh– → –ḍ-ḍ/ḍh–
- rathāt + cakraṃ patati → rathāccakraṃ patati “Bánh xe rơi từ xe”
- nagarāt + janā gacchanti → nagarājjanā gacchanti “Mọi người ra khỏi thành phố”
Rất ít trường hợp chữ bắt đầu với ṭ/ṭh hoặc ḍ/ḍh.
Luật 17: Nếu một chữ được kết thúc bằng –t và chữ kế đến bắt đầu bằng ś–, thì –t biến thành –c và ś– biến thành ch–, và hai chữ được viết liền nhau.
- –t + ś– → –c-ch–
- ācāryāt + śikṣate → ācāryācchikṣate “Anh ấy học từ thầy giáo”
Luật 18: Nếu một chữ được kết thúc bằng –t và chữ kế đến bắt đầu bằng l–, thì –t biến thành –l và hai chữ được viết liền nhau.
- –t + l– → –l-l–
- dānaṃ nṛpāt + labhate → dānaṃ nṛpāllabhate “Ông ta nhận một món quà từ ông vua”
Luật 19: Nếu một chữ được kết thúc bằng –t và chữ kế đến bắt đầu bằng âm mũi, thì –t biến thành –n và hai chữ được viết liền nhau.
- –t + âm mũi– → –n-âm mũi–
- aśvaṃ kṣetrāt + nayati → aśvaṃ kṣetrānnayati “Ông ta dẫn ngựa ra khỏi sân”
Luật sandhi đặc biệt dành cho âm cuối là –ar[sửa]
Một vài phó từ (trạng từ) như punar “lại nữa” và prātar “mỗi sáng” xưa vốn có âm cuối là –r, và theo một luật nhất định –r này biến thành một visarga –ḥ sau mẫu âm: punaḥ, prātaḥ. Nếu theo luật này âm cuối là một visarga –ḥ thì luật sandhi 1-3 không có giá trị. Thay vào đó, vần –aḥ của các chữ này lúc nào cũng trở về dạng –ar trước một chữ bắt đầu bằng một mẫu âm và các phụ âm có phát âm (ngoài r–). Ví dụ:
- punaḥ āgacchati → punar āgacchati “Anh ấy lại đến”
Hoặc nói cách khác: Trước một chữ bắt đầu bằng một mẫu âm và các phụ âm có phát âm (ngoài r–) thì không có sự biến hoá –r thành –ḥ, như vậy thì –r vẫn giữ dạng. Trước một chữ bắt đầu bằng r– thì –aḥ — vốn có gốc từ –ar — biến thành –ā. Ví dụ:
- prātaḥ rāmaḥ paṭhati → prātā rāmaḥ paṭhati “Mỗi sáng Rāma đọc/học”
Trước những phụ âm không phát âm thì luật sandhi 5 được áp dụng.
Liên kết đến đây
- Giáo trình Phạn văn I
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 01
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 02
- Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I—Bài tập—Bài thứ 03
- Giáo trình Phạn văn I/Từ vị
- Giáo trình Phạn văn I/Liên tự
- Giáo trình Phạn văn I/Số từ
- Xem thêm liên kết đến trang này.