Giáo trình Phạn văn I—Ngữ pháp—Bài thứ 14

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Giáo trình Phạn văn I - Liên tự - Phái sinh từ - Thân phụ âm bất quy tắc - Số từ - Từ vị - Bảng tra thời thái và hình thức của động từ theo tiếp vĩ âm - Bảng tra gốc động từ theo thân

 

Ngữ pháp: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

 

Bài tập: 01 - 02 - 03 - 04 - 05 - 06 - 07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19
20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36 - 37 - 38 - 39 - 40

Optative (kì nguyện) parasmaipada và ātmanepada[sửa]

Thể optative là chủng loại thứ tư và cũng là cuối cùng với cách chia — tương tự như hiện tại, đệ nhất quá khứ và mệnh lệnh — được hình thành từ thân động từ hiện tại.

Khác với hiện tại, đệ nhất quá khứ và mệnh lệnh, optative có một đuôi đặc thù được đưa vào giữa thân động từ hiện tại và các nhân xưng tiếp vĩ âm. Optative được hình thành bằng cách tiếp vĩ âm kì nguyện (optative suffix) –ई– –ī– được gắn vào thân động từ thematic với âm cuối thematic của thân là –अ –a hoà hợp với –ई– –ī– thành –ए– –e–. Sau đó các đuôi của đệ nhất quá khứ (imperfect) được gắn vào.

Như vậy thì các nhân xưng tiếp vĩ âm của imperfect không phải là cái gì đó đặc thù của imperfect. Chúng cũng xuất hiện ở những thời thái khác. Sự kiện này cũng tương tự trường hợp nhân xưng tiếp vĩ âm của thời hiện tại — chúng không chỉ xuất hiện khi ta chia động từ ở thời hiện tại. Thế nên, Phạn ngữ phân biệt hai loại nhân xưng tiếp vĩ âm, được gọi là chủ và thứ yếu nhân xưng tiếp vĩ âm. Chủ yếu nhân xưng tiếp vĩ âm xuất hiện ở thời hiện tại, vị lai trong khi thứ yếu nhân xưng tiếp vĩ âm xuất hiện ở imperfect, optative, conditional aorist. Các thời thái và hình thức khác như imperative perfect phần lớn có nhân xưng tiếp vĩ âm khác nhau.

Một ngoại hạng ở những tiếp vĩ âm trong cách chia parasmaipada là ngôi thứ nhất số ít và ngôi thứ ba số nhiều. 1. pers. sing. có âm cuối là –अम् –am và 3. pers. plur. có âm cuối là –उः –uḥ. Vì khởi âm của hai đuôi này là mẫu âm (a, u) nên –य् –y được bổ sung. Như vậy thì bảng chia theo optative parasmaipada như sau:

Singular Dual Plural
1. Pers. गच्छेतम् gacch-ey-am गच्छेव gacch-e-va गच्छेम gacch-e-ma
2. Pers. गच्छेः gacch-e-ḥ गच्छेतम् gacch-e-tam गच्छेत gacch-e-ta
3. Pers. गच्छेत् gacch-e-t गच्छेताम् gacch-e-tām गच्छेयुः gacch-ey-uḥ

Có bốn nhân xưng tiếp vĩ âm khác với imperfect trong cách chia optative ātmanepada: 1. pers. sing., 2. và 3. pers. dual và 3. pers. plural. Sau đây là bảng chia optative ātmanepada.

Singular Dual Plural
1. Pers. लभेय labh-ey-a लभेवहि labh-e-vahi लभेमहि labh-e-mahi
2. Pers. लभेथाः labh-e-thāḥ लभेयाथाम् labh-ey-āthām लभेध्वम् labh-e-dhvam
3. Pers. लभेत labh-e-ta लभेयाताम् labh-ey-ātām लभेरन् labh-e-ran

Về ngữ nghĩa thì optative có những chức năng sau.

1. Optative biểu thị một ý nguyện, một ý chí hoặc một lời khuyên của người nói, mong muốn chủ thể của câu nói thi hành công việc hoặc một sự kiện xảy ra.

मोक्षं लभेय। mokṣaṃ labheya
“Cầu cho tôi đạt được giải thoát”
सेवकः काष्ठमानयेत्। sevakaḥ kāṣṭhamānayet
“Người hầu nên mang củi đến”
मम पुत्रः संकृतं शिक्षेत। mama putraḥ saṃkṛtaṃ śikṣeta
“Con trai tôi nên học Phạn văn”

Nếu chủ thể của câu đứng ở ngôi thứ hai hoặc ba (như hai ví dụ cuối bên trên) thì nguyện vọng của người nói thường cũng là một mệnh lệnh hoặc một yêu cầu. Thế nên, ta thấy trong những trường hợp này có sự lẫn lộn giữa imperative optative.

2. Optative chỉ trách nhiệm của chủ thể, phải thực hiện sự việc được nêu ra trong câu nói.

क्षत्रिया युद्धे युध्येरन्। kṣatriyā yuddhe yudhyeran

“Chiến sĩ nên chiến đấu trong cuộc chiến”

3. Optative chỉ khả năng hoặc sự phán đoán của người nói về một sự kiện có thể xảy ra.

अद्य वृष्टिः वर्षेत्। adya vṛṣṭiḥ varṣet
“Hôm nay có thể có mưa”
तत्र बहूनि धनानि भवेयुः। tatra bahūni dhanāni bhaveyuḥ
“Nơi kia có thể có nhiều của cải”

4. Optative chỉ một điều kiện cách không thể có được. Trong trường hợp này, cả hai thành phần động từ của câu đều đứng ở dạng optative.

यदि रामो गृहं गच्छेत् सीता न शोचेत्। yadi rāmo gṛhaṃ gacchet sītā na śocet
“Nếu Rāma đã về thì Sītā đã không buồn”.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.